Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 26 - 33)

1.5.2.1. Năng suất lao động của nền kinh tế.

Ở Việt Nam, theo Hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia, năng suất lao động phản ánh hiệu suất làm việc của lao động, được đo bằng GDP tính bình quân một lao động trong thời kỳ tham chiếu. Chỉ tiêu năng suất lao động thường được phân tổ theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế. Tăng năng suất lao động đóng vai trò quyết định đối với tăng trưởng kinh tế.

Những năm qua, năng suất lao động của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể theo hướng tăng đều đặn qua các năm, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế - xã hội của đất nước. Năng suất lao động của Việt Nam tính bình quân đạt 3,9%/năm cho cả giai đoạn 2006-2015, trong đó giai đoạn 2006-2010 tăng 3,4%/năm; giai đoạn 2011-2015 tăng 4,2%/năm. Năng suất lao động năm 2015 tăng 23,6% so với năm 2010, tuy thấp hơn so với mục tiêu đề ra là tăng 29%-32%, nhưng tốc độ tăng năng suất lao động thời kỳ này cao hơn thời kỳ 2006-2010. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 theo giá hiện hành ước tính đạt 92,1 triệu đồng/lao động, tương đương 4.118 USD/lao động. Tính theo giá so sánh năm 2010, năng suất lao động toàn nền kinh tế năm 2017 tăng 6,05% so với năm 2016, bình quân giai đoạn 2011-2017 tăng 4,72%/năm. Tăng năng suất lao động của năm 2017 cao hơn mục tiêu tăng năng suất lao

23

động bình quân hằng năm đưa ra trong Nghị quyết số 05- NQ/TW Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Giai đoạn 2016-2020: tốc độ tăng năng suất lao động bình quân hàng năm cao hơn 5,5%”8.

Mặc dù đã có nhiều cải thiện, sau 17 năm, từ năm 2000 đến 2017, năng suất lao động của Việt Nam đã tăng gấp ba và khoảng cách với các nước đã được thu hẹp dần nhưng năng suất lao động của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước. So với nước có mức năng suất dẫn đầu Châu Á là Singapore, khoảng cách về năng suất giữa Singapore và Việt Nam đã giảm đáng kể, từ mức cao gấp 21 lần vào năm 1990 thì khoảng cách hiện tại là 12 lần. Từ năm 2000 đến năm 2016, sự thay đổi mức năng suất rõ rệt hơn ở các nước Trung Quốc - tăng 9,5 lần, Myanmar - tăng 6 lần, Việt Nam - tăng 3,2 lần. Các nước Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Philippines có sự gia tăng năng suất lao động nhưng chậm hơn. Các nước phát triển như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan đang có xu hướng giảm dần tốc độ tăng năng suất lao động, là cơ hội cho các nước đang phát triển thu hẹp dần khoảng cách. Tuy nhiên, vị thế về năng suất hầu như không thay đổi giữa các nước Châu Á, ngoại trừ Trung Quốc.

24

Bảng 2. So sánh năng suất lao động của Việt Nam so với một số nước

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2017

Xét về tốc độ tăng năng suất, từ 1990 đến 2015, Trung Quốc là nước có tốc độ tăng năng suất ngoạn mục trong liên tục 3 thập kỷ. Myanmar cũng là nước có tốc độ tăng năng suất khá cao, tốc độ tăng chỉ đứng sau Trung Quốc. Việt Nam, mặc dù tốc độ tăng NSLĐ chỉ giao động từ 3,6 đến 4,7% trong giai đoạn từ 1996 đến nay, nhưng cũng là mức tăng khá ở Châu Á. Tuy nhiên từ 2006, Cambodia đã tăng tốc, vượt qua Việt Nam về tốc độ tăng năng suất.

25

Bảng 3. Tốc độ tăng NSLĐ 1990 - 1995, 1995-2000, 2000-2005 và 2005- 2015 của một số nước châu Á

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2017

Đo năng suất lao động theo giờ công cho thấy hiệu quả sử dụng đầu vào lao động kết hợp với các yếu tố khác trong quá trình sản xuất. So sánh năng suất lao động theo giờ công của Việt Nam với một số nước Châu Á cho thấy khoảng cách còn khá xa, thậm chí khoảng cách khác biệt nhiều hơn so với năng suất lao động tính theo người.

