ĐƯỜNG THỨ BA DỰA TRÊN TẤT HỮU

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC (Trang 29 - 31)

Đường thứ ba dẫn đến khẳng định sự hiện hữu của Thượng Đế phát sinh từ nhận thức về tính bất tất của các sự vật trong vũ trụ. Một cách nôm na, bất tất nghĩa là có thể ra khác (can be other). Tất yếu, không thể khác được (can not be otherwise). Một vật bất tất là một vật có cũng được và không cũng được, một vật có sinh có diệt, có sinh tức là trước chưa hiện hữu, nếu có hiện hữu thì không phải do mình mà cần phải có nguyên nhân cho hữu thể mình. Thường người ta ít bén nhạy về tính bất tất (mỏng dòn, giới hạn) nơi các sự vật, chỉ khi người ta phải đối diện với cái chết của một người thân hay sự sụp đổ của một cơ ngơi, người ta mới ý thức rõ ràng về tính bất tất của các sự vật quanh ta.

Có hai loại hữu thể tất yếu hay tất hữu. Hữu thể tất hữu tự thân hay tự thể (per se), tuyệt đối là hữu thể tự mình có đủ lý do hiện hữu, không phải nhờ hữu thể khác làm nguyên nhân cho mình, là hữu thể luôn luôn hiện hữu, nghĩa là không có bắt đầu hiện hữu cũng không bao giờ thôi hiện hữu luôn luôn ở hiện thể hiện hữu (in actu existentiae). Hữu thể tất yếu giả định hay hữu thể nhận tất yếu nơi hữu thể khác. Tất yếu không phải là ý niệm bất tương hợp với trật tự tạo thành (Summa Contra Gentiles II c.30). Thiên thần

thụ tạo linh thiêng tất yếu bất hoại (incorruptible) bất biến (immobile) do quyền năng của Thiên Chúa (Summa Contra Gentiles III c.94).

Dưới đây là đoạn trích văn bản thánh Toma:

“Đường thứ ba dựa vào vật bất tất và vật tất yếu. Ta thấy trong thiên nhiên có những vật có hay không cũng được vì người ta thấy chúng xuất hiện rồi mất đi, nghĩa là chúng có thể có và cũng có thể không. Điều đó cho thấy không nhất thiết mọi vật bất tất luôn luôn hiện hữu. Vì cái có thể có, thì cũng có lúc chẳng có. Nếu tất cả mọi vật đều bất tất thì đã có lúc không có vật nào cả. Nếu giả thiết đúng như thế thì ngay lúc này, chẳng có vật nào hết, bởi vì vật gì vốn không có, nó chỉ bắt đầu có, nhờ vào vật khác đã có sẵn. Giả sử trước đây không có vật nào, thì bây giờ làm gì có vật nào bắt đầu hiện hữu được. Như vậy hiện thời trên thế giớn chẳng có một vật gì cả. Nhưng thực tế cho thấy ngược hẳn với điều đó. Do đó không phải tất cả hữu thể đều bất tất nhưng phải có một vật tất yếu. Vật tất yếu có hai loại: hoặc nhận tính tất yếu nơi vật khác hoặc tự mình là tất yếu. Và ta không thể đi ngược đến vô cùng trong chuỗi những vật tất yếu có nguyên nhân tất yếu nơi vật khác, cũng như không thể đi ngược tới vô tận trong chuỗi các nguyên nhân tác thành (trung gian) như đã nói ở chứng cứ thứ hai. Vậy phải có một hữu thể tất yếu tự tại. Chính hữu thể ấy là nguyên nhân của tính tất yếu nơi các hữu thể tất yếu khác. Mọi người gọi là Thượng Đế”.

Etienne Gilson cho thấy thánh Toma đã hoàn toàn theo cách chứng minh của nhà hiền triết Do Thái Moses Maimonides (1135) để nêu lên sự kiện hữu thể bất tất và tất yếu. Thánh Toma cũng làm như Maimonides là đặt ra ba giả thuyết: 1) Không vật nào sinh ra và diệt đi hết. Giả thuyết này bị kinh

nghiệm thường ngày bác bỏ ngay , vì ai cũng thấy có những vật sinh và diệt trong vũ trụ. 2) Tất cả vạn vật đều sinh ra và diệt (không có hữu thể tất yếu nào cả). Giả thuyết này cũng không thể nhận được, vì nếu tất cả đều sinh và diệt tức thị tất cả đều bất tất, mà bất tất thì đã có lúc chúng không có và đã không có thì chúng không thể tự chúng bắt đầu có và như vậy vẫn không có hữu thể nào hết. Kinh nghiệm cho hay: có những hữu thể trong vũ trụ. Cho nên giả thuyết thứ hai này cũng không chấp nhận được. 3) Có những vật bất tất có sinh có diệt và cũng có hữu thể tất yếu không sinh và không diệt. Thực ra đây không còn phải là giả thuyết nữa nhưng là kết luận nhất thiết phải được chấp nhận sau khi chúng ta thấy không thể chấp nhận hai giả thuyết trên kia.

Tóm lại, những sự vật chúng ta quan sát trong vũ trụ thảy đều sinh và diệt, đều bất tất. Và nếu có lùi lại tới vô tận trong chuỗi những vật bất tất đó cũng chẳng giải quyết được gì. Vì một vũ trụ gồm toàn những vật bất tất, nghĩa là những vật cần phải có một nguyên nhân cho sự khởi đầu hiện hữu của mình, mãi mãi vẫn là chuỗi bất tất, không thể tự hiện hữu được. Vì tất cả đều bất tất nên đã có lúc vũ trụ này là hư vô hoàn toàn. Bởi vì hư vô đó không thể tự sinh ra hữu thể. Vì giả thuyết đó vô lý, nên chúng ta phải công nhận rằng ngoài những hữu thể bất tất ra còn có hữu thể tất yếu. Đó là hữu thể chúng ta đang tìm kiếm và gọi Ngài là Thượng Đế.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP TRIẾT HỌC MÔN LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w