III. Hoạt động dạy học
HỌC TÊN NỐT NHẠC QUA KHUÔNG NHẠC BÀN TAY
I. Mục tiêu
- Qua truyện kể các em biết âm nhạc còn có tác động tới loài vật.
- Nói đúng Tên các nốt nhạc và Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay.
- Yêu thích câu chuyện, có thái độ không đồng tình với những người săn bắt những loài vật cần được bảo vệ. Có niềm vui khi học về các nốt nhạc.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện; Tìm hiểu kĩ câu chuyện “Cá heo với âm nhạc”. - Tập tranh câu chuyện “Cá heo với âm nhạc”.
- HS: Tập bài hát 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Nhắc HS ngồi ngay ngắn. HS hát 1 bài (Ngày mùa vui). 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
b. GV ghi tên bài dạy lên bảng. Hoat động 1: Kể chuyện âm nhạc (17’)
GV kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện “Cá heo với âm nhạc” qua tranh từng đoạn ngắn và đặt câu hỏi để HS trả lời.
CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC
Ở vùng biển Bắc cực trời rét đậm. Băng giá ngày càng nhiều, diện tích mặt nước chưa đóng băng dần dần bị thu hẹp lại. Đàn cá heo sống trong khu vực đó vùng vẫy và có nguy cơ bị chết vì băng giá.
Làm thế nào để cứu chúng bây giờ ? Tầu phá băng được phái đến. Tầu làm việc liên tục nhưng kết quả không được là bao. Những tảng băng bị phá lại nhanh chóng liền lại vì trời quá lạnh. Tầu đành phải quay về. Những người ở đây thay nhau quốc những tảng băng để cố giữ lại diện tích nước cho đàn cá bơi lội vì chúng không thể sống trong nước đóng băng, cứ chừng vài phút lại phải nhô lên khỏi mặt nước để thở. Chúng chậm chạp dần và một số con yếu sức đã bị chết. Giữa lúc này, tầu phá băng quay trở lại sau khi được máy bay thăm dò dẫn đi theo một con đường hợp lý nhất. Tầu đã vào được với đàn cá và đang loay hoay tìm cách dẫn chúng đi ra biển cả. Đàn cá bơi, quẫy ríu rít… nhưng nhất định không chịu bơi theo con kênh do tầu phá băng dẫn ra biển.
Lúng túng mãi, mọi người tưởng như đành bó tay thì một thuỷ thủ nhớ ra rằng cá heo rất nhạy cảm với âm nhạc. Anh ta liền mở băng nhạc và giữa biển khơi mênh mông trắng toát của miền Bắc cực, Tiếng nhạc vút lên như lay động không gian bao la. Sự căng thẳng của mọi người như tan biến hết và đàn cá cũng như reo vui với tiếng nhạc. Đủ các loại nhạc vui, buồn được phát ra nhưng chỉ khi nghe nhạc cổ điển, nhất là khi nghe những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-cốp-xki thì đàn cá tỏ ra rất thích thú. Tiếng nhạc đã làm cho đàn cá heo say mê bơi theo con tầu ra biển, thoát khỏi vùng băng giá nguy hiểm.
Theo Spút-nhích, Liên Xô (cũ)
- Đoạn 1: ở vùng biển Bắc cực………vì băng giá.
- GV đặt câu hỏi: Em cho biết vì sao phải cứu đàn cá heo ? (Vì chúng có nguy cơ bị chết vì băng giá). GV nhận xét giảng giải thêm…
- Đoạn 2: Làm thế nào……….dẫn ra biển.
- GV đặt câu hỏi: Khi cứu đàn cá heo người ta gặp những khó khăn gì ? (Gặp rất nhiều những khó khăn: Tàu phá băng được phái đến nhưng không vào được với đàn cá, tàu đành phải quay về. Mọi người phải thay nhau cuốc từng tảng băng để cố giữ lại diện tích mặt nước cho đàn cá bơi lội, một số con yếu sức đã bị chết. Khi tàu vào được với đàn cá để cứu chúng ra biển nhưng chúng lại không chịu bơi theo tàu phá băng đi ra biển). GV gọi HS nhận xét, gọi HS bổ sung, GV nhận xét giảng giải thêm…
- Đoạn 3: Lúng túng mãi………vùng băng giá nguy hiểm. - GV đặt câu hỏi: Cuối cùng người ta đã cứu chúng bằng cách nào ? (Cho cá heo nghe nhạc cổ điển, nhất là những giai điệu đẹp của nhạc sĩ Trai-Cốp-xki). GV gọi HS nhận xét, GV nhận xét giảng giải thêm…
- GV kể hoặc đọc diễn cảm lại toàn bộ câu chuyện theo tranh cho HS nghe.
