ÔN TẬP BÀI HÁT: NGÀY MÙA VU

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Âm nhạc 3 - Trân Văn Việt - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 29 - 31)

III. Hoạt động dạy học

ÔN TẬP BÀI HÁT: NGÀY MÙA VU

I. Mục tiêu

- Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh). - Nghe một bài nhạc không lời và một bài hát dân ca.

- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện sắc thái của bài hát (Ngày mùa vui). - HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học, yêu thích bài hát dân ca. Trân trọng và yêu thích cá nhạc cụ dân tộc.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện đúng sắc thái của bài hát (Ngày mùa vui). - Nghe và hát tốt bài “Cò lả” trong SING A LONG của đàn Organ.

- GV: Đàn Organ điện tử. Tranh ảnh một vài nhạc cụ gõ dân tộc. HS: Tập bài hát 3.

III. Hoạt động dạy học

1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (05) – TP (…94…) cho HS hát bài: Con chim non.

2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp). b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.

Hoạt động 1: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc (15’)

- GV treo tranh lên bảng, cho HS xem tranh có (đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh).

- GV đặt câu hỏi: Em hãy cho biết tên các nhạc cụ vừa xem trong tranh ? (…). Sau đó giới thiệu từng loại nhạc cụ một tới học sinh.

+ Đàn bầu (hay còn gọi là đàn Độc huyền) chỉ có 1 dây, dùng que để gẩy có âm sắc đặc biệt. Đây là một trong những nhạc cụ độc đáo của Việt Nam.

+ Đàn nguyệt (hay còn gọi là Đàn kìm) có 2 dây, dùng móng để gẩy. Đàn nguyệt thường đệm cho Chầu văn một thể loại hát đặc sắc của đồng bào Bắc bộ, hay dùng đệm cho hát Ca cải lương ở miền Nam.

+ Đàn tranh (hay còn gọi là Đàn thập lục) có 16 dây, dùng móng gẩy. Ngoài độc tấu hay hoà tấu, Đàn tranh còn đệm cho ngâm thơ.

- GV nói với h/s: Các em hãy nghe hết bài nhạc và cho biết đây là bài hát nào mà các em đã học ? Sau đó mở SongBanK (46) – TP (108) cho HS nghe nhạc bài “Cộc cách tùng cheng” của nhạc sĩ “Phan Trần Bảng”.

- Nghe xong GV gọi HS trả lời, gọi HS nhận xét, GV nhận xét biểu dương.

- GV hỏi h/s: Em cho biết tên các nhạc cụ gõ có trong bài hát? (sênh, thanh la, mõ, trống). GV gọi HS trả lời, gọi HS nhận xét, GV nhận xét biểu dương.

- GV gọi 1, 2 HS nhận biết và nói tên các nhạc cụ qua tranh, gọi HS nhận xét, GV nhận xét biểu dương.

- GV cho HS cả lớp nhận biết và nói đúng tên các nhạc cụ qua tranh 2, 3 lần.

- GV mở SING A LONG (47) – TP (100) hát bài “Cò lả” dân ca đồng bằng Bắc bộ choHS nghe 1, 2 lần.

* Giáo dục h/s: Các em ạ! Các bài hát dân ca và các loại nhạc cụ dân tộc là do nhân dân sáng tạo ra. Nó là tài sản quí của đất nước , các em hãy yêu và học các bài hát dâ ca, các loại nhạc cụ dân tộc để giữ gìn bảo tồn những giá trị văn hoá và bản sắc dân tộc Việt Nam ta.

Hoạt động 2: Ôn hát (16’)

- GV khởi giọng bằng(tiếng đàn, giọng hát) cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp cùng với tiếng đàn STPi a no (006 >Transpose-5) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tốc độ hơi nhanh, tiếng hát nhẹ nhàng).

- GV mở nhạc Co un t ry (091) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…114…) – Transpose (-5) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát nhẹ nhàng) kết hợp ghi nhạc vào đàn.

- GV mở đàn cho HS hát+ tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát nhẹ nhàng).

- GV gọi từng nhóm, mở nhạc cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp tại chỗ. GV nhận xét biểu dương.

- GV gọi HS hát song ca trước lớp (GV mở nhạc đệm cho HS hát). GV nhận xét biểu dương.

- GV gọi HS hát đơn ca trước lớp (GV mở nhạc đệm cho HS hát). GV nhận xét biểu dương.

IV. Dặn dò (1’)

- HS về nhà Tập biểu diễn bài hát; Học thuộc Vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc.

Tuần 16 Dạy lớp: 3A1 ,3A2 ,3D ,3C Ngày soạn: 18/12/2017 Thứ tư ngày 20 tháng 12 năm 2017

Ngày dạy: 20,22/12/2017 Âm nhạc

Tiết 16: KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Âm nhạc 3 - Trân Văn Việt - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w