Đánh giá hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu Đề bài trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 26)

V. Đánh giá chất lượng kinh tế thời kì đổi mới

2. Đánh giá hiệu quả kinh tế

Năng suất lao động xã hội (được đo bằng GDP theo giá thực tế chia cho tổng số

lao động đang làm việc) của nước ta còn rất thấp so với ngay cả những nước trong khu vực: năm 2005 mới đạt khoảng 19,7 triệu đồng/người/năm, tương đương 1240 USD/người/năm, thấp hơn nhiều so với các nước ASEAN (nếu Việt Nam = 1 thì Inđônêxia = 1,24, Philippin = 2,68, Thái Lan = 6,15). Nếu tính theo giá so sánh thì năng suất lao động trong thời kỳ 1991-2005 ch tăng 4,9%/năm và mức tăng tuyệt đối mỗi năm là 0,3 triệu đồng trên một lao động làm việc. Trong điều kiện năng suất lao động thấp và tăng chậm, thì giá trị thặng dư tạo ra thấp, ảnh hưởng đến tích lũy tái đầu tư để tái sản xuất mở rộng cũng như nâng cao mức sống.

26

Năng suấtlao động hội của ViệtNam.

Nguồn: Tổng cục thống

b) Hiệu quả sử dụng vốn

Xét theo các nguồn tạo nên tăng trưởng từ năm 1996 đến 2004: t trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của yếu tố vốn đã tăng từ 34,6% lên tới 61,5%, của yếu tố

lao động đã tăng từ 1,5% lên 21,9%, của yếu tố TFP giảm từ 62,1% xuống còn 16,6%. Ngay cả trong tăng trưởng chiều rộng thì sự tăng trưởng của nước ta cũng nghiêng nhiều về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động (t trọng đóng góp của vốn cao gấp 3 lần t trọng đóng góp của yếu tố lao động). Trong khi đó, vốn là yếu tố mà nước ta còn thiếu, còn lao động là yếu tố mà nước ta lại khá dồi dào.

Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động với ch số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2008 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP. Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính được là 2,9 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2008, hệ số này là 6,66. Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng. Trong vòng 17 năm (1991-2008), hệ số ICOR tăng 2,3 lần. Ngay cả mức phổ biến từ 4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế

phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta ch bằng một nửa.

27

Tốc độ tăng trưởngGDP và hệ sốICORE của ViệtNam 1991-2008.

Nguồn: Tổng cụcThốngkê.

3. Đánhgiá sức cạnhtranh của nền kinh tế.

Tăng trưở ng cao như ng sứ c cạnh tranh của nền kinh tế cò n yếu. Chất lượ ng tăng trưởng cũng được thể hiện qua năng lực cạnh tranh của nền kinh tế ở cả ba cấp độ: doanh nghiệp, sản phẩm và quốc gia. Với Việt Nam, năng lực cạnh tranh ở cả ba cấp độ còn yếu.

a) Năng l c cnh tranh ca c c doanh nghip trong nước

Từ năm 2000 đến 2004, hai ch tiêu thể hiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp là t suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và t suất lợi nhuận trên doanh thu của Việt Nam đều thấp nhưng có xu thế tăng lên ở tất cả các thành phần kinh tế với mức độ khác nhau. Nếu phân theo thành phần kinh tế, thì t suất lợi nhuận trên vốn của

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cao nhất và liên tục tăng từ 9% năm 2000 lên 13% năm 2004. Trong khi đó, ch tiêu này ở các doanh nghiệp trong khu vực nhà nước

thấp hơn hơn nhiều, nhưng cũng có chiều hướng gia tăng, từ 2,4% lên 3,1%. Điều đáng quan tâm là khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước, có t suất lợi nhuận trên vốn giảm từ

2,3% năm 2001 xuống còn 1,6% năm 2004.

