Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 2025.

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay (Trang 37 - 45)

II. Giai đoạn từ sau 199 6-

5. Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII (202 1 2025)

5.2. Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước giai đoạn 2021 2025.

đoạn 2021- 2025.

a. Những điểm mới trong quan điểm của Đảng về phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trên cơ sở tổng kết công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay và bám sát bối cảnh, yêu cầu, nhiệm vụ mới, Đại hội XIII của Đảng nêu rõ chủ trương: “Tiếp tục đẩy mạnh CNH, HĐH trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. “Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào các chuỗi giá trị toàn cầu”.

Theo đó, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm tới phải phù hợp với điều kiện và bối cảnh trong nước và quốc tế, nhất là tận dụng tiến bộ khoa học - công nghệ nói chung, thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nói riêng. Đẩy mạnh nghiên cứu chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại; phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu, có uy tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực của đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh, phát triển kinh tế số.

Như vậy, Đảng ta tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đồng thời, thể hiện rõ, công nghiệp hóa, hiện đại hóa phải dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, tận dụng tốt cơ hội của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 để có sự bứt phá, vượt lên trong một số ngành và lĩnh vực. Xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh chú trọng cả những ngành công nghiệp nền tảng và những ngành mới, công nghệ cao quyết định sự bứt phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả của nền kinh tế…

b. Mục tiêu Đảng đề ra với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2025

Đại hội XIII đã nêu mục tiêu tổng quát trong chủ đề Đại hội là: “Phấn đấu đến giữa thế kỷ XXI nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa” và mục tiêu cụ thể là:

- Đến năm 2025: Là nước đang phát triển, có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp (Dự thảo: Thu nhập trung bình cao).

- Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao (Dự thảo: Thuộc nhóm trên của các nước có thu nhập trung bình cao).

34

- Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước: Trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Việc xác định mục tiêu như trên theo cách tiếp cận mới: Trình độ phát triển, trình độ công nghiệp và thu nhập phù hợp với cách tiếp cận của thế giới. Theo tính toán của Ngân hàng thế giới (WB), thu nhập bình quân thấp là dưới mức 4.045 USD/người/năm; thu nhập trung bình là từ 4.045 đến 12.535 USD/người/năm; thu nhập cao là trên 12.535 USD/người/năm (số liệu ngày 01/7/2020). Dự kiến, đến năm 2025, GDP bình quân đầu người khoảng 4.700 - 5.000 USD. Như vậy, đến năm 2025, nước ta vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Dự kiến đến năm 2030, GDP bình quân đầu người khoảng 7.500 USD. Như vậy, đến năm 2030, nước ta có thu nhập trung bình cao và đến năm 2045 có thu nhập cao là khả thi.

c. Xác định phương hướng nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa giai đoạn 2021 - 2025

- Thứ nhất, xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh trên nền tảng số. Nền công nghiệp quốc gia vững mạnh là yếu tố nền tảng quyết định sức cạnh tranh, năng suất lao động và quy mô của nền kinh tế. Để xây dựng nền công nghiệp quốc gia vững mạnh, Đại hội XIII yêu cầu: Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng, phát triển, làm chủ công nghệ hiện đại. Phát triển một số sản phẩm chủ lực có thương hiệu mạnh, có uy tín trong khu vực và thế giới. Nâng cao tiềm lực khoa học - công nghệ, chất lượng nguồn nhân lực đất nước, tạo cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi số nền kinh tế quốc gia và phát triển kinh tế số. Cơ cấu lại công nghiệp, nâng cao trình độ công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghệ số, tập trung phát triển công nghiệp nền tảng, nhất là công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tính tự chủ của nền kinh tế, có khả năng tham gia sâu, có hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu. Ưu tiên phát triển những ngành công nghiệp công nghệ cao, thân thiện với môi trường. Dựa trên công nghệ mới, hiện đại để phát triển các ngành công nghiệp vẫn còn có lợi thế (chế biến nông sản, dệt may, da giày…) tạo nhiều việc làm, sản xuất hàng xuất khẩu, đóng góp lớn vào giá trị gia tăng quốc gia. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các khu công nghệ cao, khu kinh tế, khu công nghiệp. Nâng cao trình độ khoa học - công nghệ ngành xây dựng đủ năng lực thiết kế, thi công các công trình xây dựng lớn, phức tạp, hiện đại, có khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế.

