7. Kết cấu của luận án
1.2.1. Những kết quả đạt được về mặt lý thuyết và thực tiễn của các công
nghiên cứu liên quan đến hợp đồng BOT
Về phương diện lý thuyết: Các công trình nghiên cứu đã đề cập, phân tích và làm rõ nhiều vấn đề lý luận về đầu tư theo hình thức đối tác công tư như khái niệm, đặc điểm và vai trò của hình thức đầu tư này trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư vào kết cấu hạ tầng và cung cấp dịch vụ công. Đây là cơ sở, tiền đề về mặt lý luận để tác giả
luận án tiếp tục kế thừa và phát triển khi phân tích, luận giải về cơ sở lý luận của đầu tư theo phương thức này trong điều kiện của Việt Nam.
Về phương diện thực tiễn: Các công trình nghiên cứu đã đề cập tới thực tiễn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư của các quốc gia điển hình trên thế giới, các kết quả nghiên cứu này có ý nghĩa rất quan trọng đối với tác giả và đối với luận án là đã khái quát được một cách đầy đủ thực trạng đầu tư theo hình thức này trên thế giới được quy định như thế nào, từ đó giúp cho tác giả có cơ sở để nghiên cứu so sánh và nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam và có thể đưa đến một số câu hỏi nghiên cứu và giải pháp xây dựng Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam. Ngoài ra, các công trình nghiên cứu đã đề cập tới thực tiễn về đầu tư theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam nói chung và ở một số tỉnh thành cụ thể nói riêng, trong đó, các công trình nghiên cứu chủ yếu xem xét khía cạnh quản lý rủi ro và thiết kế Hợp đồng đối tác công tư, quản lý dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư. Đồng thời nghiên cứu về việc thực hiện các dự án đó trong xây dựng kết cấu hạ tầng đã đạt được những thành tựu như thế nào, góp phần thu hút nguồn vốn đầu tư ra sao. Đồng thời các công trình cũng chỉ ra những ưu và nhược điểm khi thực hiện đầu tư theo phương thức này như thế nào.