Định hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 65 - 67)

Nội dung cụ thể của việc thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm tiến tới một mô hình mới ở đó nền kinh tế đạt được các nội dung như sau:

Một là, mô hình tăng trưởng có sự kết hợp hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, trong đó lấy tăng trưởng theo chiều sâu là hướng chủ đạo: Tư duy này cần được thể hiện rõ trong chính sách tăng cường đầu tư vào các yếu tố tăng trưởng theo chiều sâu, cụ thể là đầu tư nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư nâng cao trình độ khoa học và công nghệ quốc gia, đầu tư nghiên cứu và triển khai, chuyển giao công nghệ.

Vai trò của khoa học và công nghệ trong tăng trưởng phải được coi là chìa khoá để có thể sớm thay đổi mô hình tăng trưởng với tiêu hao đầu vào (vốn, đất đai, năng lượng,...) ở mức thấp hơn nhưng vẫn giữ được mức tăng trưởng, tiến tới tăng trưởng cao hơn.

62

Hai là, mô hình tăng trưởng mới hướng tới việc nâng cao chất lượng, chú trọng đến năng suất, hiệu quả của tăng trưởng: Cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng dựa vào gia công hiệu quả thấp, bị động và phụ thuộc nhiều vào các nền kinh tế khác sang mô hình tăng trưởng dựa trên chủ động khai thác lợi thế cạnh tranh, chú trọng nâng cao giá trị gia tăng trong sản xuất và trong xuất khẩu, chủ động sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá có dung lượng công nghệ cao trên cơ sở khai thác triệt để lợi thế của đất nước và thực hiện đồng bộ quá trình khai thác và chế biến sản phẩm. Phải đầu tư nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp hỗ trợ để chủ động sản xuất các hàng hoá trung gian, cung cấp đầu vào cho quá trình chế biến, nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, tham gia với vị trí ngày càng có lợi và chủ động trong chuỗi giá trị toàn cầu nói riêng và quá trình phân công quốc tế nói chung.

Sự chú trọng nhiều hơn đến việc nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả tăng trưởng, phải được thể hiện cả trên góc độ ngành, sản phẩm và không gian. Đối với các ngành, quá trình thực hiện tăng trưởng luôn gắn liền với việc theo dõi sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả, cụ thể là hiệu quả sử dụng vốn, lao động, năng lượng và tài sản. Trong phạm vi vùng, quá trình theo đuổi mục tiêu và đánh giá tăng trưởng cần quan tâm đến mật độ tập trung kinh tế. Hướng hoạt động của nền kinh tế vào các ngành, các lĩnh vực, vùng có khả năng tạo nhiều giá trị gia tăng, giảm các chi phí trung gian.

Giảm dần, đi đến xóa bỏ chính sách tăng trưởng nhờ khai thác và xuất khẩu sản phẩm thô (sản phẩm khai thác tài nguyên khoáng sản và sản phẩm của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản), hướng tới sản xuất, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp thế hệ thứ 2 (sản xuất sản phẩm có vốn và lao động ngang nhau như cơ khí chế tạo, sản phẩm tiêu dùng chất lượng cao, chế biến thực phẩm,…) và thế hệ thứ 3 (các sản phẩm cung cấp các yếu tố đầu vào của sản xuất và chế biến). Cần lưu ý rằng quá trình chuyển dịch mô hình này phải có lộ trình, dựa trên các dấu hiệu lợi thế so sánh và sự sẵn có nguồn lực ở trong nước tương quan với các yếu tố nguồn lực của thị trường hàng hóa và dịch vụ quốc tế.

Thứ ba, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội nhằm phát triển con người. Đảm bảo cơ hội và lợi ích của tăng trưởng kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng cho tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là cho những nhóm yếu

63

thế, tức là tăng trưởng nhanh phải đi cùng với giảm nghèo và thu hẹp bất bình đẳng. Đồng thời, mọi người được tiếp cận với các nguồn lực, thị trường để tham gia đóng góp vào tăng trưởng và thụ hưởng hưởng lợi ích từ tăng trưởng trên cơ sở bình đẳng. Sự bình đẳng ở đây bao gồm cả hai khía cạnh là bình đẳng về kết cục và bình đẳng về cơ hội.

Thứ tư, Tăng trưởng “xanh” (green growth) là xu hướng được nhiều nước trên thế

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(72 trang)
w