- Thứ hai, xây dựng chiến lược, hoàn thiện thể chế phát triển đô thị và kinh tế đô thị làm động lực phát triển từng vùng, địa phương. Đô thị hóa và kinh tế đô thị luôn là chiến lược trọng tâm của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mục

tiêu là hướng tới hình thành các trung tâm đô thị nhằm tạo nền tảng hạ tầng và các nguồn lực, nhất là nguồn lực về khoa học - công nghệ cho sự phát triển và chuyển đổi số. Đô thị luôn là trung tâm, kinh tế đô thị có sức thu hút, lan tỏa, là điều kiện rất thuận lợi để tiếp thu, ứng dụng, nghiên cứu, sáng tạo khoa học - công nghệ. Do vậy, phát triển đô thị, kinh tế đô thị là mắt xích quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, cần nâng cao khả năng quản lý, kiểm soát quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị vệ tinh, hạn chế xu hướng tập trung quá mức vào các đô thị lớn; xây dựng đô thị hiện đại, văn minh, đô thị thông minh, đa dạng về loại hình, có bản sắc đặc trưng về kiến trúc, văn hóa ở từng địa phương.

- Thứ ba, thực hiện cơ cấu lại nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh. Nông nghiệp, nông thôn luôn là mục tiêu quan trọng của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tư duy phát triển nông nghiệp đòi hỏi phải trên nền tảng đổi mới sáng tạo. Các yếu tố đầu vào, đầu ra và quy trình, công nghệ sản xuất nông nghiệp cần được tối ưu hóa, hiện đại hóa dựa trên thành tựu Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Theo đó, Đại hội XIII định hướng phải chủ động phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái dựa trên tiến bộ khoa học - công nghệ. Phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương, đổi mới tổ chức, phát triển kinh tế hợp tác, thu hút doanh nghiệp đầu tư, cải tiến quản lý nhà nước để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản. Gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến, xây dựng thương hiệu, tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản trong chuỗi giá trị. Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, kết nối nông thôn với đô thị. Tiếp tục đẩy mạnh Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.

- Thứ tư, đẩy mạnh ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, phát triển mạnh khu vực dịch vụ, nhất là dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế số đã đặt ra yêu cầu hiện đại hóa khu vực kinh tế dịch vụ với tốc độ cao hơn. Theo đó, Đại hội XIII xác định rõ định hướng hiện đại hóa kinh tế dịch vụ trên một số vấn đề cơ bản: Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ như du lịch, thương mại, viễn thông, công nghệ thông tin, vận tải, logictics, dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ tư vấn pháp lý… Hiện đại hóa và mở rộng dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học

36

và công nghệ, dịch vụ văn hóa, thể thao, dịch vụ thương mại… Tổ chức cung ứng dịch vụ chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

- Thứ năm, đẩy mạnh phát triển kinh tế biển bền vững dựa trên trụ cột hiện đại hóa khoa học - công nghệ khai thác biển. Thành tựu to lớn của khoa học - công nghệ trong kỷ nguyên Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cho phép nhanh chóng hiện đại hóa để khai thác hiệu quả, bền vững kinh tế biển. Đại hội XIII xác định rõ việc cần thiết phải dựa trên nền tảng tiến bộ khoa học - công nghệ để tổ chức tốt việc xây dựng và quản lý thống nhất quy hoạch không gian biển, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và chuyên ngành về biển đảo. Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả các ngành kinh tế biển. Phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp và các đô thị ven biển. Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực kinh tế biển. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, điều tra tài nguyên, môi trường biển. Xây dựng cơ sở dữ liệu số về biển, đảo, nâng cao năng lực giám sát môi trường biển, dự báo thiên tai, biến đổi khí hậu vùng biển, ven biển.