28

Nếu xét chung toàn bộ các doanh nghiệp trong nền kinh tế , t suấ t lợ i nhuận trê n vốn bình quân giai đoạn 2000-2004 đã tăng từ 3,74% lên 4,85%/năm. Tuy nhiên, đến năm 2005 t suất này ch còn 4,42%/năm, điều này cho thấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt thấp (thấp hơn t lệ lãi suất vay ngân hàng) và có xu hướng giảm. Số doanh nghiệp bị lỗ mặc dù có xu hướng giảm sút nhưng vẫn chiếm tới 27,4% trong năm 2005. Doanh nghiệp nhà nước chiếm 54,1% nguồn vốn, 51,1% tài sản cố định, nhưng ch chiếm 41,2% lợi nhuận trong khối doanh nghiệp; doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 26,3% nguồn vốn nhưng ch chiếm 8,8% lợi nhuận.

Kết quả điều tra doanh nghiệp 2005-2006 cho thấy điểm yếu nhất của doanh nghiệp Việt Nam là quy mô nhìn chung vẫn còn nhỏ và siêu nhỏ (96,8% doanh nghiệp vừa và

nhỏ, trong đó doanh nghiệp có dưới 10 lao động chiếm 51,3%), đi kèm với trình độ

công nghệ còn thấp (số doanh nghiệp có giá trị tài sản dưới 5 t đồng chiếm 86%, mức

trang bị tài sản cố định bình quân 1 lao động ch có 153 triệu đồng, trong đó của doanh

nghiệp ngoại quốc ch có 66 triệu đồng).

b) Năngl c cạnhtranh củahàng hóa trong nước.

Phần lớn các mặt hàng trong nhóm thứ hai và thứ ba nêu trên của Việt Nam đã được bảo hộ trong một thời gian dài, tuy nhiên cho đến nay, những hàng hoá thuộc hai nhóm này vẫn có chất lượng kém và giá thành cao, không thể cạnh tranh trên thị trường trong nước chứ chưa nói đến khả năng xuất khẩu. Tính trung bình, giá hàng công nghiệp sản xuất trong nước cao hơn 30-40% so với giá hàng nước ngoài trên thị trường các nước trong khu vực, ngành sản xuất đồ uống ch có 6 trên 22 sản phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước, ngành hoá chất và phân bón ch có 5 trên 10 sản phẩm, ngành thép là 6/14, điện tử là 6/14, kính 1/4, bánh kẹo 4/8... Do chi phí sản xuất trong nước cao, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, nên nhập siêu còn rất lớn cả về kim ngạch tuyệt đối lẫn t lệ nhập siêu. Nếu nhập siêu năm 1999 ch có 201 triệu USD thì những năm sau đó đã tăng liên tục lên 5,45 t USD năm 2004, 12,4 t USD năm 2007 (bằng 25,7% giá trị xuất khẩu hàng hóa và gấp gần 2,5 lần mức nhập siêu của năm trước). Giá trị nhập khẩu hàng

29

hóa và nhập siêu nă m 2007 tă ng cao là do hai nguyên nhân chủ yế u: (1) nhu cầu nhập khẩu tăng để phát triển kinh tế (nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng chiếm tới 17,1% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu; xăng dầu cũng chiếm 12,3%), và (2) Giá của nhiều mặt hàng nhập khẩu chủ yếu đều tăng cao như sắt thép tăng 23,1%; phân bón tăng 19,1%; xăng dầu tăng 12,2%; chất dẻo tăng 9,6%.

c) l c cạnhtranh của nềnkinh tếnói chung.

Do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của sản phẩm còn thấp, năng lực cạnh tranh trên bình diện quốc gia của Việt Nam cũng không mấy khả quan. Theo báo cáo của Di n đàn Kinh tế thế giới (WEF) về cạnh tranh toàn cầu, năng lực cạnh tranh của Việt Nam vẫn rất thấp.

