V. Đánh giá chất lượng kinh tế thời kì đổi mới
7. Thực trạng tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội
Việt Nam đã thành công trong việc giảm nghèo từ đầu những năm 1990 tương tự như Trung Quốc và Inđônêxia, và còn hơn cả thành công của một nước đã có mức nghèo đói thấp hơn nhiều trong những năm 1990. Tuy nhiên, tiến bộ nhanh chóng này lại đi kèm với sự gia tăng nhẹ về bất bình đẳng. Phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa thành thị và nông thôn, giữa miền xuôi và miền núi đang tăng lên. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, hệ số chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và nhóm 20% nghèo nhất trong tổng dân số cả nước đã tăng từ 7,6 lần năm 1999 lên 8,3 lần năm 2004. T lệ so sánh giữa mức chi tiêu của nhóm 20% người giàu nhất và 20% người nghèo nhất trong xã hội tăng từ 4,2 lần năm 1999 lên 4,5 lần năm 2004.
Ngân hàng Thế giới thường tính toán t trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất chiếm trong tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư. Nếu t trọng này nhỏ hơn 12% là có sự bất bình đẳng cao; nằm trong khoảng 12-17% là có sự bất bình đẳng vừa
phải và lớn hơn 17% là có sự tương đối bình đẳng. Trên cơ sở kết quả các cuộc điều tra mức sống gia đình do Tổng cục Thống kê tiến hành trong những năm qua, có thể tính ra t trọng thu nhập của 40% số hộ có thu nhập thấp nhất so với tổng thu nhập của tất cả các hộ dân cư như sau: Năm 1999 là 18,7%, và năm 2004 là 17,4%. Như vậy, sự bất bình
đẳng về thu nhập ở nước ta tuy có tăng nhưng với mức độ rất thấp và phân bố thu nhập trong các nhóm dân cư hiện nay ở nước ta là tương đối bình đẳng.
Để nhận biết sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, các tổ chức quốc tế và nhiều nước còn dùng hệ số Gini. Hệ số Gini tăng nhẹ từ 0.34 năm 1993 lên 0.36 năm 2006. Như vậy, mặc dù sự bất bình đẳng về thu nhập ở Việt Nam có xu hướng tăng nhưng còn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, những số liệu tổng hợp thể hiện rõ khoảng cách ngày càng tăng về phạm vi và mức độ đói nghèo
giữa các vùng cũng như giữa các dân tộc thiểu số, người Kinh và người Hoa. T lệ đói nghèo là cao hơn đáng kể ở khu vực nông thôn, đặc biệt là những vùng có nhiều người dân tộc thiểu số. Các nhóm dân tộc thiểu số ở vùng đất trũng, và vùng trung du trồng lúa
41
ở miền núi phía Bắc có t lệ giảm nghèo nhanh nhất trong những năm gần đây, trong khi vùng núi phía Bắc, Tây nguyên, Bắc và Nam Trung bộ vẫn còn t lệ nghèo cao.
42
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Giáo trình kinh tế Việt Nam.
2. Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê các năm 1986-2020
3. Trang wed: tapchitaichinh.vn ; moit.gov.vn ; worldbank.org ; vietnamnet.vn
4. Báo điện tử Chính phủ.
43