Bảng 4. Năng suất lao động tính theo giờ lao động

(GDP theo giá cố định trên giờ, tính theo PPP 2011)

26

Nguồn: Báo cáo năng suất Việt Nam 2017

Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động của Việt Nam thấp so với các nước trong khu vực là: Thứ nhất, lao động Việt chỉ đảm nhận được các công việc gia công, không tạo ra sản phẩm có thương hiệu để cung ứng cho thị trường. Ngoài ra, Việt Nam vẫn coi nguồn lao động giá rẻ là lợi thế của nền kinh tế khiến rất khó nâng cao năng suất lao động; Thứ hai, các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có đến trên 90% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, công nghệ sản xuất thấp và trung bình chiếm tỷ lệ quá cao. Doanh nghiệp Việt Nam chưa tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp nội địa hầu như chưa kết nối được vào chuỗi giá trị toàn cầu của các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia lớn nên chưa tận dụng được tính lan toả của tri thức, công nghệ và năng suất lao động từ các công ty, tập đoàn xuyên quốc gia vào doanh nghiệp trong nước; những doanh nghiệp tham gia xuất, nhập khẩu có năng suất lao động cao hơn 35% so với doanh nghiệp không có hoạt động này. Ngoài ra, quá trình cổ phần DNNN còn chưa được như mong muốn, việc phân bổ nguồn lực của các DNNN còn hạn chế; Thứ ba, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn

27

chậm, 40% lao động còn làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 60% lao động còn làm việc trong khu vực phi kết cấu. Do vậy, nhiệm vụ đầu tiên để cải thiện và nâng cao năng suất lao động là chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các khu vực khác và chính thức hóa việc làm khu vực phi kết cấu. Trong nội bộ từng khu vực công nghiệp, dịch vụ cũng như nông nghiệp, việc chuyển dịch từ các ngành tạo ra giá trị gia tăng thấp sang các ngành tạo ra giá trị gia tăng cao cũng góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao năng suất lao động;

Thứ tư, chất lượng, cơ cấu và hiệu quả sử dụng lao động còn thấp, trình độ tổ chức, quản lý và hiệu quả sử dụng các nguồn lực còn nhiều bất cập; năng lực quản lý, quản trị doanh nghiệp còn hạn chế; còn một số “điểm nghẽn” về cải cách thể chế và thủ tục hành chính. Đến cuối năm 2017, mới chỉ có 21,5% lao động cả nước đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ, trong đó khu vực nông thôn rất thấp, chỉ khoảng 13%. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo còn bất hợp lý, thiếu hụt nhân lực là kỹ sư thực hành, công nhân kỹ thuật bậc cao. Kết nối cung cầu trên thị trường lao động còn nhiều bất cập. Tình trạng thất nghiệp ở nhóm lao động trẻ hoặc không phù hợp giữa công việc và trình độ đào tạo còn khá phổ biến. Việc khai thác, sử dụng lao động đã làm việc và học tập ở nước ngoài trở về nước còn nhiều hạn chế; Ý thức chấp hành kỷ luật lao động không cao; lao động thiếu các kỹ năng mềm, trình độ ngoại ngữ hạn chế. Đây chính là rào cản lớn cho việc cải thiện năng suất lao động.

1.5.2.2. Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế.

Quy mô của vốn đầu tư thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư/GDP. Hiệu quả đầu tư thể hiện

ở số vốn đầu tư cần thiết để tăng một đơn vị sản lượng được gọi là hiệu suất sử dụng vốn hay hệ số ICOR. Hệ số ICOR cao và tăng chứng tỏ hiệu quả đầu tư thấp và giảm; hệ số này thấp và giảm chứng tỏ hiệu quả đầu tư cao và tăng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2010, cụ thể tăng từ 27,62% trong giai đoạn 1991-1995 lên 39,72% trong giai đoạn 2006- 2010. Đó là kết quả của việc chuyển đổi từ mô hình kế hoạch hoá tập trung bao cấp sang vận hành theo cơ chế thị trường, mở cửa hội nhập, thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước nên đã thu hút được nguồn vốn của các thành phần kinh tế ở trong nước và nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, từ năm 2011, trong bối cảnh tăng

28

trưởng kinh tế suy giảm và quá trình phục hồi diễn ra chậm, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP có xu hướng giảm.

