TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHOÁ SON

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Âm nhạc 3 - Trân Văn Việt - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 63 - 77)

- HS về nhà Biểu diễn lại các bài hát đã học.

TẬP KẺ KHUÔNG NHẠC VÀ VIẾT KHOÁ SON

I. Mục tiêu

- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, hát đồng đều hoà giọnh, rõ lời, diễn cảm bài hát. - Hát kết hợp với vận động phụ hoạ.

- Biết kẻ khuông nhạc; Viết đúng khoá son vào khuông nhạc.

- HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học, tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- GV: + Đàn và hát thuộc chuẩn xác, diễn cảm bài hát. Tập viết khoá son.

+ Đàn Organ điện tử. Mẫu khuông nhạc và khoá son. Tập bài viết khoá son của HS lớp trước. Sấp tờ Tập tô khoá son.

+ Kẻ 1 khuông nhạc lên bảng. - HS: Giấy ôly, bút, thước kẻ.

III. Hoạt động dạy học

1. Ôn định lớp – Kiểm tra (4’): HS đọc Tên nốt nhạc cùng với Tên hình nốt bài: Gà gáy. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).

b. GV ghi tên bài dạy lên bảng. Hoạt động 1: Ôn hát (10’)

- GV khởi giọng bằng(tiếng đàn, giọng hát) cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát đúng những chỗ có đảo phách, ngân đủ tiếng “này” ở cuối bài 5 phách nghỉ 1 phách, hát vui vui tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Khi sang gõ nhịp đến tiếng “này” cuối bài ngân bằng 3 cái gõ, cái gõ thứ 3 nhấc tay ứng vào dấu lặng đen sẽ nghỉ không ngân.

- GV mở nhạc EnK (098) – TP (…96…) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát đúng những chỗ có đảo phách, ngân đủ tiếng “này” ở cuối bài 5 phách nghỉ 1 phách, tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Khi sang gõ nhịp đến tiếng “này” cuối bài ngân bằng 3 cái gõ, cái gõ thứ 3 nhấc tay ứng vào dấu lặng đen sẽ nghỉ không ngân, kết hợp ghi nhạc bài hát vào đàn.

- GV mở nhạc cho HS hát kết hợp vận động theo nhịp tại chỗ 2, 3 lần kết hợp uốn nắn sửa sai.

Hoạt động 2: Tập kẻ khuông nhạc và viết khoá son (22’) - Tập kẻ khuông nhạc.

GV cho HS nhìn lên bảng, hướng dẫn HS kẻ khuông nhạc vào giấy ôly ở trên bảng. + Dùng 3 đầu ngón tay trỏ, giữ, đeo nhẫn của bàn tay trái giữ vào giữa thước kẻ, hai ngón tay cái và ngón út

giữ giấy. Tay phải cầm bút kẻ một đường thẳng bắt đầu từ mác theo các ly trên giấy, kẻ 5 dòng song song và cách đều nhau. + Trong giấy ôly, cách 1 dòng kẻ 1 khuông nhạc.

+ GV cho HS xem khuông nhạc kẻ mẫu trong giấy ôly.

+ GV cho HS kẻ khuông nhạc vào giấy ôly (Trong khi HS kẻ khuông nhạc GV quan xát trợ giúp những em chưa kẻ được).

- Tập viết khoá son.

+ GV cho HS nhìn lên bảng, hướng dẫn HS viết khoá son vào khuông nhạc ở trên bảng (5 dòng chính bằng phấn trắng, các dòng ngoài 5 dòng chính bằng phấn vàng tượng trưng cho các ly). Nếu là bảng chống loá thì lấy các dòng kẻ của bảng ở ngoài khuông nhạc làm ly.

+ Khi viết mỏ của khoá son chấm nét bút đầu tiên ở giữa khe 1, từ từ vòng phải lên sát dòng 3 và vòng xuống sát dòn1 rồi đưa chéo lên chếch sang bên phải 1 ly rồi vòng trái thắt ở dòng thứ 4, kéo thẳng xuống hơi chếch sang phải quá khuông nhạc 2 ly rồi lại vòng trái và chấm tròn nhỏ ở đường ly thứ nhất (GV vừa hướng dẫn vừa viết khoá son cho HS quan sát).

