Các tướng thềm: là loại tướng đa dạng, phức tạp từ cát-bột-sét biển tới các loại đá vôi nhiều hóa đá động thực vật Trong sét có cả

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 4 potx (Trang 33 - 37)

- Tướng prolluvia: Tướng phức tạp đa dạng được thành tạo do vận chuyển vật liệu hữu cơ bằng các dòng chảy, có hình dạng côn và

a.Các tướng thềm: là loại tướng đa dạng, phức tạp từ cát-bột-sét biển tới các loại đá vôi nhiều hóa đá động thực vật Trong sét có cả

biển tới các loại đá vôi nhiều hóa đá động thực vật. Trong sét có cả sét-silic, đá vôi ám tiêu, đá vôi sinh hóa và hóa học …..

Vì vậy, cần phân biệt các loại tướng thềm sau đây: tướng ven bờ (bithoral), tướng gần bờ, tướng nước nông, tướng thềm giữa, tướng nước sâu trung bình, ở đới nếp uốn của thềm tướng dòng chảy đáy

–Tướng ven bờ (bithoral): miền duyên hải có độ sâu tới 30m đôi khi đới sâu hơn 100m, bao gồm tướng bãi cát và đới thủy triều lên xuống như đã nêu trên.

VD : Tướng bãi cát thường là các vùng ven bờ, phân lớp xiên chéo, vùng nước lợ. Ở đây hay gặp trầm tích thực vật và động vật.

Trầm tích từ hạt mịn tới thô, đôi khi có cả sạn sỏi, nhưng ít. Ngoài ra còn gặp cả xi măng cacbonat.

–Tướng gần bờ (biển gần bờ): đó là các thân cát-sét hẹp dạng dải phân bố dọc theo đường bờ. Kích thước hạt đa dạng, song phần lớn là hạt mịn có chứa nhiều hóa thạch động thực vật, đặc biệt loại nhuyễn thể. Đôi khi loại này cũng khó phân biệt với loại ven bờ nhưng chắc chắn luôn là vùng trầm tích biển nông với độ sâu dưới 30m. Ở vùng này hay phát triển dong đáy, loại dong nâu. Hơn nữa ở vùng này nồng độ cabonat cao hơn, vì vậy đôi khi có cả sét vôi. Ở một số vùng còn có cả các trầm tích cuội, sạn, sỏi, cát sét bột và đá vôi chứa rong, vôi sét và dolomit.

Đặc điểm nữa của trầm tích gần bờ là phổ biến có các lớp cát với độ lựa chọn bào tròn tốt, có các mảnh động thực vật, có các thành tạo đá vôi oolit, có các dấu tích dòng chảy mạnh, đôi khi có các oxyt sắt Fe2O3, ở các vùng nước đững có các lớp sét biển. Có các bề mặt lớp có dấu tích sự rửa trôi. Ở một số vùng trầm tích gần hồ có màu xám tro.

Tóm lại có 2 loại chính của tướng gần bờ:

+ Tướng gần bờ phân lớp mỏng ngoài cát sét còn có cuội, sạn, sỏi, thậm chí cả cuội kết (conglamerat).

+ Các tướng hạt mịn gần bờ có các dấu hiệu rửa trôi, phân lớp mỏng, đôi khi có xen kẽ các lớp sét vôi (macnơ), hay đá vôi khác, nơi rất phát triển dong đáy.

–Tướng nước biển nông: trong tướng này rất phát triển đá lục nguyên và đá cacbonat ở độ sâu từ vài mét đến 100m.

+ Đặc điểm của nó là sét màu tối (màu tro xám, xanh, nâu tối), ít khi gặp màu tro sáng. Có các hóa đá foram và radiolari. Các lớp sét có bề dầy từ nhỏ tới lớn. Rất phát triển rong đáy cỏ biển.

+ Sét silic với các dấu tích radiolari màu hồng, đôi khi màu tro sáng.

