Đánh giá về giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 40 - 47)

ước tính, tỷ lệ thiếu việc làm 2015 có xu hướng giảm so với các năm trước và

diễn ra ở cả khu vực thành thị và khu vực nông thôn. Năm 2015 có 1,89% lao động trong độ tuổi lao động thiếu việc làm, giảm 1,68 điểm phần trăm so với năm 2010. Mức giảm tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn rõ nét hơn so với khu vực thành thị. Khác với mức giảm dần của tỷ lệ thiếu việc làm từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong năm 2011 và năm 2012, nhưng tăng trở lại vào năm 2015. Ước tính năm 2015, tỷ lệ thất nghiệp của dân số trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,33%, tăng 0,23 điểm phần trăm so với năm 2014, giảm 0,55 điểm phần trăm so với năm 2010, trong đó tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị năm 2015 là 3,37%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra là đến năm 2015 dưới 4%. Sự khởi sắc của nền kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ là nguyên nhân khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm ở khu

37

vực thành thị và tăng ở khu vực nông thôn. Để khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm, trong những năm vừa qua các cấp, các ngành đã triển khai nhiều chương trình tạo việc làm mới, hằng năm đã bố trí được việc làm cho trên 1,5 triệu lượt người (Năm 2011 là 1,54 triệu lượt người; năm 2012 là 1,52 triệu lượt người; năm 2013 là 1,54 triệu lượt người; năm 2014 là 1,60 triệu lượt người và ước tính năm 2015 là 1,60 triệu lượt người). Tính chung trong 5 năm vừa qua đã tạo việc làm cho 7,8 triệu lượt người, nhưng nếu so với mục tiêu kế hoạch đề ra là trong 5 năm 2011-2015 tạo việc làm cho 8 triệu lượt người thì vẫn chưa đạt được.

Trong 5 năm 2016-2020, nhờ chú trọng thực hiện các giải pháp phát triển thị trường lao động nên tỉ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi của Việt Nam luôn duy trì ở mức thấp (khoảng 2%) và giảm dần. Năm 2016 đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lần lượt là: 2,29%; 2,22%; 2,19%; 2,17%. Riêng năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi của Việt Nam tăng cao với 2,48%, trong đó: khu vực thành thị năm 2020 là 3,89%, cao nhất trong giai đoạn 2016-2020, đạt mục tiêu như Quốc hội đề ra tại Nghị quyết số 85/2019/QH14 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020. Tương tự, tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi giai đoạn 2016- 2020 thấp hơn nhiều so với giai đoạn 5 năm trước 2011-2015. Giai đoạn 2011- 2015, tỷ lệ thiếu việc làm bình quân mỗi năm là 2,62%/năm trong khi giai đoạn 2016-2020 bình quân mỗi năm đạt 1,90%/năm. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi liên tục giảm từ 1,88% năm 2016 xuống còn 1,50% năm 2019. Riêng trong năm 2020, do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 nên tỷ lệ thiếu việc làm tăng cao. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2020 là 2,52%, trong đó tỷ lệ thiếu việc làm khu vực thành thị là 1,69%; tỷ lệ thiếu việc làm khu vực nông thôn là 2,94% (tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi năm 2019 tương ứng là 1,50%; 0,76%; 1,87%).

Hình 10. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng và theo thành thị, nông thôn (%)

38

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Về thu nhập của người lao động thì thu nhập bình quân tháng một lao động làm việc trong các doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD cả nước giai đoạn 2016-2019 đạt 8,5 triệu đồng, tăng 44,6% so với thu nhập bình quân giai đoạn 2011-2015. Theo khu vực kinh tế, bình quân giai đoạn 2016-2019 thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp khu vực dịch vụ đạt cao nhất với 9,7 triệu đồng, tăng 43,2% so với giai đoạn 2011-2015; khu vực công nghiệp và xây dựng đạt 7,9 triệu đồng, tăng 45,4%; doanh nghiệp khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 5,3 triệu đồng, tăng thấp ở mức 8,2%. Theo loại hình doanh nghiệp, bình quân giai đoạn 2016-2019 thu nhập bình quân tháng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước đạt cao nhất với 12,4 triệu đồng, tăng 39,7% so với giai đoạn 2011-2015; doanh nghiệp FDI đạt 9,4 triệu đồng, tăng 42,8%; doanh nghiệp ngoài nhà nhà nước đạt 7,5 triệu đồng, tăng 52,5%.

1.5.5. Đánh giá về xóa đói giảm nghèo.