+ Để hiểu thêm về âm nhạc tác động tới con người, GV kể cho HS nghe câu chuyện “Nhạc sĩ Sô- phanh và bác công nhân già”.
+ GV cho biết thêm, không chỉ có con người và cá heo thích nghe nhạc mà còn một số loài vật nữa cũng rất thích nghe nhạc VD: như mèo…, chó…, ngựa…, gấu…, voi…/ - GV kể hoặc đọc diễn cảm lại toàn bộ câu chuyện cho HS nghe lần 2 để HS ghi nhớ câu chuyện.
Hoạt động 2: Học 7 nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay (14’)
- GV cho HS đọc Tên nốt nhạc (Đ R M F S L X) cùng với Vị trí của nó trên khuông nhạc theo 2 chiều 2, 3 lần.
- GV giới thiệu và cho HS đọc các nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. + Giới thiệu khuông nhạc trong tài liệu (5 dòng, 4 khe).
+ GV giới thiệu bàn tay trái (Khuông nhạc bàn tay 5 dòng, 4 khe): Giơ lòng bàn tay trái, các ngón xoè ra hướng về HS. Năm ngón tượng trưng cho 5 dòng kẻ song song, Ngón tay trỏ của bàn tay phải đặt song song phía dưới ngón út tay trái (tượng trưng cho dòng kẻ phụ) chỉ nốt Đô. Dùng ngón chỏ chỉ hơi chếch phía dưới sát ngón út là nốt Rê. Chỉ vào ngón út tay trái (tượng trưng cho dòng kẻ 1 từ dưới lên) là nốt Mi. Chỉ vào khoảng trống giữa ngón đeo nhẫn và ngón út là nốt Fa (khe 1). Chỉ vào ngón đeo nhẫn (tượng trưng cho dòng kẻ 2) là nốt Son. Chỉ vào khe giữa ngón đeo nhẫn và ngón giữa là nốt La (khe 2). Chỉ vào ngón trỏ là nốt Xi (dòng 3).
+ GV áp bàn tay trái lên bảng và kẻ các dòng nhạc tương ứng với các ngón tay, giảng giải cho các em hiểu và ghi nhớ.
- GV cho HS Luyện tập và ghi nhớ (Vị trí các nốt nhạc ) trên khuông nhạc bàn tay VD: GV chỉ vào ngón út, HS đọc (nốt Mi nằm trên dòng kẻ 1) theo cả lớp, theo dãy bàn, cá nhân. GV nhận xét biểu dương.
- GV cho HS vừa nói Tên nốt nhạc vừa dùng ngón tay chỉ vào các Vị trí tương ứng của bàn tay trái.
IV. Dặn dò (1’)
- HS về nhà Tập nói thuộc Tên nốt và Vị trí nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay. - Học thuộc 3 bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Này mùa vui.
Tuần 17 Dạy lớp: 3A1 ,3A2 ,3D ,3C Ngày soạn: 25/12/2017 Thứ tư ngày 27 tháng 12 năm 2017
Ngày dạy: 27,29/12/2017 Âm nhạc
Tiết 17: ÔN TẬP SÁU BÀI HÁT ĐÃ HỌC
I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, hát đồng đều hoà giọng , rõ lời, diễn cảm 6 bài hát đã học.
- Hát kết hợp vỗ đệm đúng theo nhịp, tiết tấu lời ca 6 bài hát. - Tập biểu diễn.
- HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học, tham gia biểu diễn trước lớp.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Hát thuộc chuẩn xác, diễn cảm 6 bài hát.
- Hát vỗ tay đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca bài 6 hát. - GV: Thanh phách. HS: Tập bài hát 3.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (2, 3’): Nhắc HS ngồi ngay ngắn. Học sinh hát bài: Gà gáy. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).
b. GV ghi tên bài dạy lên bảng. Hoạt động 1: Ôn hát (17’) - Ôn bài hát: Bài ca đi học.
+ GV cho HS hát + vỗ tay nhẹ đệm theo nhịp 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai. - Ôn bài hát: Đếm sao.
+ GV cho HS hát + vỗ tay nhẹ đệm theo nhịp 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai. - Ôn bài hát: Gà gáy.
