- Tướng prolluvia: Tướng phức tạp đa dạng được thành tạo do vận chuyển vật liệu hữu cơ bằng các dòng chảy, có hình dạng côn và
5.1.2.2 Các tướng chuyển tiếp (từ lục địa đến biển)
Các tướng kiểu này thường có các đặc điểm: thay đổi nhanh các cấu trúc và kiến trúc lớp, phân bố rộng rãi các gờ sóng ở vùng có dòng chảy, ít lượn sóng và ít xiên chéo, phong phú tàn tích thực vật, có nhiều hóa thạch cổ sinh nước ngọt, có xen lẫn cổ sinh nước lợ, vũng vịnh, gần bờ, tức là có liên quan nhiều đến trầm tích tướng gần bờ. Chúng phân bố trên diện rộng
Vì vậy, có cả các trầm tích vũng vịnh, nước ngọt, nước muối. Đặc điểm nổi bật là chứa nhiều VLHC. Đó chính là các tướng vũng vịnh, cửa sông, đập chắn, delta, vùng thủy triều và các đới chuyển tiếp khác ….
–Tướng vũng vịnh: tướng trầm tích vũng vịnh thường gắn với trầm tích biển. Đặc điểm của nó là nồng độ muối có thể cao, cũng như thấp (vì là vùng nước lợ –chuyển tiếp), đồng thời có liên quan tớI trầm tích sông phân lớp rõ ràng. Ở vùng khí hậu ẩm nồng độ muối có thể bị nhạt dần do nước mặt hòa tan pha loãng. Ở vùng gần bờ hay có than mùn và than. Còn ở vùng khí hậu khô nồng độ muối có thể tăng cao, đôi khi có cả cacbonat (dolomit) hay muối halogen, sulphat.
Đối với tướng vũng vịnh có thể rất đa dạng như: tướng gần bờ có nồng độ muối hơi thấp, tướng lục địa ở vùng gần bờ, tướng lục địa nhưng xa bờ và tăng cao nồng độ muối dạng nước nông, tướng ven rìa ở các vùng vịnh, cuối cùng là luân phiên tướng khô cạn với loại có nồng độ muối cao theo chế độ thăng trầm của nước biển.
Theo một số chuyên gia (V.G. Makhlaiev, J.K Pixartriv) có thể phân chia theo sự có mặt của kháng vật ở vũng vịnh như sau: tướng sulphat và sulphat–dolomit, tướng sét và bột thạch anh với khóang vật pirit, sulphat–bột và tướng vũng vịnh nước tương đối sâu (≈60m nước) có nồng độ muối cao và các lớp duy trì trên diện rộng, dạng khối hay dạng dải. Ở các vùng có nồng độ muối cao thường chứa các đá phân lớp của sulphat, sulphat–dolomit ở các vùng vũng vịnh bán khép kín nước nâng thường chứa các sét bột đa màu. Còn ở vùng nước tương đối sâu thì sét bột hay có màu tro, bột cát có độ mài tròn tốt, ở các vũng vịnh chứa nhiều vật liệu hữu cơ.
– Tướng cửa sông và vùng ngập nước
Vùng cửa sông ngập nước phân lớp xiên chéo, biến tướng nhanh, có dạng kéo dài, dạng phễu. Các dải cát–sét được hình thành do cường độ của dòng chảy và đôi khi có các quặng sắt, măngan trọng sa. Các trầm tích có khi có chiều dài 5 ÷ 6 km, rộng 1÷ 2 km và dày tới 15÷ 20m. Tùy vào thủy triều lên xuống có khi trở thành các thung lũng sông gần hồ, có khi chuyển vào vùng biển nông. Trong trường hợp này phát hiện các lớp xiên chéo, các thấu kính dạng sóng. Vật liệu hữu cơ ở vùng này phong phú, có nhiều thành phần thực vật, thậm chí có cả thực vật bậc cao.
–Tướng bãi cát và đập chắn
Ở vùng này do ảnh hưởng của sóng thủy triều lên xuống nên tạo thành dải cát ven bờ có dạng kéo dài dọc theo bờ biển. Cát thường là hạt nhỏ và trung có độ mài tròn chọn lọc tốt, độ thấm, độ rỗng tốt đôi khi có sạn sỏi và các mảnh vỡ nhuyễn thể, phân lớp xiên chéo hay dạng khối có dấu vân của sóng. Có mặt các hóa thạch biển và trên cạn, mảnh vỡ thực vật được tích lũy có định hướng.
