Đánh giá chung về chính sách

Một phần của tài liệu Phần 1 đại dịch covid 19 và vai trò của chính phủ (Trang 43 - 48)

2. Nhóm chính sách an sinh xã hội

3.4. Đánh giá chung về chính sách

3.4.1. Kết quả thực hiện

Tính đến tháng 11/2021 cũng đã giải ngân được 26.390 tỷ đồng và hỗ trợ được cho 26,98 triệu lượt đối tượng, đạt mục tiêu cơ bản đề ra.

Riêng TPHCM đã hỗ trợ 11,11 triệu lượt đối tượng với số tiền 11,92 nghìn tỷ đồng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương (2.531 tỷ đồng), Hà Nội (1.936 tỷ đồng), Đồng Nai (1.806 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.401 tỷ đồng), Bắc Giang (702 tỷ đồng), Long An (588 tỷ đồng). Cụ thể: • Nhóm chính sách về bảo hiểm, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm là 5,38 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,3% kinh phí dự kiến ban đầu) hỗ trợ cho 375.811 đơn vị sử dụng lao động và hơn 11,390 triệu người lao động. • Với nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền, tổng kinh phí thực hiện là 21,11 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ 15,64 triệu đối tượng.

• Về nhóm chính sách cho vay vốn, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đơn vị này đã phê duyệt hồ sơ cho 1.535 lượt người sử dụng lao động vay vốn 806,5 tỷ đồng để trả lương cho 224.965 lượt người lao động. Đã giải ngân 794,9 tỷ đồng hỗ trợ 1.517 lượt người sử dụng lao động để trả lương cho 221.520 lượt người lao động.

Tuy nhiên vẫn tồn tại những hạn chế: một bộ phận người dân, người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng thụ hưởng chưa được hưởng hoặc chậm được thụ hưởng; mức hỗ trợ còn thấp; một số chính sách có tỷ lệ đạt thấp, như chính sách đối với đối tượng là người lao động tạm hoãn hợp đồng lao

39

động, chính sách cho người sử dụng lao động vay tiền để trả lương ngừng việc và phục hồi sản xuất đạt thấp so với dự tính ban đầu; việc triển khai thực hiện công tác xác lập hồ sơ, công tác hỗ trợ tại một số địa phương vẫn còn chậm; một số địa phương gặp khó khăn về kinh phí, sợ sai, sợ trách nhiệm nên chậm hoặc chưa hỗ trợ đối tượng; cá biệt có nơi vẫn còn tình trạng lợi dụng dịch bệnh COVID-19 để trục lợi, bị xem xét, xử lý theo quy định pháp luật.

3.4.2. Điểm bất cập của chính sách và đề xuất hướng hoàn thiện a. Điểm bất cập

Quy mô nhỏ: Đợt dịch Covid-19 thứ tư được đánh giá là có diễn biến phức tạp và gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nhiều so với các đợt dịch trước thì chính sách hỗ trợ lần này của Chính Phủ được thiết kế với quy mô quá nhỏ về tất cả các tiêu chí được sử dụng trong đánh giá này (nguồn kinh phí, mức hỗ trợ và quy mô đối tượng), đặc biệt là trong quá trình triển khai thực hiện.

Một số quy định về hỗ trợ lao động và doanh nghiệp theo Nghị quyết số 68 vẫn chưa thực sự phù hợp với thực tiễn. Đơn cử như việc cho doanh nghiệp vay tiền trả lương cho người lao động hay đào tạo lại lao động từ quỹ BHTN.

Tiêu chí xét đối tượng: Đối tượng tuy rộng nhưng tiêu chí lại quá chặt chẽ, rất khó xác định. Ngoài ra vẫn còn những nhóm đối tượng cần được trợ giúp bị bỏ qua: nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội thường xuyên bao gồm người cao tuổi, người khuyết tật và trẻ em nhóm dễ bị tổn thương và có khả năng bị ảnh hưởng trầm trọng nhất trong đợt dịch nghiêm trọng và kéo dài này, lại không nằm trong diện nhận được hỗ trợ

Chính sách hỗ trợ tiền mặt cho người lao động phi chính thức được thiết kế và thực hiện với ngân sách địa phương là nguồn duy nhất; điều này hạn chế đáng kể khả năng đáp ứng nhu cầu của những người bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bệnh lần thứ 4; đồng thời dẫn đến sự bất bình đẳng về đối xử các nhóm hưởng lợi giữa các tỉnh.

b. Đề xuất hướng hoàn thiện

Sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Nghị quyết nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tiễn, mở rộng đối tượng thụ hưởng, tiếp tục đơn giản hóa hồ sơ, thủ tục xác nhận, phê duyệt để người sử dụng lao động và người lao động được hỗ trợ kịp thời, đặc biệt là chính sách cho vay trả lương từ Ngân hàng Chính sách xã hội.

Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, kịp thời trả lời, hướng dẫn giải đáp các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc triển khai. Rà soát, nắm chắc tình hình đời sống người dân, người lao động có hoàn cảnh khó

40

khăn trên địa bàn. Giao trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương trực tiếp chỉ đạo, chăm lo công tác bảo đảm an sinh xã hội.

Trong các đối tượng được nhận gói hỗ trợ thì những người nghèo mà phần lớn là người lao động tự do, là đối tượng yếu thế dễ bị tổn thương lớn nhất, nhưng lại khó tiếp cận kịp thời và đầy đủ gói cứu trợ. Do người lao động tự do luôn di chuyển ở các địa phương, công tác lấy xác nhận địa phương của người lao động với chi trả ở địa phương khác rất khó kiểm soát, từ đó dẫn tới tình trạng người lao động không được hỗ trợ kịp thời. Chính vì vậy các địa phương cần chủ động và kịp thời để gói hỗ trợ đến tay người lao động sớm nhất.

Thực hiện chương trình trợ cấp tiền mới để giải quyết tác động của làn sóng thứ tư

• Một chương trình trợ cấp tiền mặt với ngân sách lớn hơn cần được thiết kế và thực hiện càng sớm càng tốt trong những tháng cuối năm 2021.

• Cần tập trung giải ngân nhanh chóng, đặc biệt là đối với những người đang có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn do đại dịch.

• Trợ cấp tiền mặt trên phạm vi toàn quốc cho tất cả (i) trẻ em dưới 6 tuổi (khoảng 11 triệu trẻ em) dựa trên giấy khai sinh; (ii) phụ nữ mang thai; (iii) người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên (khoảng 11,5 triệu người cao tuổi) bao gồm cả người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên là đối tượng được nhận trợ cấp tiền mặt thường xuyên mà không có lương hưu - dựa trên đặc điểm xác định họ; (iv) người khuyết tật và (v) bất kỳ nhóm người nào khác mà chính quyền cấp xã/phường xác định bị rơi vào tình trạng khó khăn thiếu thốn.

Kết hợp với các chính sách hỗ trợ khác như

• Dựa trên kinh nghiệm của TP. HCM trong việc hỗ trợ cung cấp hàng hóa thiết yếu (thực phẩm và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác) cho các hộ gia đình ở các khu vực phong tỏa, xem xét cho phép cả nhân viên của các sàn giao dịch mua sắm trực tuyến/thương mại điện tử và người giao hàng hoạt động trong “chế độ an toàn” bằng cách tiêm phòng cho họ, đưa ra các yêu cầu và đào tạo tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn như giữ khoảng cách, tránh tiếp xúc, đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, v.v..

• Để giúp NLĐ di cư ở lại nơi họ đang sinh sống và bảo vệ họ khỏi tình trạng khó khăn thiếu thốn, Chính phủ cần ban hành ngay lập tức lệnh cấm chủ nhà trục xuất người thuê nhà ở những nơi bị ảnh hưởng, chủ nhà có thể xin trợ cấp thay thế tiền thuê nhà từ chính quyền địa phương. Các khoản trợ cấp có thể được cung cấp sau khi chính quyền địa phương xác minh đơn đăng ký về tính đủ điều kiện của người thuê nhà và/hoặc áp dụng các phương pháp tự lựa chọn, chẳng hạn như tài trợ dựa trên loại nhà ở và/hoặc theo tỷ lệ giá trị tiền thuê nhà (chất lượng nhà ở thấp hoặc giá trị tiền thuê nhà thấp thường có nghĩa là những người thuê nhà có thu nhập thấp). Điều quan trọng là phải đảm bảo NLĐ di cư được tiếp cận với vắc xin một cách bình đẳng cho dù họ ở đâu.