Năng lực cạnh tranh của VIệt Nam, 1999-2007

Nguồn:www.weforum.org

Xét theo từng tiêu chí, tình hình cụ thể về năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm

2007 như sau: thể chế kinh tế xếp thứ 74; cơ sở hạ tầng xếp thứ 83; kinh tế vĩ mô xếp thứ 53; hệ thống giáo dục và y tế phổ thông xếp thứ 56; giáo dục đại học xếp thứ 90; hiệu quả của cơ chế thị trường xếp thứ 73; mức độ s n sàng về công nghệ xếp thứ 85; mức độ hài lòng doanh nghiệp xếp thứ 86 và mức độ sáng tạo xếp thứ 75 trong tổng số 131 nước được đánh giá. So sánh năng lực cạnh tranh của Việt Nam với một số nước trong khối

ASEAN mà WEF có xếp hạng cho thấy: Việt Nam ch xếp trên Campuchia (thứ 103) và WEF không xếp hạng các nước Lào, Brunây, Myanma về năng lực cạnh tranh. Theo đánh giá của WEF, Việt Nam còn rất yếu kém về đổi mới công nghệ và chậm tr trong cải cách

30

thể chế và hành chính. Một số nhâ n tố gây cả n trở kinh doanh ở Việt Nam được ch ra bao gồm: tham nhũng, bộ máy hành chính kém hiệu quả, kết cấu hạ tầng chưa thích hợp, lực lượng lao động chưa được đào tạo tương xứng, quy định về thuế bất hợp lý, khả năng tiếp cận các nguồn tài chính yếu...

Nước ta đã chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới nên sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh mạnh hơn ở cả cấp độ quốc gia, doanh nghiệp và sản phẩm, ở cả thị trường trong nước và quốc tế, nhưng trước hết là ngay ở thị trường trong nước. Bởi vậy, hệ thống các tiêu chí về năng lực cạnh tranh như: quản lý kinh tế vĩ

mô, cơ chế chính sách, hệ thống pháp luật, cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng, thông tin và nguồn nhân lực... nếu không kịp thời được cải thiện, thì tất yếu sẽ gây khó khăn, trở ngại rất lớn cho các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

4. Đánh giá về giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.

Việc sử dụng nguồn lao động của nước ta còn nhiều bất cập. Tình trạng thiếu việc làm

và t trọng thất nghiệp còn khá cao. Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn rất nghiêm trọng. Theo số liệu thống kê năm 2004, ở nông thôn nước ta có tới 7,2 triệu người thiếu việc làm, chiếm 26,58% dân số trong độ tuổi lao động. Số lao động trong độ tuổi ở

nông thôn có việc làm cũng ch mới sử dụng 72,11% thời gian lao động có thể. Do t trọng lực lượng lao động ở nông thôn còn khá lớn nên nếu quy số thời gian chưa được sử dụng trên ra số người thất nghiệp thì t lệ số người chưa có việc làm của cả

nước lên đến khoảng 15%7.

Thời gian gần đây, lực lượng lao động ở nước ta tăng bình quân hàng năm khoảng 800.000 người nhưng do tăng trưởng việc làm hàng năm còn thấp nên tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp trong độ tuổi lao động hiện tại vẫn đang ở mức cao, cả ở thành thị và nông thôn. Theo số liệu điều tra dân số năm 2009, tại thời điểm điều tra, cả nước có 1,3 triệu lao động trong độ tuổi thất nghiệp chiếm t lệ 2,9% trong tổng số lao động trong

31

độ tuổi (năm 2008 là 2,38%), trong đó t lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,64%, xấp x

năm 2008; khu vực nông thôn là 2,25%, cao hơn mức 1,53% của năm 2008. Năm 2010, t lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi là 2,88%, trong đó khu vực thành thị là

4,43%, khu vực nông thôn là 2,27%. T lệ thiếu việc làm năm 2010 của lao động trong độ tuổi là 4,50%, trong đó khu vực thành thị là 2,04%, khu vực nông thôn là 5,47%.