+ GV cho HS viết khoá son vào khuông nhạc vừa kẻ (Trong khi HS viết khoá son GV quan sát trợ giúp HS bằng cách bắt tay những em chưa viết được).

IV. Dặn dò (2’)

- GV cho h/s xem bài viết của h/s lớp trước. HS về nhà viết 5 khuông nhạc khoá son, mai nộp cho Lớp trưởng.

- Giờ này tuần sau có Tập chép nhạc, mỗi em chuẩn bị 1 tờ giấy ôly kẻ sẵn 2 khuông nhạc để giờ sau Tập chép nhạc.

Tuần 29 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 ,3D, 3C Ngày soạn: 26/3/2018 Thứ tư ngày 28 tháng 3 năm 2018

Ngày dạy: 28,30/3/ 2018 Âm nhạc

Tiết 29: TẬP VIẾT CÁC NỐT NHẠC TRÊN KHUÔNG NHẠC

I. Mục tiêu

- Nhớ Tên nốt, Tên hình nốt, Vị trí các nốt nhạc trên khuông nhạc. - Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc.

- HS tích cực, chủ động học các hình nốt và các nốt nhạc.

II. Chuẩn bị

- GV: + Tập viết các nốt nhạc trên khuông nhạc. Tập bài viết nốt nhạc trên khuông nhạc của HS lớp trước

+ Phấn vàng

+ Kẻ 1 khuông nhạc lên bảng.

- HS: Giấy ôly kẻ sẵn 2 khuông nhạc, bút, thước kẻ.

III. Hoạt động dạy học

1. Ôn định lớp – Kiểm tra (4’): HS đọc Tên nốt nhạc cùng với Tên hình nốt bài: Gà gáy. 2. Dạybàimới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).

b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.

Hoạt động 1: Ghi nhớ Tên hình nốt, Tên nốt nhạc trên khuông nhạc (12’) - GV cho HS đọc Tên nốt nhạc trên khuông nhạc bàn tay theo 2 chiều một số lần.

- GV cho HS đọc Tên nốt cùng với Tên hình nốt ở khuông nhạc sau.

- GV ghi nốt nhạc nào cho HS đọc Tên nốt cùng với Tên hình nốt của nốt nhạc. - GV cho HS đọc Tên nốt nhạc cùng với Tên hình nốt theo 2 chiều của khuông nhạc. - GV chỉ một nốt nhạc bát kỳ, cho HS đọc Tên nốt cùng với Tên hình nốt ở khuông nhạc trên.

Hoạt động 2: Tập viết nốt nhạc trên khuông nhạc (20’) - GV cho HS Tập viết các nốt nhạc ở 2 khuông nhạc sau.

- GV cho HS xem Bài viết các nốt nhạc của HS lớp trước. Thời gian này GV kẻ 2 khuông nhạc lên bảng, các ly ngoài khuông bằng phấn vàng (nếu là bảng chống loá thì không cần viết ly bằng phấn vàng mà lấy ly của bảng làm ly ngoài của khuông nhạc). - GV hướng dẫn HS viết nốt nhạc vào khuông nhạc.

Mỗi ô trong giấy ôly viết một nốt nhạc – VD: …

Thân nốt nhạc hình bầu dục nằm trong khe sẽ nằm gọn trong khe không chùm lên dòng kẻ và cao 1 ly, đuôi của nốt nhạc cao 3 ly – GV đọc “Fa đen” kết hợp hướng dẫn và viết vào khuông nhạc ở trên bảng cho HS quan sát (GV viết xong nốt nhạc nào thì cho HS viết nốt nhạc đó vào khuông nhạc đã chuẩn bị sẵn ở nhà). Chú ý: GV viết được nốt nhạc nào, cho HS viết nốt nhạc đó xong mới chuyển sang nốt tiếp theo.

