Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Đề bài trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 27 - 28)

V. Đánh giá chất lượng kinh tế thời kì đổi mới

b. Hiệu quả sử dụng vốn của nền kinh tế

Xét theo các nguồn tạo nên tăng trưởng từ năm 1996 đến 2004: t trọng đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP của yếu tố vốn đã tăng từ 34,6% lên tới 61,5%, của yếu tố

lao động đã tăng từ 1,5% lên 21,9%, của yếu tố TFP giảm từ 62,1% xuống còn 16,6%. Ngay cả trong tăng trưởng chiều rộng thì sự tăng trưởng của nước ta cũng nghiêng nhiều về yếu tố vốn hơn là yếu tố lao động (t trọng đóng góp của vốn cao gấp 3 lần t trọng đóng góp của yếu tố lao động). Trong khi đó, vốn là yếu tố mà nước ta còn thiếu, còn lao động là yếu tố mà nước ta lại khá dồi dào.

Năng lực sản xuất của vốn đầu tư cũng đang giảm thấp đến mức báo động với ch số ICOR tăng mạnh trong giai đoạn 1991-2008 và thể hiện tính chu kỳ rõ rệt cùng với tăng trưởng GDP. Nếu như năm 1991, hệ số ICOR tính được là 2,9 (nghĩa là đầu tư gần 3 đồng thì GDP tăng lên 1 đồng), thì năm 2008, hệ số này là 6,66. Đây là tín hiệu cảnh báo cho hiệu quả đầu tư sụt giảm nghiêm trọng. Trong vòng 17 năm (1991-2008), hệ số ICOR tăng 2,3 lần. Ngay cả mức phổ biến từ 4-5,3 trong giai đoạn 2000-2007 cũng cao hơn nhiều so với khuyến cáo của các định chế tài chính có uy tín như Ngân hàng Thế giới: Đối với một nước đang phát triển, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu quả và nền kinh tế

phát triển theo hướng bền vững. So sánh với các nước trong khu vực, ICOR của Việt Nam gần gấp đôi, có nghĩa là hiệu suất đầu tư của nước ta ch bằng một nửa.

27

Tốc độ tăng trưởngGDP và hệ sốICORE của ViệtNam 1991-2008.

Nguồn: Tổng cụcThốngkê.

Một phần của tài liệu Đề bài trình bày thực trạng tăng trưởng và chất lượng tăng trưởng kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986 nay) (Trang 27 - 28)