Cơ sở lý thuyết cho sự xuất hiện chính sách can thiệp

Một phần của tài liệu Phần 1 đại dịch covid 19 và vai trò của chính phủ (Trang 33 - 35)

2. Nhóm chính sách an sinh xã hội

3.1. Cơ sở lý thuyết cho sự xuất hiện chính sách can thiệp

Trước tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch covid19 đã và đang tác động ảnh hưởng lớn đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân. Chính phủ đưa ra nghị quyết số: 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021của Chính phủ với mục đích: “ hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, ổn định sản xuất,kinh doanh, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động.

Những căn cứ hình thành:

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019.

Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ.

Căn cứ ý kiến của Bộ Chính trị về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại văn bản số 1133-CV/VPTW ngày 25 tháng 6 năm 2021 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Căn cứ ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội về một số chính sách hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 tại văn bản số 2383-CV/ĐĐQH14 ngày 01 tháng 7 năm 2021.

Căn cứ Nghị quyết số 66/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 6 năm 2021.

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 34/TTr-LĐTBXH ngày 02 tháng 6 năm 2021 và Tờ trình số 45/TTr-LĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2021.

30

Bám sát tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị và bài học kinh nghiệm từ việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 9-4-2020 của Chính phủ, nghị quyết số 68/NQ-CP được xây dựng dựa trên nguyên tắc hỗ trợ kịp thời; các tiêu chí, điều kiện thuận lợi để người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 dễ tiếp cận chính sách; phát huy tính chủ động của các cấp, các ngành, địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể để linh hoạt triển khai; đảm bảo tính khả thi, hiệu quả của các chính sách và nguồn lực để thực hiện. Do đó, Nghị quyết số 68/NQ-CP hoàn toàn được xem là thiết kế chính sách thân thiện với người lao động, người sử dụng lao động và hướng đến đảm bảo “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phục hồi, phát triển kinh tế.

Hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng của dịch covid từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp là chính sách chưa có tiền lệ từ trước đến nay của Đảng, Nhà nước và Chính phủ thể hiện sự quan tâm tới đời sống của người lao động. Chính sách này cũng cho thấy sự nỗ lực của ngành BHXH Việt Nam với vai trò là cơ quan tổ chức thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong việc chủ động tham mưu, đề xuất kịp thời nhiều giải pháp hỗ trợ để doanh nghiệp và NLĐ vượt qua các tác động tiêu cực của đại dịch, góp phần ổn định đời sống, phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Một phần của tài liệu Phần 1 đại dịch covid 19 và vai trò của chính phủ (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w