ĐƯỜNG THỨ HAI DỰA TRÊN NGUYÊN NHÂN TÁC THÀNH

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC (Trang 25 - 29)

Con đường này khác với con đường thứ nhất ở chỗ không nghiệm xét chính tác động biến dịch nhưng xét đến thành quả của biến dịch.

Chúng ta nghiệm thấy trong thế giới thiên nhiên có mối tương quan nhân quả. Mọi vật hiện hữu hay mọi biến cố xảy ra đều có một nguyên nhân. Trong đó nhiều nguyên nhân chúng ta không thể giải thích thấu đáo được. Nguyên nhân có nhiều dạng thức. Ở đây chúng ta nói về nguyên nhân tác thành. Một nguyên nhân trách nhiệm về hành động của mình khi tác động lên một sự vật khác hay làm cho một hữu thể bắt đầu hiện hữu. Đứa bé vừa sinh ra. Trước đó bé chưa hiện hữu và ai cũng biết bé không thể tự mình hiện hữu. Dĩ nhiên ai cũng khẳng định cha mẹ bé là nguyên nhân hiện hữu của bé. Khẳng định này hiển nhiên là đúng nhưng chưa phải là giải đáp tận căn cho sự hiện hữu của bé. Vì chính cha mẹ bé đã có một thời chưa có mặt trên thế giới. Vậy phải đi ngược lên tới tổ tiên của bé để tìm câu trả lời, nhưng phải đi ngược lên tới bao xa mới có câu trả lời thỏa đáng? Có ngược lên đến vô tận cũng vô ích vì một chuỗi vô cùng những nguyên nhân trong chuỗi nguyên nhân cha mẹ tổ tiên vẫn là những nguyên nhân trung gian nên không thể tìm thấy lý do hiện hữu ở nơi đó. Vì vậy nhất thiết phải truy nhận có một nguyên nhân đệ nhất đứng ngoài chuỗi nguyên nhân trung gia hay lệ thuộc kia và trách nhiệm hoàn toàn về sự hiện hữu của chuỗi nguyên nhân trung gian hay lệ thuộc trong vũ trụ, đồng thời nguyên nhân đệ nhất đó không bị lệ thuộc vào bất cứ nguyên nhân nào khác.

Cần quan niệm cho đúng nguyên nhân đệ nhất và nguyên nhân đệ nhị hay nguyên nhân trung gian mà ta quan sát được bằng kinh nghiệm. Nguyên nhân đệ nhị hay nguyên nhân lệ thuộc luôn luôn có trước các hậu quả của chúng theo diễn tiến thời gian. Còn nguyên nhân đệ nhất lại ở ngoài thời gian. Nguyên nhân đệ nhất không đứng ở đầu chuỗi móc xích nhân quả. Thượng Đế không có trong móc xích đầu tiên của chuỗi móc xích cùng loại với thế giới này. Nếu thiếu một nguyên nhân đệ nhất như thế, thế giới sẽ trở thành không hiểu được, bởi vì không có vật nào trong thế giới khả nghiệm này có thể tìm được nơi chính mình nền tảng cũng như lý do hiện hữu của mình. Vậy hạn từ nguyên nhân đệ nhất không được hiểu theo nghĩa mà khoa học vẫn hiểu.

Bản văn của thánh Toma.

“Đường thứ hai khởi đi từ bản chất của nguyên nhân tác thành: trong thế giới sự vật khả giác, ta nhận thấy có một trật tự giữa các nguyên nhân tác thành. Được biết, không có trường hợp nào trong đó có một vật được coi là nguyên nhân tác thành của chính mình. Nếu có, vật đó phải có trước mình, là điều phi lý, không thể chấp nhận được.

Trong trật tự các nguyên nhân tác thành, nguyên nhân đệ nhất sinh ra một hay nhiều nguyên nhân trung gian, nguyên nhân trung gian sinh ra nguyên nhân sau cùng. Nếu không có nguyên nhân đệ nhất, làm sao có nguyên nhân trung gian và nguyên nhân sau cùng. Nên không thể lý luận mãi như thế được, vì lý luận như thế sẽ không có nguyên nhân tác thành đệ nhất thì cũng chẳng có nguyên nhân trung gian và hiệu quả sau cùng. Đó là điều sai lầm.

