Phát sinh chủng loại ngành Giun dẹp

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 2 pot (Trang 39)

Trong lớp Sán lông (Turbellaria) thì nhóm sán lông Ruột thẳng (Rhabdocoella) có cấu trúc cơ thể đơn giản: Ruột thẳng không có phân nhánh, hệ thần kinh có não và 2 - 3 đôi dây thần kinh, một đôi nguyên đơn thận, tuyến sinh dục kép, có cơ quan giao phối. Đây là sơ đồ cấu trúc cơ thể của giun dẹp ký sinh và có thể nghĩ rằng bọn ruột thẳng là tổ tiên chung của giun dẹp ký sinh.

Theo Graff thì tổ tiên đó bắt nguồn từ ấu trùng planula của Ruột khoang, hình thành nên Giun dẹp theo các bước sau: Từ ấu trùng planula hình thành nên sán lông Không ruột, sau đó hình thành nên sán lông Ruột thẳng. Từ sán lông ruột thẳng hình thành nên sán ký sinh theo 3 hướng:

Hướng 1 hình thành nên ruột thẳng hiện sống.

Hướng thứ 2 chuyển từ ký sinh ngoài sang ký sinh trong hình thành nên sán lá đơn chủ, sán dây với vòng phát triển qua biến thái nhưng không có xen kẽ thế hệ.

Hướng này còn để lại dấu vết trên nhiều ruột thẳng sống bám trên da hay trên khoang mang của tôm cá và đặc biệt là trên vòng đời của sán lá đơn chủ chuyển từ đời sống ký sinh ngoài sang ký sinh trong ở cơ thể ếch nhái.

Hướng 3 chuyển từ đời sống hội sinh trong khoang áo ốc sang đời sống ký sinh trong nội quan cơ thể ốc rồi tiếp tục chuyển từ giai đoạn trưởng thành sinh sản hữu tính sống tự do sang đời sống ký sinh ở vật chủ mới. Hướng này còn để lại nhiều dấu vết trên các Ruột thẳng hội sinh trong khoang áo của ốc.

Vòng đời của sán lá và sán dây tuỳ theo nhóm có thể biến đổi theo hai hướng đối lập: hoặc có thêm vật chủ mới do xuất hiện các động vật ăn thịt mới, hoặc tiêu giảm vật chủ do hiện tượng sinh sản sớm của ấu trùng.

Hình 4.16 Sán chó Echinococcus

granulosus (theo Hickman)

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 2 pot (Trang 39)