Xu thế hội nhập và ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng mạnh mẽ sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động, cụ thể sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống/thủ công sẽ mất đi đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việcmới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn.

T ỷ lệ thất nghip và tỷ lệ thiếu vic làm ca lc lượng lao động trong độ tuổi năm 2008 phân theo vùng. ( Đơn vị % )

Ngun: Niên giám thng kê 2008.

Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ,

nguồn nhân lực…) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức như: Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư

nước ngoài; Sức ép về vấn đề giải quyết việc làm với sự gia tăng tlệ thất nghiệp hoặc

thiếu việc làm; 46 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy

32

cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, bị thay thế bởi lao robot, trang thiết bị công nghệ thông minh; Thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực như bưu chính, vi n thông và công nghệ thông tin… Chất lượng lao động ở nước ta thấp, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, cơ cấu ngành nghề đào tạo có nhiều bất cập. Còn thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành công nghiệp mới. T lệ lao

động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam thấp. Vẫn còn tình trạng mất cân đối cung - cầu lao động cục bộ giữa các vùng, khu vực, ngành nghề

kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu lao động chậm, lao động chủ yếu làm việc trong khu vực nông nghiệp, khu vực phi chính thức, năng suất thấp…

❖ Giải pháp:

Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, trước mắt thị trường lao động Việt Nam cần tiếp tục được phát triển theo hướng hiện đại hóa và thị trường. Khuôn khổ luật pháp, thể chế, chính sách thị trường lao động cần sớm được kiện toàn. Chú trọng hỗ trợ lao động di cư từ nông thôn ra thành thị, các khu công nghiệp và lao động vùng biên; Hỗ

trợ tạo việc làm cho thanh niên, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số, phụ nữ

nghèo nông thôn, thí điểm đặt hàng hợp đồng với trung tâm dich vụ việc làm và các tổ

chức, đơn vị có liên quan khác như: Phòng Công nghiệp Thương mại Việt Nam (VCCI), Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam… để thực hiện các hoạt động hỗ trợ tạo việc làm.

Bên cạnh đó, nâng cao năng lực, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện dự án, trong đó: Tăng cường đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý nhà nước về việc làm; phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng khung chương trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ tư vấn viên của trung tâm dịch vụ việc làm; Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về lao động, việc làm, nhất là cho lao động nông thôn, lao động di cư và các đối tượng lao động đặc thù...

33

5. Đánh giá vxóa đói gim nghèo.

Tlnghèo chungVit Nam phân theo mt stiêu chí *(đv:%)

( T lngh o ở đ y đưc t nh theo mc chi tiêu b nh qu n 1 người 1 tháng, sdng chu n ngh o chung ca Tng cc Thng kêvàNg n hàng Thếgii (t ld n ssng dưới ngư

ng 1 USD/ngày) cho các năm như sau: 1998: 149.000 VND; 2002: 160.000 VND, 2004: 173.000 VND, 2006: 213.000 VND.

Ngun: Tng cc Thng kê(2004, 2006, 2008, 2009).

Kết quả từ các cuộc điều tra mức sống hộ gia đình cho thấy t lệ người nghèo chung đã giảm từ 58,1% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002, có nghĩa là Việt Nam đã hoànthành sớm kế hoạch toàn cầu “giảm một nửa t lệ nghèo vào năm 2015” mà Liên hợp quốc đề ra. Hơn thế, đến năm 2006, t lệ nghèo đói toàn quốc đã giảm xuống còn 16%, tức là giảm hơn 3,6 lần so với 13 năm trước đó. Tuy các chuẩn nghèo khác nhau sẽ đưa ra những t lệ khác nhau về nghèo đói, nhưng trong bất kỳ trường hợp nào, tình trạng đói nghèo của nước ta cũng vẫn duy trì được chiều hướng ngày một giảm xuống. Đây là một

Một phần của tài liệu Đề bài trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 26)