Bởi đấy, cần có nguyên nhân tác thành đệ nhất được mọi người gọi là Thượng Đế”

Ai cũng nhận thấy hai chứng cứ thứ nhất và thứ hai giống nhau như đã nói trên đây. Thành thử không thiếu học giả cho rằng chỉ có một con đường duy nhất và đường đó có 5 phần. Nghĩ như thế là không tôn trọng tư tưởng thánh Toma cho đủ, vì ngài đã viết rõ là quiquae viae (5 con đường). Tuy nhiên không ai chối cãi được rằng năm con đường đó xây dựng cùng một kiểu. Thánh Toma xây dựng luận chứng của ngài trên hai nguyên tắc chắc chắn: 1) Không sự vật nào có thể tự làm nguyên nhân cho chính mình vì điều đó mâu thuẫn quá: Cho rằng một sự vật có thể làm nguyên nhân cho chính mình tức là nhận rằng nó hiện hữu (với tư cách là nguyên nhân) trước khi nó thực sự hiện hữu (với tư cách là hiệu quả). Vậy mỗi hữu thể phải có nguyên nhân biệt khỏi nó và hiện hữu trước nó. 2) Không thể ngược lên đến vô cùng trong trật tự những hữu thể vừa làm nguyên nhân cho cái khác vừa cần một nguyên nhân cho mình. Nói cách khác ta không thể ngược dòng thời gian mãi, vì như thế vẫn không giải quyết được vấn đề nền tảng của hiện hữu, vì ngược dòng thời gian ta chỉ gặp những nguyên nhân đệ nhị hay nguyên nhân trung gian là những nguyên nhân không tự mình mà có, chúng hiện hữu do một nguyên nhân ở ngoài chúng. Phải có một nguyên nhân đệ nhất ban hiện hữu cho chúng. Đó là ý nghĩa của tác động sáng tạo. Đó cũng là trọng tâm vấn đề siêu hình học về hiện hữu của thánh Toma. Nếu không có nguyên nhân tác thành đệ nhất thì vẫn không thể giải thích được sự kiện những hữu thể trong vũ trụ là những hữu thể cần có nguyên nhân.

Có ý kiến cho rằng nếu toàn bộ vũ trụ là một hệ thống đóng kín thì toàn bộ các yếu tố vũ trụ đều là nguyên nhân cho nhau trong một hệ thống vòng tròn bất tận, nên không cần một nguyên nhân đệ nhất. Giả thiết này có thể đúng xét về phương diện nó cho biết nguyên nhân tính được chuyển đi như thế nào, còn chính nguyên nhân tính do đâu mà có, đấy mới là vấn đề. Nếu cho rằng nó phát sinh từ vũ trụ xét như một toàn thể thì vũ trụ đó cũng chỉ hiện hữu nhờ các thành phần cấu tạo mà thôi. Các thành phần cấu tạo đều là những nguyên nhân lệ thuộc vừa làm nguyên nhân cho cái khác vừa cần nguyên nhân cho mình.

Lại nữa, trước đây I. Kant đã phủ nhận chứng cứ hữu thể học, thì nay ông cũng phủ nhận chứng cứ dựa trên nguyên lý nhân quả mà nguyên nhân tác thành nằm trong nguyên lý này. Đối với ông, đó cũng chỉ là một trong những nguyên lý của lý trí thuần túy, theo đó lý tính không thể đạt được những vấn đề siêu hình, nên nguyên lý này không có giá trị khi áp dụng cho Thượng Đế, là một thực tại nằm ngoài kinh nghiệm khả giác. Ông cho rằng, những nguyên tắc của trí năng con người chỉ có hiệu lực cho công dụng thực nghiệm (usage emperique) không có hiệu lực siêu nghiệm (usage

transcendent) cho nên đi từ những nghiệm xét về vũ trụ tới chỗ quyết có một nguyên nhân siêu việt của vũ trụ là đi quá trớn. Sở dĩ triết học Kant và

những học thuyết chịu ảnh hưởng của ông sau này đã đi đến khẳng định như vậy vì bị thôi miên bởi lý tưởng khoa vật lý Newton. Thời đó phần lớn các triết gia xem vật lý học Newton như là một khuôn hình các nguyên tắc tuyệt đối đúng. Tuy nhiên cuối thế kỷ 19, xảy ra cuộc khủng hoảng trên qui mô lớn, khiến người ta đặt lại nhiền vấn đề xưa kia được coi là nền tảng vững chắc bất khả chuyển lay. Sự xuất hiện khoa vật lý hạt nhân hay lượng tử làm nguyên lý tất định lung lay. Thuyết tương đối xuất hiện đưa ra những quan

niệm mới về không gian và thời gian. Khoa luân lý hiện đại cũng nhận nhiều giá trị khác nhau, nguyên lý triệt tam của luận lý học học cổ điển không còn bao quát được mọi lãnh vực. Triết học hiện đại cũng không còn thu giảm con đường vào trong trí năng của mình. Một nhà triết học hiện sinh không ngần ngại tuyên bố: hiện dinh đích thực là hiện sinh vươn tới siêu việt.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w