Nốt nhạc hình bầu dục nằm trên dòng thì Thân nốt sẽ để dòng kẻ cắt đôi (một nửa ở trên và một nửa ở dưới) không sát lên dòng trên và dòng dưới, đuôi nốt nhạc cao 3 ly và dịch lên nửa ly; GV đọc “Son đen” kết hợp hướng dẫn và viết vào khuông nhạc ở trên bảng cho HS quan sát (GV viết xong nốt nhạc nào thì cho HS viết nốt nhạc đó vào khuông nhạc đã chuẩn bị sẵn ở nhà). Chú ý: GV viết được nốt nhạc nào, cho HS viết nốt nhạc đó xong mới chuyển sang nốt tiếp theo.

- GV cho HS viết hết 2 khuông nhạc trên. - GV thu bài viết của HS.

IV. Dặn dò (1’)

Tuần 30 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 ,3D, 3C Ngày soạn: 2/4/2018 Thứ tư ngày 4 tháng 4 năm 2018

Ngày dạy: 4,6/4/2018 Âm nhạc

Tiết 30: CHÀNG OÓC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA

I. Mục tiêu

- Biết Truyện kể và tác dụng của âm nhạc qua câu chuyện thần thoại Hy-Lạp “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia”.

- Nhớ Tên nhân vật chính của câu chuyện và Tên nhạc cụ có trong câu chuyện.

- HS tích cực, chủ động nghe chuyện và tìm hiểu câu chuyện, có ước mơ đàn hay như Chàng Oóc - Phê.

II. Chuẩn bị của giáo viên

- GV: + Kể hoặc đọc diễn cảm câu chuyện “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia”. + Tập tranh câu chuyện “Chàng Oóc-phê và cây đàn Lia”.

- HS: Bảng con, phấn trắng.

III. Hoạt động dạy học

1. Ôn định lớp – Kiểm tra (4’): HS đọc Tên nốt nhạc cùng với Tên hình nốt bài: Gà gáy. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp). b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.

* Kể chuyện (32’)

CHÀNG OÓC-PHÊ VÀ CÂY ĐÀN LIA

(Theo Thần thoại Hi Lạp)

Chàng Oóc-phê là một thanh liên giỏi âm nhạc, biết đánh đàn Lia. Tiếng đàn của chàng hay đến lỗi làm cho suối ngừng chảy, lá ngừng rơi, chim ngừng hót, mọi người dừng tay làm việc để lắng nghe những âm thanh tuyệt vời.

Vợ của chàng Oóc-phê là nàng Ơ-ri-đi-xơ chẳng may bị rắn cắn chết. Oóc-phê quyết tâm ra đi tìm cách cứu nàng. Trên đường đi phải qua con sông Sti-xơ. Ở đây có lão lái đò Ca-rông rất hung tợn chỉ chở người đi không chở người về. Oóc-phê năn nỉ mãi và cất lên tiếng hát, đánh đàn cho lão nghe. Âm nhạc đã cảm hoá lão lái đò.Lão nhận chở chàng đi và về theo yêu cầu.

Chàng thanh niên xuống Địa ngục, gặp Diêm Vương xin cho vợ sống lại. Diêm Vương bảo anh đánh đàn. Tiếng đàn nói lên tình thương yêu vô hạn của anh đối với người vợ, kể lại những ngày tháng họ sống hạnh phúc bên nhau. Diêm vương nghe rất xúc động và đồng ý cho vợ anh sống lại. Diêm vương dặn anh: Chỉ được nhìn và nói với vợ sau khi đã qua sông, sang tới bờ bên kia. Trên đường về, thấy chồng không nhìn mình và không hỏi han gì, Ơ-ri-đi-xơ tỏ ý giận dỗi. Oóc-phê quên mất lời Diêm Vương dặn, chàng ngoảnh lại nói với vợ một câu, thế là người vợ vĩnh viễn không sống lại được nữa. Oóc-phê xin lão lái đò quay trở lại cùng chết với vợ nhưng lão không nghe. Lão muốn tài năng âm nhạc của anh phải đem đến niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Thần A-pô-lông đã đưa anh lên Thiên đường và phong cho anh làm Thần Âm nhạc. Từ đó, hình chiếc đàn Lia được coi là biểu tượng của âm nhạc.