Các đập chắn thường được tạo thành bởi các dòng nước thủy triều lên xuống, dòng chảy. Có dạng cấu trúc đôi khi vuông góc với dòng chảy hay song song với chúng. Vì vậy, đôi khi các đập cát mang tính á lục địa hay thềm lục địa. Nếu các đập cát có hướng đi song song với dòng chảy thường là ở cửa sông, vũng vịnh hẹp. Trên tài liệu địa chấn nếu tách ra được các bãi cát hay đập chắn cát trong lát cắt trầm tích có ý nghĩa to lớn đối với việc tìm kiếm các tích lũy dầu khí.
Trong các đập cát như vậy thường phát hiện glauconit một ít hạt dolomit, đôi khi có hóa thạch biển và cả pirit. Các trầm tích này hay có quan hệ mật thiết với trầm tích cửa sông và vũng vịnh ở vùng nước nông.
–Tướng delta: tướng delta về nguồn gốc có liên quan tới tướng cửa sông, đôi khi xen lẫn hồ, đầm lầy, và vùng gần hồ. Nơi đây thường hay có các rừng ngập mặn hay ngập nước ngọt gần cửa sông .
Có thể phân chia ra 3 phụ tướng delta :
+ Tướng delta trên cạn là các lớp bột cát phân lớp xiên chéo, dạng vạt áo hay móng ngựa. Các lớp bột sét thường chứa nhiều vật liệu thực vật.
+ Tướng delta chuyển tiếp là các trầm tích cát–bột của các đập chắn cửa rộng, gần bờ, ở vùng thủy triều lên xuống, cũng như dòng chảy nhỏ.
Đặc điểm là các lớp cát-bột-sét đa dạng, nghĩa là có loại nghiêng, xiên chéo, lượn sóng và cả phân lớp nằm ngang .
+ Tướng delta dưới nước là phần biển của delta thường bao gồm các lớp nghiêng có bề dầy lớn. Càng xa bờ thành phần hạt càng nhỏ, càng mịn hơn, phân lớp rõ ràng hơn, chứa nhiều trầm tích động vật hơn là trầm tích thực vật. Độ bào tròn lựa chọn càng tốt hơn.
Nói chung, trong trầm tích delta thường gặp các mỏ than, dầu khí và các quặng đồng, mangan, sắt, đôi khi cả vàng trọng sa, các khóang vật nặng khác và các nguyên tố hiếm.
–Tướng thủy triều lên – xuống
Ở vùng thủy triều lên-xuống thường gặp các tuớng cát-bột, sét, dạng dải hẹp dọc theo đường bờ. Cấu trúc dạng sóng nghiêng, thấu kính và phân lớp cát sét xen kẽ. Đôi khi gặp dấu tích dòng chảy và các dấu tích dong tảo. Trong các thung lũng thủy triều hay phân bổ các đập cát, các đảo chắn ….
Ở vùng này gặp các gặp các thân cát sét đôi khi mang tính lục địa, đôi khi mang đặc điểm ven bờ biển.
Nơi đây hay gặp các vỉa than, tàn tích thực vật và vùng có các hóa đá động vật. Rất phát triển dong vùng nước lợ, các đầm lầy chứa muối, rễ cây. Các lớp sét chứa nhiều vật liệu hữu cơ.
–Các tướng khác
Ở các tướng chuyển tiếp từ vùng nước lợ vào biển thường phát triển dong tảo, cỏ biển (plankton), các loài dong cỏ biển bám đáy và vùng có đá vôi oolit, dolomit, phù hợp với vùng biển nông hay các muối sulphat khác,
Ở đây thấy chuyển các tướng thềm sang vùng vũng vịnh (nước lợ) với các trầm tích biển nước nông dòng chảy kém phát triển tới các tướng vùng nước lợ phổ biến ghips và dolomit.
Theo R.Goldring 1971, ở vùng chuyển tiếp có thể chia ra: tướng tiền delta, tướng thủy triều lên xuống, tướng bãi cát, đập chắn ngầm, tướng vũng vịnh và các kênh lạch ở đới nước nông và các hồ nước ngọt gần biển
Có thể có tướng cacbonat ở vùng biển nông màu tro xám đến các lớp ghips, dolomit đến các trầm tích lục nguyên màu đỏ ở gần bờ, cửa sông...Trong chúng chứa nhiều vật liệu hữu cơ, than và các loại muối khác nhau.