Bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam. (Trang 71 - 74)

7. Kết cấu của luận án

2.3.3. Bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam

Từ kinh nghiệm đi trước của các quốc gia trên thế giới như đã nêu ở phần trên có thể thấy đầu tư theo hợp đồng BOT là hình thức đầu tư hiệu quả nên đã trở nên phổ biến trên thế giới, rất phù hợp để áp dụng tại Việt Nam để thực hiện các dự án phát triển giao thông vận tải đường bộ nhằm giảm áp lực cho ngân sách quốc gia và giảm sự lệ thuộc vào nguồn vốn ODA, nâng cao hiệu quả đầu tư, cải thiện chất lượng dịch vụ, đồng thời giảm các tiêu cực trong hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.

Các nghiên cứu cũng đã cho thấy để các dự án thực hiện theo hợp đồng BOT thành công có những yếu tố thống nhất chung tại các quốc gia đồng thời cũng có những yếu tố đặc thù riêng tùy theo mỗi nền kinh tế và mỗi giai đoạn phát triển. Để vận dụng thành công đòi hỏi nhiều nỗ lực cải cách từ phía Chính phủ. Kế thừa những kinh nghiệm thành công và thất bại của các quốc gia đi trước này sẽ giúp Việt Nam thực hiện các dự án BOT có hiệu quả hơn trong thực tế.

Qua tham khảo kinh nghiệm của một số nước nói trên, có thể khái quát các nhân tố quyết định sự thành công của việc quản lý thực hiện dự án BOT gồm: khung pháp lý đầy đủ và minh bạch; lựa chọn đối tác tư nhân có năng lực thông qua công tác đấu thầu cạnh tranh công khai, minh bạch; tối đa hóa lợi ích cho các bên tham gia hợp đồng BOT (gồm cả Chính phủ và nhà đầu tư tư nhân); có chính sách phân bổ rủi ro cân bằng, hợp lý; ổn định môi trường vĩ mô. Từ đó cho thấy để có thể nâng cao hiệu quả các dự án BOT, Chính phủ Việt Nam cần nghiên cứu thực hiện một số công việc như sau:

Thứ nhất: Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật: hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách nhằm tạo cơ sở pháp lý cho công tác huy động nguồn vốn

tư nhân để thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng. Hệ thống khuôn khổ pháp lý về dự án BOT cần quy định rõ về vai trò, trách nhiệm, chức năng, quyền lực, quyền và nghĩa vụ của các cơ quan chính phủ liên quan, gồm cơ quan chịu trách nhiệm giám sát và cơ quan chịu trách nhiệm thực hiện trong suốt vòng đời của dự án.

Thứ hai: Thành lập cơ quan chuyên trách

Chính phủ cần cân nhắc tiến tới thành lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu chính sách cũng như làm đầu mối quản lý nhà nước, đào tạo nhân lực và tư vấn, hỗ trợ các bên trong quá trình thực hiện các dự án BOT. Cơ quan này có thể gọi là Trung tâm BOT với nhiệm vụ chính là nghiên cứu chính sách liên quan đến BOT, tiêu chuẩn hóa và cung cấp các tài liệu hướng dẫn cho các dự án thực hiện theo hình thức BOT, xúc tiến các dự án đầu tư theo hình thức đầu tư BOT, đào tạo nhân lực tham gia và quản lý các dự án BOT...

Đồng thời cơ quan này độc lập, chịu trách nhiệm giám sát quá trình thẩm định, phê duyệt dự án BOT.

Thứ ba: Chính sách phân bổ rủi ro

Cần có chính sách phân bổ các rủi ro của dự án hợp lý cho cả bên Nhà nước và nhà đầu tư với một quy trình giám sát, phân chia, chuyển giao và kiểm soát rủi ro bằng cách phân tích các rủi ro của dự án trước khi tiến hành đấu thầu, thành lập những đơn vị hoặc trung tâm chuyên trách về lĩnh vực phân bổ rủi ro nhằm xem xét, theo dõi và tư vấn cho các chủ thể trong hợp đồng một cách khách quan nhất.

Thứ tư: Đấu thầu cạnh tranh

Tăng cường áp dụng đấu thầu cạnh tranh một cách công khai, minh bạch để lựa chọn được nhà đầu tư tư nhân có năng lực; hạn chế hình thức chỉ định thầu bằng cách đề ra các giới hạn, điều kiện và tiêu chí chặt chẽ đối với các trường hợp được áp dụng hình thức này và thủ tục thực hiện.

Thứ năm: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cần tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ trong lĩnh vực BOT, đặc biệt là các khâu thẩm định dự án, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đàm phán xây dựng hợp đồng, giám sát và đánh giá quá trình thực hiện cũng như vận hành dự án.

Thứ sáu: Xây dựng Quỹ bình ổn giá phí

Chính phủ cần xem xét, nghiên cứu xây dựng và áp dụng cơ chế Quỹ bình ổn giá phí để đảm bảo hài hòa lợi ích cho cả nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ.

Thứ bẩy: Chính phủ cần tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT để thu hút vốn đầu tư tư nhân, cụ thể:

Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ đủ lớn để hấp dẫn khu vực tư nhân tham gia; Tích lũy kiến thức và kinh nghiệm để tổ chức hợp đồng BOT thành công;

Phát triển mối quan hệ với các bên tham gia BOT như các nhà tư vấn, các nhà tài trợ và các cơ quan đa phương để tránh xung đột trong quá trình hợp tác;

Giám sát và đánh giá hợp đồng BOT thường xuyên, liên tục để nâng cao hiệu quả đầu tư;

Xây dựng bộ tiêu chuẩn khoa học để đánh giá chính xác các dự án BOT; Cam kết của chính phủ phải đảm bảo hiệu lực thực thi.

Kết luận chương 2

Tại chương 2 của luận án, tác giả đã tìm hiểu, nghiên cứu và hệ thống hóa những vấn đề lý luận bao gồm khái niệm, sự hình thành, đặt điểm, vai trò của hợp đồng BOT giao thông đường bộ. Luận án cũng nghiên cứu các khía cạnh liên quan đến hợp đồng BOT như bản chất về hợp đồng BOT; Những nét đặc thù về pháp luật điều chỉnh hợp đồng BOT; Vài trò của pháp luật về hợp đồng BOT; Pháp luật về hợp đồng BOT từ góc độ so sánh. Những nghiên cứu giúp tác giả có cái nhìn đa diện về hợp đồng BOT nói chung.

Ngoài ra, để hiểu sâu hơn về BOT trong các dự án giao thông đường bộ, luận án đã phân tích yếu tố công và tư trong hợp đồng BOT, nghiên cứu đặc điểm của hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam; Hình thức văn bản sử dụng để ban hành quy định về hợp đồng BOT trong các dự án về giao thông đường bộ; Nội dung và phạm vi điều chỉnh của pháp luật về hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ tại Việt Nam.

Tác giả đã nghiên cứu hợp đồng BOT trong các dự án giao thông đường bộ một số nước trên thế giới như: Pháp luật của Malayxia, Philipin, Anh, Trung Quốc và kinh nghiệm từ một số dự án của các nước, tử đó rút ra bài học kinh nghiệm gợi mở cho Việt Nam.

Chương 3

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG BOT TRONG CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam. (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)