Bảng 5. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR, 1991-2018

ICOR Tăng trưởng I/ GDP

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, Việt Nam đã chứng kiến hệ số ICOR gia tăng mạnh từ 3,33 trong giai đoạn 1991-1995 lên 5,33 trong giai đoạn 1996-2000, sau đó giảm nhẹ xuống 5,03 trong giai đoạn 2001-2005, rồi lại tăng tốc lên mức 6,11 trong giai đoạn 2006-2010 và 6,25 trong giai đoạn 2011-2015. Từ năm 2016, hiệu quả sử dụng vốn đầu tư giảm từ mức 6,42 năm 2016 xuống 6,11 năm 2017; 5,97 năm 2018; năm 2019 ước tính đạt 6,07. Bình quân giai đoạn 2016-2019 hệ số ICOR đạt 6,14, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Xu hướng giảm của hệ số ICOR từ năm 2016-2018 đã phản ánh kết quả tích cực của quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng, theo hướng tái cơ cấu đầu tư công, cải cách khu vực doanh nghiệp Nhà nước (trên cơ sở đẩy nhanh cổ phần hoá, thoái vốn ngoài ngành, tăng cường quản trị doanh nghiệp), tái cơ cấu các ngân hàng thương mại (trên cơ sở sáp nhập các ngân hàng yếu kém, chấn chỉnh các chỉ số an toàn,..) nhưng có thể thấy hệ số ICOR của Việt Nam vẫn còn cao.

Nếu so với các nước trong khu vực trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, thì cả tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR của Việt Nam đều cao hơn đáng kể. Điều này một mặt cho thấy mô hình tăng trưởng của Việt Nam đang chủ yếu dựa vào vốn đầu tư, mặt khác thể hiện hiệu quả đầu tư thấp. Cụ thể, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP của Việt Nam thuộc nhóm cao nhất trong khu vực, còn hệ số ICOR của Việt Nam cao gần gấp rưỡi của Trung Quốc trong giai đoạn 1991- 2003; gấp khoảng 2 lần Nhật Bản giai đoạn 1961-1970, Hàn Quốc và Đài Loan giai đoạn 1961- 1980 và Thái Lan giai đoạn 1981-1995.

29

Bảng 6. So sánh ICOR của Việt Nam với các nước giai đoạn tăng trưởng nhanh Việt Nam Trung Quốc Nhật Bản Hàn Quốc Đài Loan

Nguồn: The Worldbank

Có nhiều nguyên nhân làm cho hệ số ICOR của Việt Nam cao, một trong các nguyên nhân đó là do Việt Nam đang trong giai đoạn tập trung đầu tư cho hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hạ tầng cơ sở ở vùng sâu, vùng xa và đầu tư cho xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài ra, đầu tư của khu vực nhà nước luôn chiếm tỷ lệ cao nhất, nhưng đóng góp vào GDP lại thấp hơn đáng kể so với khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu hệ số ICOR chung của nền kinh tế trong giai đoạn 2005-2012 là 5,8, thì ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới 8,6. Vì vậy, cần tạo điều kiện hơn nữa để khu vực ngoài Nhà nước bỏ vốn đầu tư trực tiếp cho sản xuất kinh doanh, bởi có một lượng không nhỏ đang “đầu tư” vào vàng và ngoại tệ. Bên cạnh đó, điều quan trọng là làm tốt công tác quy hoạch, tránh đầu tư dàn trải, loại bỏ cơ chế “xin-cho”, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm; tránh lãng phí, thất thoát,… Đó là những giải pháp cần thực hiện quyết liệt nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư chung.

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 26 - 33)