Sự cần thiết của việc ban hành Luật Kinhdoanh bảo hiểm (sửa đổi)

Một phần của tài liệu Trình bày bối cảnh ra đời và điểm mới của luật kinh doanh bảo hiểm sau từng lần sửa đổi từ năm 1986 đến nay và lý giải lý do của sự sửa đổi đó (Trang 35 - 37)

III. Xu hướng phát triển của Luật Kinhdoanh bảo hiểm trong thời gian tới

1. Sự cần thiết của việc ban hành Luật Kinhdoanh bảo hiểm (sửa đổi)

Từ những tồn tại bất cập nêu trên, Bộ Tài chính đã phối hợp với các Bộ, ngành, tổ chức có liên quan để xây dựng dự thảo Luật KDBH (sửa đổi) theo hướng đồng bộ trong hệ thống pháp luật, phù hợp thực tiễn, các cam kết của Việt Nam và hướng đến chuẩn mực quốc tế về bảo hiểm, đảm bảo các mục tiêu về thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển kinh tế- xã hội nói chung và thị trường bảo hiểm nói riêng để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước tại các Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 3/6/2017 của Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 15/01/2019 của Bộ Chính trị, Quyết định số 242/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại thị trường chứng khoán và thị trường bảo hiểm đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 20/5/2021 của Chính phủ ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XIII. Đồng thời, Luật

đáp ứng yêu cầu thực tiễn, cải cách mạnh mẽ thể chế, vừa đáp ứng yêu cầu hội nhập, vừa đi tắt, đón đầu xu thế của khu vực và thế giới, tạo nền tảng để Việt Nam có thể trở thành thị trường bảo hiểm phát triển của khu vực Châu Á.

Luật KDBH (sửa đổi) ra đời nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về KDBH; xử lý những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập của Luật KDBH với các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội ban hành, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó cịn nhằm mục tiêu cải cách thủ tục hành chính trong hoạt động KDBH kết hợp với cải cách tồn diện cơng tác quản lý, kiểm tra, thanh tra chuyên ngành, bảo đảm thực hiện có hiệu quả cơng tác quản lý nhà nước và phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về KDBH; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư, khách hàng, sự an toàn của cả hệ thống, tiết giảm chi phí xã hội.

Một phần của tài liệu Trình bày bối cảnh ra đời và điểm mới của luật kinh doanh bảo hiểm sau từng lần sửa đổi từ năm 1986 đến nay và lý giải lý do của sự sửa đổi đó (Trang 35 - 37)