- GV kể hoặc đọc chậm diễn cảm Đoạn 1 câu chuyện cho HS nghe 2 lần (Chàng Oóc- phê...âm thanh tuyệt vời).

+ GV cho HS quan sát cây đàn Lia ở trong tranh.

+ GV đặt câu hỏi: Tiếng đàn của chàng Oóc-phê hay như thế nào ? (…); GV gọi HS trả lời, HS nhận xét. GV nhận xét biểu dương.

+ Em hãy tóm tắt hoặc kể lại Đoạn 1 của câu chuyện ? (…); GV gọi HS tóm tắt, HS nhận xét bổ xung; GV nhận xét biểu dương. Chú ý: Chỉ gọi 1, 2 em tóm tắt hoặc kể lại đoạn chuyện.

- GV kể hoặc đọc diễn cảm Đoạn 2 câu chuyện cho HS nghe 2 lần (Vợ của chàng Oóc- phê…….theo yêu cầu).

+GV đặt câu hỏi: Vì sao chàng Oóc-phê cảm hoá được Lão lái đò ? (…); GV gọi HS trả lời, HS nhận xét. GV nhận xét biểu dương.

+ Em hãy tóm tắt hoặc kể lại Đoạn 2 của câu chuyện ? (…); GV gọi HS tóm tắt, HS nhận xét bổ xung; GV nhận xét biểu dương. Chú ý: Chỉ gọi 1, 2 em tóm tắt hoặc kể lại đoạn chuyện.

- GV kể hoặc đọc diễn cảm Đoạn 3 câu chuyện cho HS nghe 2 lần (Chàng thanh niên xuống địa ngục………....cho mọi người).

+ GV đặt câu hỏi: Vì sao chàng Oóc-phê đã thuyết phục được Diêm vương đồng ý cho vợ anh sống lại ? (…); GV gọi HS trả lời, HS nhận xét. GV nhận xét biểu dương.

+ Em hãy tóm tắt hoặc kể lại Đoạn 3 của câu chuyện ? (…); GV gọi HS tóm tắt, HS nhận xét bổ xung; GV nhận xét biểu dương. Chú ý: Chỉ gọi 1, 2 em tóm tắt hoặc kể lại đoạn chuyện.

- GV kể hoặc đọc diễn cảm Đoạn 4 câu chuyện cho HS nghe 2 lần (Thần A-pô- lông………...âm nhạc).

+ GV đặt câu hỏi: Chàng Oóc-phê được phong làm gì và cây đàn Lia được coi là gì ? (…); GV gọi HS trả lời, HS nhận xét. GV nhận xét biểu dương.

+ Em hãy tóm tắt hoặc kể lại Đoạn 4 của câu chuyện ? (…); GV gọi HS tóm tắt, HS nhận xét bổ xung; GV nhận xét biểu dương. Chú ý: Chỉ gọi 1, 2 em tóm tắt hoặc kể lại đoạn chuyện.

- GV đọc toàn bộ câu chuyện cho HS nghe 1 lần.

+ GV đặt câu hỏi: Tại sao Lão lái đò không cho Oóc-phê quay trở lại để cùng chết với vợ ? (…) – GV gọi HS trả lời – HS nhận xét – GV nhận xét biểu dương.

+ Qua câu chuyện em thấy âm nhạc có tác dụng tốt đối với con người không ? (…); GV gọi HS trả lời, HS nhận xét. GV nhận xét.

Kết luận: Qua câu chuyện cho ta thấy âm nhạc có tác động mạnh mẽ và tốt đối với tình cảm con người. Cảm hoá được lão lái đò Ca-rông hung tợn, thuyết phục được Diêm vương cho vợ Oóc- phê sống lại.