+ GV cho HS hát + vỗ tay nhẹ đệm theo nhịp 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai. - Ôn bài hát: Lớp chúng ta đoàn kết.
+ GV cho HS hát + vỗ tay nhẹ đệm theo nhịp 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai.
+ GV cho HS hát + vỗ tay nhẹ đệm theo nhịp 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai. - Ôn bài hát: Ngày mùa vui
+ GV cho HS hát + vỗ tay nhẹ đệm theo nhịp 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai.
- GV cho HS hát ôn 6 bài hát + tay vỗ nhẹ đệm theo tiết tấu lời ca mỗi bài 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai.
Hoạt động 2: Tập biểu diễn (14’)
- GV cho HS Tập biểu diễn 3 bài hát (Lớp chúng ta đoàn kết, Con chim non, Ngày mùa vui).
+ GV gọi HS lên Tập biểu diễn theo nhóm trước lớp (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động và gõ đệm theo nhịp, kết thúc cúi chào ra về). GV nhận xét biểu dương.
+ GV gọi HS Tập biểu diễn song ca(2 song ca), đơn ca(2 đơn ca) trước lớp (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động và gõ đệm theo nhịp, kết thúc cúi chào ra về). GV nhận xét biểu dương.
IV. Dặn dò (1’)
- HS về nhà Tập biểu diễn lại các bài hát đã học.
Tuần 18 Dạy lớp: 3A1 ,3A2 ,3D ,3C Ngày soạn: 31/12/2017 Thứ ba ngày 2 tháng 1 năm 2018
Ngày dạy: 2,4/1/2018 Âm nhạc
Tiết 18: TẬP BIỂU DIỄN CÁC BÀI HÁT ĐÃ HỌC I. Mục tiêu
- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, hát đồng đều hoà giọng, rõ lời, diễn cảm 6 bài hát trong học kì 1.
- Biểu diễn các bài hát.
- HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học, tham gia tập biểu diễn trước lớp.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, diễn cảm 6 bài hát. - GV: Đàn Organ điện tử. HS: Tập bài hát 3. - GV ghi tên 6 bài hát trong học kì 1 lên bảng.
III. Hoạt động dạy học
1. Ôn định lớp (1’): Nhắc HS ngồi ngay ngắn học bài. 2. Dạy bài mới: Ôn tập – Tập biểu diễn.
Hoạt động 1: Ôn hát (17’) - Ôn bài hát: Bài ca đi học.
GV mở nhạc POP (004) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…106…) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ. Tập cho HS hát nhấn nhẹ vào từng phách thể hiện tính chất nhịp đi của bài) kết hợp ghi nhạc vào đàn.
GV mở nhạc WAL (066) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…98…) – Transpose (- 2) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui nhịp nhàng, tiếng hát hơi nhỏ).
- Ôn bài hát: Gà gáy.
GV mở nhạc Bat3 (015) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…110…) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui-linh hoạt, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ).
GV mở nhạc SIS CO (024) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…110…) – Transpose (-2) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ).
GV mở nhạc WAL (066) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…94…) – Transpose (- 2) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui vui nhịp nhàng, tiếng hát nhẹ nhàng ).
- Ôn bài hát: Ngày mùa vui.
Transpose (-5) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát nhẹ nhàng).
Hoạt động 2: Biểu diễn kết hợp kiểm tra (15’)
- GV cho các nhóm tự chọn bài hát (mỗi nhóm chọn 2 bài), GV đánh dấu bài HS chọn trên bảng.
- GV gọi HS lên Biểu diễn theo nhóm trước lớp (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động, kết thúc cúi chào ra về); (GV đệm đàn cho HS biểu diễn). GV nhận xét biểu dương.
- GV gọi HS hát song ca trước lớp, khi lên Biểu diễn h/s tự chọn 2 bài để biểu diễn (biểu diễn có: cúi chào, giới thiệu, hát kết hợp vận động, kết thúc cúi chào ra về); (GV đệm đàn cho HS biểu diễn). GV nhận xét biểu dương.
Hoạt động 3: Khen gợi nhắc nhở (2’)
- Cuối tiết học GV biểu dương những em tích cực tham gia tiết học. Khen ngợi những HS hoàn thành các bài học trong học kì 1, nhắc nhở nhẹ nhàng đối với một số em chưa cố gắng trong học tập cần phải cố gắng hơn trong học kì 2.
IV. Dặn dò (1’)