Những bất cập còn tồn tại

Một phần của tài liệu Trình bày bối cảnh ra đời và điểm mới của luật kinh doanh bảo hiểm sau từng lần sửa đổi từ năm 1986 đến nay và lý giải lý do của sự sửa đổi đó (Trang 31 - 35)

II. Kết quả tiến trình hồn thiện Luật Kinhdoanh bảo hiểm từ năm 1986 đến

2. Những bất cập còn tồn tại

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, do Luật KDBH được ban hành cách đây hơn 20 năm khi thị trường bảo hiểm còn non trẻ, cơ quan quản lý cũng mới thành lập, quy mơ thị trường cịn nhỏ, các sản phẩm, kênh phân phối chưa đa dạng, cùng với sự phát triển của thị trường bảo hiểm, bối cảnh hội nhập, hợp tác quốc tế và nhiều quy định pháp luật liên quan thay đổi, Luật KDBH bộc lộ một số bất cập nhất định, trong đó có những điểm đáng chú ý như:

- Một số quy định về giải thích từ ngữ trong Luật KDBH cịn chưa chính xác

Thứ nhất, quy định về bảo hiểm phi nhân thọ: Khoản 18 Điều 3 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 quy định: “Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ”. Quy định này chỉ phù hợp trước khi có Luật KDBH sửa đổi năm 2010 bởi vì theo Điều 7 Luật KDBH năm 2000, bảo hiểm chỉ chia thành hai loại là bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Tuy nhiên, Luật KDBH sửa đổi năm 2010 đã xác định có ba loại hình bảo hiểm là nhân thọ, phi nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe. Do bảo hiểm sức khỏe có những đặc thù riêng nhất định nên pháp luật đã tách và điều chỉnh bằng các quy định riêng. Như vậy, khái niệm về Bảo hiểm phi nhân thọ đã bao hàm cả loại hình bảo hiểm sức khỏe, gây ra bất cập giữa các điều luật với nhau.

Thứ hai, quy định về quyền lợi có thể được bảo hiểm: Khoản 9 Điều 3 Luật KDBH năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 quy định: “Quyền lợi có thể được bảo hiểm là quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa

vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm”. Do đó theo quy định này và Điều 31 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019, trong bảo hiểm nhân thọ, quyền lợi được bảo hiểm được xác định là quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm. Tuy nhiên, thực tế cho thấy Tổ chức (người sử dụng lao động) cũng có thể mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động để thu hút, giữ chân người lao động trong các doanh nghiệp. Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC quy định: “2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp … bảo hiểm nhân thọ cho người lao động” là khoản chi không được vào khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì việc Tổ chức (NSDLĐ) mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động là hợp pháp mặc dù mối quan hệ giữa tổ chức và người lao động khơng hề có mối quan hệ nuôi dưỡng, cấp dưỡng theo quy định của Luật Hơn nhân gia đình hoặc Bộ luật Dân sự, nhưng khi áp dụng vào Luật KDBH năm 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 lại không phù hợp và trái với quy định pháp luật.

- Quy định về loại hình bảo hiểm bắt buộc chưa hợp lý

Thứ nhất, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm: Theo điểm b khoản 3 Điều 93a Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 quy định “Cá nhân cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm; tổ chức cung cấp DVPTBH phải mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp phù hợp với từng loại hình DVPTBH”. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 8 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 lại khơng quy định loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho việc cung cấp dịch vụ tư vấn bảo hiểm là một trong các loại bảo hiểm bắt buộc.

Thứ hai, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Theo khoản 1 Điều 37 Luật Công chứng 2014 quy định: “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của cơng chứng viên là loại hình bảo hiểm bắt buộc”. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 8 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 thì loại hình bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên không được quy định trong các loại hình bảo hiểm bắt buộc.

Thứ ba, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng: Bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng được quy định tại Nghị định 119/2015/NĐ-CP. Tương tự, loại hình bảo hiểm này cũng khơng được quy định trong các loại hình bảo hiểm bắt buộc tại khoản 2 Điều 8 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019.