- GV hỏi: Em hãy cho biết tên nhân vật chính của câu chuyện ? (…). GV cho HS trả lời vào bảng con.

- GV hỏi: Em hãy cho biết tên nhạc cụ có trong câu chuyện ? (…).

- GV hướng dẫn và cho HS vẽ cây đàn Lia vào bảng con.

IV. Dặn dò (1’)

- HS về nhà hát thuộc 2 bài hát “Chị Ong Nâu và em bé, Tiếng hát bạn bè mình”.

Tuần 31 Dạy lớp: 3A1 , 3A2 ,3D, 3C Ngày soạn: 9/4/ 2018 Thứ ba ngày 11 tháng 4 năm 2018

Ngày dạy: 11,13/4/2018 Âm nhạc

Tiết 31: Ôn tập 2 bài hát: CHỊ ONG NÂU VÀ EM BÉ, TIẾNG HÁT BẠN BÈ MÌNH I. Mục tiêu

- Hát đúng giai điệu và thuộc lời ca, thể hiện sắc thái, tình cảm 2 bài hát. - Hát kết hợp vận động phụ hoạ.

- HS tích cực ôn hát, luyện hát trong giờ học, tham gia các hoạt động trong tiết học.

- Đàn và hát thuộc chuẩn xác, thể hiện sắc thái, tình cảm của 2 bài hát. - Đàn Organ điện tử.

III. Hoạt động dạy học

1. Ôn định lớp (2, 3’): Mở SongBanK (03) – TP (…110…) cho HS hát bài: Gà gáy. 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (trực tiếp).

b. GV ghi tên bài dạy lên bảng.

Hoạt động 1: Ôn hát (14’) - Ôn bài: Chị Ong Nâu và em bé.

+ GV khởi giọng bằng(tiếng đàn, giọng hát) cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp cùng với tiếng đàn STPi a no (006 >Transpose-3) 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, hát đúng các tiếng có luyến và các tiếng đằng sau có dấu lặng đơn phải nghỉ, tiếng hát hơi nhỏ). Chú ý: Tập cho HS sử dụng đúng dấu nhắc lại và khung thay đổi.

+ GV mở nhạc Bld3 (102) – tiếng kèn Contrabs (161) – TP (…98…) – Transpose (-3) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát vui tươi, gọn tiếng rõ lời, tiếng hát hơi nhỏ)

+ GV khởi giọng bằng(tiếng đàn, giọng hát) cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát đúng những chỗ có đảo phách, ngân đủ tiếng “này” ở cuối bài 5 phách nghỉ 1 phách, hát vui vui tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Khi sang gõ nhịp đến tiếng “này” cuối bài ngân bằng 3 cái gõ, cái gõ thứ 3 nhấc tay ứng vào dấu lặng đen sẽ nghỉ không ngân.

+ GV mở nhạc EnK (098) – TP (…96…) dạo nhạc cho HS hát + tay gõ nhẹ theo nhịp 2, 3 lần (Tập cho HS hát đúng giai điệu, hát đồng đều hoà giọng, hát đúng những chỗ có đảo phách, ngân đủ tiếng “này” ở cuối bài 5 phách nghỉ 1 phách, tiếng hát nhẹ nhàng). Chú ý: Khi sang gõ nhịp đến tiếng “này” cuối bài ngân bằng 3 cái gõ, cái gõ thứ 3 nhấc tay ứng vào dấu lặng đen sẽ nghỉ không ngân.

Hoạt động 2: Hát kết hợp vận động phụ hoạ (18’)

- GV gọi HS hát kết hợp vận động theo nhịp theo nhóm tại chỗ; (GV đệm đàn cho HS hát). GV nhận xét biểu dương.

- GV gọi HS hát đơn ca từng bài trước lớp; (GV đệm đàn cho HS hát). GV nhận xét biểu

Một phần của tài liệu Giáo án cả năm - Âm nhạc 3 - Trân Văn Việt - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 63 - 77)

w