- Thứ sáu, đẩy mạnh đột phá xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại. Tập trung ưu tiên đầu tư, sớm đưa vào sử dụng các công trình, cụm công trình, dự án hạ tầng trọng điểm về giao thông đường bộ, đường sắt, đường biển, đường không kết nối các vùng, khu vực, các khu trung tâm kinh tế, phát triển hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo, bảo đảm cung cấp đủ, ổn định năng lượng cho nền kinh tế. Phát triển hệ thống thủy lợi, hồ, đê, đập, nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, thích ứng với biển đổi khí hậu. Xây dựng đồng bộ, hiện đại hạ tầng ở các đô thị, nhất là đô thị lớn; tạo bứt phá trong phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, xây dựng, kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia. Chú trọng phát triển hạ tầng số và bảo đảm an ninh mạng, tạo điều kiện cho người dân và các doanh nghiệp thuận lợi, an toàn tiếp cận tài nguyên số bởi đây là hạ tầng giữ vị trí quyết định khả năng, tốc độ chuyển đổi số, đồng thời cũng là nền tảng để thành lập và vận hành các doanh nghiệp số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Như vậy, Đại hội XIII là sự kế thừa, phát triển và có bước đột phá về tư duy lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ. Trọng tâm là tăng tốc, bứt phá, thực hiện đồng thời cả hai quá trình là chuyển đổi nền công nghiệp phụ thuộc, gia công, lắp ráp sang chủ động nghiên cứu, ứng dụng, sáng tạo công nghệ và chuyển đổi nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế số dựa trên nền tảng tri thức, đổi mới, sáng tạo. Trong quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, khoa học - công

nghệ và đổi mới sáng tạo luôn giữ vai trò trung tâm. Chính nguồn tài nguyên trí tuệ này là nền tảng cốt lõi, đồng thời là phương tiện hữu hiệu để hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

III. Kết luận

Sau hơn 35 năm đổi mới cho thấy, việc thực hiện công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước được Đảng ta đặc biệt quan tâm nhận thức và có hướng đổi mới đúng đắn, phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta luôn nhất quán xác định khoa học – công nghệ là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững. Đây là một quá trình kinh tế, kỹ thuật – công nghệ và kinh tế - xã hội toàn diện, sâu rộng chuyển đổi nền sản xuất và xã hội Việt Nam từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh. Trong hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng ta luôn tìm tòi, thử nghiệm, áp dụng những mô hình, chiến lược công nghiệp hóa phù hợp với thực tiễn đất nước. Quá trình thay đổi quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước đã có những bước tiến vượt bậc.

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 diễn ra trong bối cảnh đổi mới toàn cầu hóa, khoa học – công nghệ thế giới phát triển mạnh mẽ, tuy vậy nước ta vẫn bị các thế lực thù địch bao vây, khủng hoảng kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân khó khăn. Chính vì vậy Đảng ta đã có những đổi mới trong nhận thức, và lý luận để tổ chức thực tiễn cho quá trình công nghiệp hóa. Nội dung đổi mới có những thay đổi so với trước đó trong việc chuyển hướng chiến lược công nghiệp hóa, trong đó nội dung chính của công nghiệp hóa được cụ thể bằng việc thực hiện: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Giai đoạn này, nước ta đã tập trung đầu tư, giải quyết các vấn đề cấp thiết như lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và chủ trương gắn CNH với HĐH, phát triển kinh tế dịch vụ và kinh tế vùng. Đại hội VI có thể coi là điểm khởi đầu hết sức quan trọng cho quá trình đổi mới quan điểm về CNH và HĐH ở nước ta.

Đến đại hội Đảng lần thứ VII năm 1991, chủ trương được đặt ra là phát triển công nghiệp, công nghệ theo hướng CNH, HĐH đất nước với mục tiêu tạo thêm công ăn việc làm, tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. CNH và HĐH được coi là con đường thoát khỏi tụt hậu xa so với các nước xung quanh, giữ được ổn định chính trị, bảo vệ độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Đó là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện hiện đại, dựa trên sự phát triển và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất

38

lao động cao. Đại hội VII đánh dấu bước phát triển vượt bậc trong nhận thức của Đảng về CNH và HĐH trong thời kỳ phát triển mới của đất nước.

Hội nghị Trung ương 7 khóa VII năm 1994 tập trung thảo luận và thông qua về phát triển theo hướng CNH, HĐH và xây dựng giai cấp công nhân trong giai đoạn mới, nhằm thực hiện nhiệm vụ đẩy một bước tới sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đại hội VIII của Đảng năm 1996 nhìn lại đất nước sau 10 năm đổi mới cho thấy nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng, nhiệm vụ đặt ra là phải chuẩn bị đầy đủ tiền đề cho phép chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Có thể thấy,

Một phần của tài liệu Quá trình đổi mới quan điểm của đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở đất nước ta trong thời kỳ từ năm 1986 đến nay (Trang 37 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w