+ Đặc điểm thứ ba là có các lớp sét vôi (magnơ) mỏng với các tàn tích của cá. Trầm tích màu hồng sáng hay trắng sáng. Có dấu tích của foram, nhuyễn thể....

Diện tích của các lớp sét, cát và đá vôi (sét vôi) phát triển rộng. Đa dạng sinh vật, xen lẫn luân phiên sét cát lục nguyên với

cacbonat. Đôi khi có dấu tích mỏ điều kiện oxy-hóa (Fe2O3/FeO >1) ở độ sâu <100m. Tuy vậy chủ yếu phát triển 2 loại:

+ Loại đá cát hạt mịnbột lục nguyên có glauconit có nhiều hóa đá sinh vật, phân lớp nằm ngang dạng sóng, phát triển dong, cỏ biển.

+ Loại cacbonat rất phong phú hóa đá sinh vật và các sét bột chứa vôi. Các khối ám tiêu san hô phát triển mạnh.

–Tướng thềm giữa: Các tướng này phát triển ở độ sâu 100m ÷ 150m.

+Đặc điểm của tướng này là vắng mặt trầm tích lục nguyên (cát lục nguyên).

+Dòng chảy yếu hơn so với vùng nước nông +Phân lớp nằm ngang, có các bùn vôi

+Tỷ lệ sắt Fe2O3/FeO chỉ còn dao động từ 0,3÷1,0

+Có các hóa đá động vật, tuy nhiên ở tỷ lệ ít hơn so với vùng nước nông.

Trong phạm vi nông (đới trên), với tỷ lệ Fe2O3/FeO=0,5÷1,0 thường phát triển đá vôi, nhiều hóa thạch pelecypod, foram cỡ lớn và braciopod.

Trong phạm vi đới dưới với tỷ lệ Fe2O3/FeO=0,6÷0,3 thường bắt gặp sét nằm ngang, dòng chảy yếu, vắng cát hạt thô, giảm lượng hóa đá là nhuyễn thể, rất ít khi có cacbonat (thường chỉ là bùn vôi).

–Tướng biển sâu trung bình: Thường gặp ở độ sâu từ 70÷100m tới 500m, thế giới sinh vật giảm đi nhiều. Các ám tiêu rất ít, đôi khi không còn. Có nhiều các trầm tích sét và sét vôi chủ yếu ở độ sâu 150÷500m nước.

Đặc điểm của nó là: phân lớp nằm ngang trên diện rộng, phần lớn là sét và sét vôi, giảm lượng hóa thạch rất nhiều, không thấy phân nhịp rõ ràng.

Tỷ lệ Fe2O3/FeO chỉ còn 0,2÷0,5. Trầm tích chủ yếu là sét-bột. Hóa thạch chủ yếu là loại ammonit và pelecypod.

–Tướng ở miền uốn nếp của thềm: (thường chuyển tiếp từ vùng nước nông đến nước sâu)

Các trầm tích thường có màu tro xám-xanh của vôi, đá vôi oolit, xen lẫn sét bột xám xanh. Thường phân lớp xiên chéo, ít khi nằm ngang. Tỷ lệ Fe2O3/FeO thường đạt <0,5. Các lớp trầm tích thay đổi nhanh bề dày. Có hai loại tướng trầm tích:

+ Ở độ sâu vài trăm mét tích lũy các trầm tích sét và sét vôi xen kẽ. Thường có các hóa thạch braciopod, corral, cefalopod và dạng que.

+ Ở độ sâu lớn hơn thường tích lũy trầm tích hạt mịn với các lớp mỏng cacbonat (sét vôi). Phân lớp xiên chéo có các dạng thấu kính. Đôi khi gặp phân nhịp mỏng dạng flish, cacbonat dạng khối rất ít. Vì ở sườn dốc thềm nên đôi khi có cả mảnh vỡ của trầm tích do dòng nước phá hủy mang tới.