41

KẾT LUẬN

Những tổng hợp trên đã phần nào cho thấy vai trò quan trọng của chính phủ đối với nền kinh tế và đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh vẫn ngày càng xuất hiện thêm biến chủng nguy hiểm, diễn biến nhanh, phức tạp và khó lường gây ảnh hưởng vô cùng lớn đến mọi mặt của cuộc sống đặc biệt là nền kinh tế: thất nghiệp, không thể duy trì sản xuất kinh doanh,... Ngay lập tức Chính phủ đã đưa ra những sự hỗ trợ kịp thời giúp phần nào san sẻ những khó khăn, thách thức cùng người dân và doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Nhiều chính sách hỗ trợ về kinh tế và an sinh xã hội được đề xuất, triển khai áp dụng vào thực tiễn và cũng đã đạt được những mục tiêu nhất định dù vẫn còn hạn chế.

Chính phủ sẽ tiếp tục đồng hành và thực hiện các giải pháp trong điều kiện cao nhất có thể để hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động, phấn đấu đưa cả nước sớm trở lại trạng thái bình thường mới; thực hiện đồng bộ 2 chiến lược tổng thể phòng chống dịch COVID-19 trong tình hình mới và chiến lược khôi phục, phát triển kinh tế-xã hội trong trạng thái bình thường mới; trước mắt, triển khai lộ trình “Thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiê u¡ quả dịch bênh¡ COVID- 19”.

Để thực hiên¡ mục tiêu vừa chống dịch hiê u¡ quả, vừa khôi phục và phát triển kinh tế, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân, cùng nỗ lực, đồng lòng, quyết tâm khắc phục khó khăn, giữ vững

42

niềm tin, lấy khó khăn, thách thức làm đông¡ lực vươn lên, không vì khó khăn mà bi quan, hoang mang, lo sợ; tình hình càng khó khăn, phức tạp, càng phải đoàn kết, phát huy dân chủ, huy đông¡ trí tuê ¡tâp¡ thể.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Quốc hội thông qua nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế

Ngân sách các nước dành bao nhiêu tỷ đô hỗ trợ doanh nghiệp, người dân ảnh hưởng bởi Covid-19?

Tác động của đại dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội của Việt Nam (tapchitaichinh.vn) ĐÁNH GIÁ CÁC CHÍNH SÁCH ỨNG PHÓ VỚI COVID-19 VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Dịch COVID-19: Phân bổ các nguồn lực hỗ trợ kịp thời, hợp lý, đúng đối tượng http://baochinhphu.vn/Tin-noi-bat/Mo-rong-ho-tro-nguoi-lao-dong-gap-kho-khan-do- dai-dich-COVID19/452505.vgp https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Lao-dong-Tien-luong/Nghi-quyet-68-NQ- CP-2021-chinh-sach-ho-tro-nguoi-lao-dong-su-dung-lao-dong-gap-kho-khan-dich- COVID19-479816.aspx https://moh.gov.vn/thong-tin-chi-dao-dieu hanh//asset_publisher/DOHhlnDN87WZ/content/nghi-quyet-68-cua-chinh-phu-quyet- sach-kip-thoi-nhan-van-thiet-thuc-hop-long-dan

Vì sao gói hỗ trợ 62.000 tỷ đồng từ năm 2020 đến nay vẫn chưa giải ngân hết? Gói hỗ trợ khó khăn vì COVID-19: Tác động lớn hơn, hỗ trợ hẹp hơn? | Oxfam in Vietnam

Đã chi hỗ trợ 27 nghìn tỷ đồng theo Nghị quyết 68/NQ-CP

Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: Không nợ xấu mới được vay, quá khó

43

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU...1

Phần 1: Đại dịch Covid- 19 và vai trò của chính phủ...2

1. Tổng quan về đại dịch Covid -19 trên thế giới và Việt Nam:...2

2. Vai trò của chính phủ trong đại dịch Covid-19...10

3. Giải pháp ứng phó của chính phủ với đại dịch Covid 19...18

Phần 2: Tổng quan chính sách hỗ trợ của chính phủ Việt Nam trong bối cảnh đại dịch Covid- 19...20

1. Nhóm chính sách hỗ trợ kinh tế...20

2. Nhóm chính sách an sinh xã hội...24

Phần 3: Chính sách hỗ trợ an sinh xã hôi:R...30

3.1. Cơ sở lý thuyết cho sự xuất hiện chính sách can thiệp...30

3.2. Giới thiệu tổng quan về chính sách...31

3.3. Thực trạng triển khai chính sách...36

3.4. Đánh giá chung về chính sách...39

KẾT LUẬN...42

TÀI LIỆU THAM KHẢO...43

44

Một phần của tài liệu Phần 1 đại dịch covid 19 và vai trò của chính phủ (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w