2. Nhóm chính sách an sinh xã hội
3.3. Thực trạng triển khai chính sách
Thực trạng triển khai chính sách an sinh xã hội:
36
Trước những khó khăn, tổn thất do dịch COVID-19 gây ra, nhiều chính sách an sinh xã hội đã được ban hành kịp thời, góp phần làm giảm thiểu khó khăn, hỗ trợ người lao động và những người yếu thế vượt qua đại dịch.
Năm 2021, trước những tác động nặng nề của làn sóng dịch COVID-19 lần thứ tư khởi phát từ ngày 27/4, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021. Gói hỗ trợ này trị giá 26.000 tỷ đồng, gồm 12 chính sách hỗ trợ. Trong đó, có nguồn từ Quỹ Bảo hiểm xã hội, Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp và Quỹ Bảo hiểm tai nạn, bệnh nghề nghiệp.
THỰC TẾ GIẢI NGÂN GÓI HỖ TRỢ 2 SAU HAI THÁNG THỰC HIỆN TÍNH ĐẾN NGÀY 31/8 VẪN CHƯA ĐẠT YÊU CẦU:
Ngoại trừ tỷ lệ giải ngân Chính sách hỗ trợ bổ sung cho NLĐ chính thức có con nhỏ và trợ cấp tiền ăn cho F0 phải điều trị COVID-19 hoặc F1 bị cách ly y tế lần lượt đạt 90% và 75% - có lẽ nhờ tiêu chí xác định đối tượng đơn giản, ngân sách thấp và phạm vi đối tượng nhỏ theo thiết kế - tỷ lệ giải ngân các chính sách hỗ trợ tiền mặt còn lại cũng như chính sách cho vay trả lương cho NLĐ rất thấp. Trong số các chính sách này, tỷ lệ giải ngân hỗ trợ cho NLĐ tạm hoãn hợp đồng lao động (HĐLĐ) và nghỉ việc không lương đạt mức khiêm tốn 37%, còn lại các chính sách khác có mức giải ngân rất thấp.
37
Tới giữa tháng 10 vừa qua, kết quả triển khai Nghị quyết số 68, Quyết định số 23 tại 63 tỉnh, thành phố cho thấy, tổng kinh phí thực hiện gói hỗ trợ này là gần 22.000 tỷ đồng, hỗ trợ cho 24,26 triệu lượt đối tượng. Đặc biệt, tại 23 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam phải thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài do dịch COVID-19, kinh phí của các chính sách hỗ trợ lên tới gần 18.000 tỷ đồng (chiếm 80% toàn quốc), hỗ trợ 16,8 triệu đối tượng (chiếm 69,5% toàn quốc).
Chính sách tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đã được thực hiện tại 56/63 tỉnh, thành phố với tổng số 735 đơn vị sử dụng lao động và 135.555 người lao động, tổng kinh phí trên 938 tỷ đồng. Đối với chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, duy trì việc làm cho người lao động, có 20 đơn vị sử dụng lao động đã đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận hồ sơ đề nghị hỗ trợ cho 1.792 người lao động.
Hơn 27 triệu lượt đối tượng được thụ hưởng chính sách:
Trao đổi với Báo điện tử Chính phủ về tình hình triển khai Nghị quyết 68/NQ- CP và Quyết định 23/QĐ-TTg về hỗ trợ cho người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng dịch COVID-19, Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH Lê Văn Thanh cho biết Bộ đã tổ chức 12 đoàn kiểm tra thực tế tại các địa phương. Ngày 12/11, các đoàn đã kiểm tra xong tại 32 địa phương.
Trực tiếp kiểm tra tại một số tỉnh phía nam như Tây Ninh, An Giang…, Thứ trưởng Lê Văn Thanh đánh giá các địa phương đã cơ bản đảm bảo an sinh cho người dân. Một số chính sách hỗ trợ có tỉ lệ cao như: Nhóm chính sách về bảo hiểm, chính sách hỗ trợ trẻ em, người tham gia phòng chống dịch, lao động tự do…
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho rằng các địa phương cần đánh giá lại nguyên nhân tại sao còn một số chính sách triển khai chậm để khắc phục trong thời gian sớm nhất; tiếp tục rà soát thật kỹ các nhóm hỗ trợ để hỗ trợ kịp thời vì nhiều người dân còn khó khăn sau giãn cách. Đồng thời, cần áp dụng công nghệ thông tin để việc rà soát nhanh hơn, chính xác hơn.
Theo báo cáo của 63 Sở LĐTB&XH, tính đến hết ngày 15/11, tổng kinh phí thực hiện Nghị quyết 68, Quyết định 23 toàn quốc là 27,29 nghìn tỷ đồng; 27,63 triệu lượt đối tượng đã được (gồm 377.328 lượt đơn vị sử dụng lao động, 27,25 triệu lượt người lao động và các đối tượng khác).
Riêng TPHCM đã hỗ trợ 11,11 triệu lượt đối tượng với số tiền 11,92 nghìn tỷ đồng. Một số địa phương có tổng kinh phí hỗ trợ cao là Bình Dương (2.531 tỷ đồng), Hà Nội (1.936 tỷ đồng), Đồng Nai (1.806 tỷ đồng), Bà Rịa - Vũng Tàu (1.401 tỷ đồng), Bắc Giang (702 tỷ đồng), Long An (588 tỷ đồng).
38
Cụ thể, nhóm chính sách về bảo hiểm, tổng kinh phí hỗ trợ 3 chính sách về bảo hiểm là 5,38 nghìn tỷ đồng (tương đương 32,3% kinh phí dự kiến ban đầu) hỗ trợ cho 375.811 đơn vị sử dụng lao động và hơn 11,390 triệu người lao động. Với nhóm chính sách hỗ trợ bằng tiền, tổng kinh phí thực hiện là 21,11 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ 15,64 triệu đối tượng.
Về nhóm chính sách cho vay vốn, theo báo cáo của Ngân hàng Chính sách xã hội, đơn vị này đã phê duyệt hồ sơ cho 1.535 lượt người sử dụng lao động vay vốn 806,5 tỷ đồng để trả lương cho 224.965 lượt người lao động. Đã giải ngân 794,9 tỷ đồng hỗ trợ 1.517 lượt người sử dụng lao động để trả lương cho 221.520 lượt người lao động.
Thực tế, trong quá trình triển khai Nghị quyết 68 đã bộc lộ một số vướng mắc, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 126/NQ-CP ngày 8/10/2021 sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 68/NQ-CP.
Việc tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình hỗ trợ nhanh chóng, giảm tối thiểu các thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các gói hỗ trợ kịp thời đến với người dân, người lao động và doanh nghiệp, các đối tượng yếu thế. Qua đó, giúp họ có thể tạm thời vượt qua những khó khăn trước mắt do tác động nặng nề của đại dịch.