Sau hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu nổi bật về tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng cao, liên tục đã đem lại lợi ích cho mọi khu vực, mọi tầng lớp dân cư và là yếu tố quyết định nâng cao mức sống người dân, giảm

39

nhanh tỷ lệ nghèo. Số liệu thống kê của các cuộc điều tra mức sống các hộ gia đình Việt Nam cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tích rất ấn tượng về giảm nghèo từ sau Đổi mới. Việc thực hiện các chương trình giảm nghèo quốc gia ở mỗi giai đoạn 5 năm tuy có sự khác nhau về phương pháp đo lường nghèo, ví dụ từ năm 2015 trở về trước, sử dụng phương pháp đo lường nghèo đơn chiều theo chuẩn nghèo thu nhập còn giai đoạn 2016 - 2020 sử dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều trong đó kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản2, nhưng dù tính theo chuẩn nghèo nào thì tỷ lệ nghèo của Việt Nam đều có xu hướng giảm qua các năm trong khoảng thời gian gần 20 năm qua. Ngay từ năm 2006, Việt Nam đã tuyên bố hoàn thành Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) về xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói, về đích trước 10 năm so với thời hạn (năm 2015).

Hình 11. Tỷ lệ hộ nghèo theo Chuẩn nghèo đa chiều phân theo thành thị, nông thôn

40

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Dựa vào chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020, theo công bố của Tổng cục Thống kê tỷ lệ hộ nghèo năm 2017 ước tính 8% và năm 2018 ước tính là 6,8%; năm 2017, cả nước có 181,4 nghìn lượt hộ thiếu đói, giảm 31,7% so với năm 2016. Thu nhập bình quân hộ nghèo đến cuối năm 2018 đã tăng khoảng 1,4 lần so với cuối năm 2015. Sau 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh nhận định các dự án của Chương trình khi triển khai thực hiện đã giúp người dân, đặc biệt là người nghèo có cơ hội phát triển sản xuất, kinh doanh, tự tạo việc làm và có việc làm ổn định để tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, đồng thời góp phần thúc đẩy việc tiếp cận của người nghèo đối với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch, vệ sinh và thông tin. Nhờ đó đời sống của người nghèo được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ giảm hộ nghèo luôn đạt vượt chỉ tiêu Chính phủ, Quốc hội giao, tính bền vững trong công tác giảm nghèo được cải thiện. Đầu năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo ở mức 9,88% đã giảm xuống còn hơn 4% vào năm 2020, bình quân trong 4 năm giảm trung bình 1,47%/năm”.

41

Bảng 7. Chỉ số nghèo đa chiều (MPI)

Nguồn: Thông cáo báo chí Nghèo đa chiều Việt Nam 2016 - 2020

MPI chung cả nước giảm từ 0.035 năm 2016 xuống còn 0,016 năm 2020 cho thấy tình trạng nghèo đa chiều ở Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Xu hướng này diễn ra ở cả khu vực thành thị, nông thôn và 6 vùng kinh tế. Tình trạng nghèo đa chiều trong giai đoạn 2016 – 2020 được cải thiện là do tỷ lệ hộ nghèo (độ rộng của nghèo) giảm nhanh, còn mức độ thiếu hụt (độ sau của nghèo) không có sự thay đổi đáng kể.

Tình trạng nghèo đa chiều vẫn còn có sự hênh lệch tương đối lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn. Năm 2020, MPI của khu vực nông thôn là 0,019 cao gấp 2 lần khu vực thành thị chỉ là 0,010.

Các vùng có tình trạng nghèo đa chiều bao gồm: Tây Nguyên, Trung du và miền núi phía Bắc và Đồng bằng sông Cửu Long. Đồng bằng sông Hồng là vùng có tình trạng nghèo đa chiều thấp nhất.

Hình 12. Mức độ đóng góp của các chỉ số và tình trạng nghèo đa chiều Việt Nam

42

Nguồn: Thông cáo báo chí Nghèo đa chiều Việt Nam 2016 - 2020

Các chỉ số đóng góp nhiều vào mức độ nghèo đa chiều năm 2019 là giáo dục người lớn (18,6%), hố xí hợp vệ sinh (17,7%), chất lượng nhà (12,5%) và bảo hiểm y tế (11,1%).

Bảo hiểm y tế, giáo dục người lớn và diện tích nhà là 3 chỉ số đóng góp nhiều vào mức độ nghèo đa chiều ở khu vực thành thị. Các chỉ số đóng góp nhiều vào mức độ nghèo đa chiều ở khu vực nông thôn là hố xí hợp vệ sinh, giáo dục người lớn và chất lượng nhà.

Bảo hiểm y tế, diện tích nhà và giáo dục người lớn là các chỉ số đóng góp nhiều vào mức độ nghèo đa chiều ở vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Trong khi

43

đó, hố xí hợp vệ sinh và giáo dục người lớn là các chỉ số đóng góp nhiều vào mức độ nghèo đa chiều ở các vùng còn lại.

Một phần của tài liệu Đề tài thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 40 - 47)