21

Như vậy, có thể nhận thấy, quy định về bảo hiểm bắt buộc trong Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 vẫn còn chưa hợp lý, chưa liệt kê bao quát các loại hình bảo hiểm bắt buộc mà chỉ giới hạn một số loại bảo hiểm bắt buộc.

- Bất cập trong các quy định về chuyển giao quyền yêu cầu bồi hoàn Theo quy định của khoản 1 Điều 49 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 quy định: “Trong trường hợp người thứ ba có lỗi gây thiệt hại cho người được bảo hiểm và DNBH đã trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm thì người được bảo hiểm phải chuyển quyền yêu cầu người thứ ba bồi hồn khoản tiền mà mình đã nhận bồi thường cho DNBH”. Và theo khoản 2 Điều 49 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 quy định: “Trong trường hợp người được bảo hiểm từ chối chuyển quyền cho DNBH, không bảo lưu hoặc từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì DNBH có quyền khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm”.

Tuy nhiên, quy định trên chỉ đúng khi DNBH chưa trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm và biết trước hoặc có những bằng chứng chứng minh người được bảo hiểm không bảo lưu hoặc không từ bỏ quyền yêu cầu người thứ ba bồi thường thì mới có thể khấu trừ số tiền bồi thường tùy theo mức độ lỗi của người được bảo hiểm. Trong trường hợp DNBH đã trả tiền bồi thường thì chỉ có thể u cầu người được bảo hiểm hồn trả số tiền bồi thường tương ứng.

- Quy định về chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm còn bất cập

Theo quy định của Điều 26 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010,

2019 quy định “Việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực trong trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho DNBH về việc chuyển nhượng và DNBH có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó”.

Tuy nhiên, khoản 3 Điều 10 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới quy định: “Trong thời hạn còn hiệu lực ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm, nếu có sự chuyển quyền sở hữu xe cơ giới thì mọi quyền lợi bảo hiểm liên quan đến trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới cũ vẫn còn hiệu lực đối với chủ xe cơ giới mới”. Theo đó, chủ xe cơ giới cũ không cần phải thông báo bằng văn bản cho DNBH về việc chuyển nhượng nhưng chủ cơ giới mới vẫn có quyền lợi bảo hiểm.

Như vậy, Điều 26 Luật KDBH 2000 sửa đổi, bổ sung 2010, 2019 đang mâu

thuẫn với khoản 3 Điều 10 Nghị định số 03/2021/NĐ-CP, vì trong Luật KDBH hiện

22

hành khơng có bất kỳ quy định ngoại lệ nào liên quan trong việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm mà không cần phải thông báo cho DNBH.

- Một số quy định của Luật KDBH hiện hành khơng cịn thống nhất, đồng bộ với quy định mới được sửa đổi, bổ sung tại Bộ Luật Dân sự (do Bộ luật dân sự khơng cịn chương quy định về hợp đồng bảo hiểm).

- Luật KDBH hiện hành quy định nguyên tắc đối với phần lớn các chính sách trong hoạt động KDBH, nên đôi khi thiếu căn cứ hoặc có những khó khăn nhất định khi thực tế phát sinh như: thẩm quyền, quy trình xử lý DNBH gặp khó khăn về tài chính; việc áp dụng hoặc tích hợp cơng nghệ trong hoạt động KDBH; các yêu cầu về kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ, sự liên kết giữa các cơ quan quản lý trong triển khai các chương trình bảo hiểm của Chính phủ... - Các chính sách đối với DNBH quy định tại Luật KDBH chưa theo kịp với thông lệ quốc tế như quy định về phòng chống trục lợi bảo hiểm, rửa tiền, tài trợ khủng bố chưa đầy đủ; điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngồi cịn hạn chế, mơ hình quản lý tài chính lạc hậu, chưa có u cầu bắt buộc về quản trị rủi ro.

Một phần của tài liệu Trình bày bối cảnh ra đời và điểm mới của luật kinh doanh bảo hiểm sau từng lần sửa đổi từ năm 1986 đến nay và lý giải lý do của sự sửa đổi đó (Trang 31 - 35)