–Tướng dòng chảy đáy: các tướng dòng chảy đáy bao gồm đới thềm hở, đới có sóng mạnh và thường xuyên có dòng chảy biển hay đại dương, hay trong dòng chảy sườn, dãy đá ngầm đại dương:

+ Tướng thềm hở có các đặc trưng: phát triển thường xuyên phân lớp xiên một chiều, phát triển loại cacbonat oolit và các mảnh carbonat mài tròn, chọn lọc tốt, vắng các vật liệu sét, có các lớp riêng biệt của nhuyễn thể braciopod, pelecypod và các foram lớn. Chúng phân bố ở các độ sâu khác nhau. Ở đây có thể thấy sự luân phiên về diện cũng như trên lát cắt các tướng biển nông với tướng thềm giữa, đôi khi cả tướng biển tương đối sâu, phát hiện giá trị của tỉ số Fe2O3/FeO giảm liên tục theo lát cắt (theo chiều tăng độ sâu lắng đọng trầm tích) từ 20 xuống còn 0,5 đến 0.

Ví dụ, tiến trình diễn biến như sau :

• Đới cát hạt thô sạn sỏi ở vùng biển nông có dòng chảy mạnh vớI dạng phân lớp xiên chéo, đôi khi thấy vùng rửa trôi thì tỷ số Fe2O3/FeO = 5 ÷20.

• Ở đới có cát với carbonat hữu cơ và bột lục nguyên với mảnh vỡ được mài tròn tốt thì tỷ lệ Fe2O3/FeO chỉ còn đạt 2÷ 5 phân bổ trên diện tích rộng ở độ sâu 25÷ 60 m.

• Tướng cát có chứa vôi oolit, hoặc cacbonat. Ở độ sâu 70÷90m, diện phân bố rộng. Ở đây, phát hiện Fe2O3/FeO chỉ còn 1 ÷ 3.

• Còn ở các vùng sâu hơn 60 ÷ 100m có xen kẽ cát kết chứa vôi từ dạng oolit tới các cát sét hạt mịn là biểu hiện tác động của dòng chảy và tỷ số Fe2O3/FeO chỉ còn 1,25 ÷1,5.

• Ở các tướng cát phân lớp xiên nhưng thoải hơn với các trầm tích của braciopod, loại chân mái chèo và có các canxit hạt mịn là biểu hiện của tưóng chuyển tiếp từ biên nông tới sâu trung bình. Tỷ lệ Fe2O3/FeO =1.

• Đôi khi gặp các lớp cát hạt nhỏ phân bổ thoai thoải, rất ít khi bơi xiên chéo, thường lẫn với các lớp bột sét vôi ở độ sâu lớn (tới 150m ). Tỷ số Fe2O3/FeO chỉ còn 0,5 ÷ 0,7.

+ Tướng ở đới có dòng chảy thường xuyên của biển và đại dương.

Trầm tích tướng này là cát có độ chọn lọc tốt, bột và sét phân lớp hơi xiên, dạng sóng một chiều, đôi khi đa chiều. Các gờ bất đối xứng, phát hiện foram nước sâu globigerin. Trên bề mặt lớp có khi phát hiện các dấu tích của dòng chảy đáy. Một số đá gốc lộ ra dấu tích của bào mòn và rửa trôi .

+ Tướng đáy đá ngầm: ở các đới phát hiện dấu tích dòng chảy mạnh, đôi chỗ thể hiện sự rửa trôi, bào mòn.

+ Tướng dòng chảy sườn: ở các vùng nước sâu (sườn hay chân lục địa), thậm chí sườn nghiêng của các địa hào phát hiện trầm tích nước sâu tới 2000m, đó là sét bột màu xám tro.

Một phần của tài liệu Địa chất dầu khí và phương pháp tìm kiếm thăm dò, theo dõi mỏ part 4 potx (Trang 33 - 37)