- Tướng prolluvia: Tướng phức tạp đa dạng được thành tạo do vận chuyển vật liệu hữu cơ bằng các dòng chảy, có hình dạng côn và
c. Các tướng nước sâu
5.2.3 Theo tương quan với vùng thềm lục địa (ví dụ, thềm Sunda ở Đông Nam Á) (Pietro Paoletti)
ở Đông Nam Á) (Pietro Paoletti)
Trong phạm vi thềm lục địa có thể phân chia thành 4 loại: bể thềm, bể rìa lục địa, bể hệ thống cung đảo và bể loại biển rìa.
Bể thềm (Shelf) chủ yếu phân bố ở thềm lục địa, tức là thuộc về vỏ lục địa. Ở đây, xảy ra quá trình phá hủy mạnh mẽ, bào mòn, rửa trôi các vật liệu bị đập vỡ từ các khối núi, đặc biệt xảy ra mạnh mẽ ở các đới có ứng suất khu vực (nén ép, chuyển dịch).
Do ứng suất kiến tạo hình thành các hệ thống đứt gãy lớn và sâu mang tính khu vực tạo tiền đề cho sự dịch chuyển các khối theo chiều ngang cũng như chiều đứng, bao gồm cả chuyển động xoay. Do đó, có thể lại phân chia loại này thành 2 nhóm:
a) Nhóm bể phát triển chủ yếu dọc theo hệ thống đứt gãy sâu phá hủy. Ví dụ, bể Sông Hồng, Phú Khánh,….. đặc trưng là biến tướng nhanh.
b) Nhóm thứ 2 đặc trưng bằng việc tích lũy các trầm tích lục nguyên dày do đới phá hủy tích cực và bào mòn từ các vùng núi cao trong thời gian chuyển dịch của các khối. Nếu qúa trình tích lũy ồ ạt các vật liệu vụn, đặc biệt sét ở phần trung tâm dẫn đến hình thành các núi lửa bùn hay các diapirism sét.
– Điểm nổi bật của cả 2 nhóm trên là có xen các trầm tích đầm hồ lục địa bao gồm có cát bột, sét, than, sét than, thậm chí cả sét màu đỏ hay đa màu. Trầm tích biển bị hạn chế. Bên cạnh các trầm tích tướng lòng sông, delta còn thấy cả trầm tích biển nông và có xen kẽ các đá cacbonat (ví dụ bể Nam Côn Sơn (61, Sarawak(48),..…)
Kiểu bể rìa lục địa (continental marginal): kiểu bể này thường phân bố ở nơi chuyển tiếp giữa 2 vỏ đại dương và lục địa. Đặc điểm các bể này là bất đối xứng về cấu trúc và có các tướng trao đổi (biến tướng nhanh). Ở cánh lục địa thường tích lũy các tập trầm tích dày
của dòng chảy và delta. Còn ở các cánh kia hướng tới biển hay đại dương thường được tích lũy các trầm tích tướng biển nông và các thành tạo núi lửa.
Ví dụ kiểu này là bể Phú Khánh và Nam Côn Sơn và các bể khác (63, 61, 48, 49, 55, 42, 76, 77, 78….).
Kiểu bể thuộc cung đảo núi lửa (archipeliac). Đây là kiểu bể chuyển tiếp từ lục địa tới đại dương. Vì vậy, trầm tích núi lửa phổ biến. Các bể này thường nằm ở đới bất ổn về hoạt động kiến tạo và gần nguồn cung cấp, bào mòn vật liệu. Các tập trầm tích khó duy trì bề dày theo chiều ngang cũng như chiều đứng. Ví dụ điển hình là các bể thuộc quần đảo Philippine và Indonesia….là nơi đang mở rộng vùng thềm bên phía biển (ví dụ các bể 66, 74 của Philippine mục 5.2.2)
Kiểu bể ven rìa (marginal–sea) được tạo thành do tách giãn đáy, ở các vùng nước sâu (có khi tới 3 đến 5 km). Ở đáy có mặt lớp SiAl bị phủ bởi các trầm tích mỏng. Đá thường là turbidit được tích lũy do dòng chảy đáy biển hay trượt theo sườn dốc của dải đá ngầm. Đặc điểm này rất phổ biến ở các biển hiện đại thuộc dải Tây Thái Bình Dương (ví dụ, kiểu này là các bể trung tâm Biển Đông, Zulu, Sulavesi, Banda và Andaman….)