Con cái; 4 Giun trưởng thành; 5 Trứng; 6 Miracidium; 7 Cercaria; 8 Sporocysst trong cơ thể ốc

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 2 pot (Trang 34 - 37)

Cổ là phần sinh trưởng, các đốt cổ dài dần và phần cuối phân hoá thành các đốt thân (tốc độ có khoảng vài đốt/ngày). Mỗi đốt sán của phần thân có một phần của hệ thần kinh, bài tiết và là một đơn vị sinh dục trọn vẹn. Đốt càng già thì càng nhiều trứng và đốt cuối hầu như chỉ là một túi trứng sẵn sàng tách khỏi cơ thể sán.

Bao biểu mô cơ cấu tạo giống sán lá, có nhu mô chìm và có phần chất nguyên sinh hình thành các nhú lông ở mặt ngoài để tăng diện tiếp xúc hấp thụ thức ăn. Nhờ hấp thụ thức ăn trực tiếp, sán trưởng thành rất nhanh. Từ ấu trùng vài mm, sau 40 ngày tăng tới 5 - 6m (giống Moniezia). Dưới lớp màng đáy là lớp cơ vòng ở ngoài, lớp cơ dọc ở trong, đôi khi còn thêm lớp cơ vòng thứ 2 trong cùng. Ngoài ra còn có lớp cơ lưng bụng. Nhu mô chèn giữa thành cơ thể và nội quan chứa nhiều hạt glycogen. Như vậy ngoài bao cơ dày, thành cơ thể của sán dây còn có "hạt đá vôi" để trung hoà axit tiêu hoá của vật chủ (hình 4.12).

Hệ bài tiết nguyên đơn thận, gồm hai ống chạy dọc về phía bụng, đổ chung ra ngoài qua 1 lỗ bài tiết ở cuối cơ thể.

Hệ thần kinh gồm có hệ thần kinh trung ương là một đôi hạch não nằm ở phần đầu, có cầu nối với nhau. Từ hạch não có các dây thần kinh đến cơ quan bám và các đôi dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Từ trước ra sau, giữa các dây thần kinh có cầu nối ngang. Từ các dây thần kinh dọc và ngang có các nhánh thần kinh tạo thành

18 8 7 2 3 4 5 6

Hình 4.12 Sơ đồ cấu tạo cơ thể Sán dây (theo Raven)

1. Móc bám; 2. Scolex xâm nhập vào thành ruột; 3. Các đốt thân; 4. Một đốt thân; 5. Lỗ mở sinh dục; 6. Tử cung; 7. Scolex; 8. Giác bám sinh dục; 6. Tử cung; 7. Scolex; 8. Giác bám

mạng lưới dưới da. Giác quan của sán dây kém phát triển bao gồm các tế bào cảm giác nằm rải rác trên bề mặt cơ thể, tập trung nhiều hơn ở phần đầu.

Hệ sinh dục: Sán dây lưỡng tính, phần lớn Sán dây có nhiều đốt và mỗi đốt có một cơ quan sinh dục. Lấy cấu tạo hệ sinh dục của sán dây bò Teniarhynchus saginatus

làm ví dụ: Ở các đốt sán trưởng thành (khoảng đốt thứ 200) có hệ sinh dục phát triển đầy đủ. Tuyến trứng không có thùy nhỏ, huyệt sinh dục không phân bố xen kẽ. Các đốt già thường dài từ 20 – 30mm, tử cung phân nhánh nhiều (từ 15 đến 35 nhánh). Trứng có hình bầu dục, có kích thước khoảng 0,3 x 0,3mm. Cơ quan sinh dục cái gồm một đôi tuyến trứng có ống dẫn đổ vào ôôtyp, sau đó đổ vào tử cung. Đổ vào ootyp còn có tuyến noãn hoàng lẻ và âm đạo bắt đầu từ huyệt sinh dục là đường vào của tinh trùng. Phần ngoài cùng là huyệt sinh dục. Ngoài ra còn có thể Melit nằm trên thành của ôôtyp. Tử cung bịt kín nên khi đốt càng già, càng có nhiều trứng thì tử cung càng phân nhiều nhánh và các nội quan khác cũng tiêu giảm dần, nhường chỗ cho tử cung phát triển. Cơ quan sinh dục đực gồm một nhiều tuyến tinh nằm trong nhu mô, từ tuyến tinh có các ống thoát tinh nhỏ, tập trung vào ống dẫn tinh hướng về một bờ bên của đốt và tận cùng là cơ quan giao phối (penis). Lỗ sinh dục đực nằm ở đáy của huyệt sinh dục. Sán dây bò có thể sống trong ruột người tới 18 - 20 năm, mỗi năm sinh ra 600 triệu trứng và cả cuộc đời đạt tới đạt 11 tỷ trứng (hình 4.13).

Một số sán dây khác không chia đốt nên cơ thể chỉ có 1 hệ sinh dục, ở một số sán dây khác cấu tạo hệ sinh dục có sai khác ít nhiều so với sán dây bò. Ví dụ sán dây thuộc các giống Moniezia, Dipydium… có tới 2 hệ sinh dục trong mỗi đốt.

2.4.2 Đặc điểm phát triển

Sán dây trưởng thành sống trong ống tiêu hoá của nhiều động vật khác nhau (trâu, cừu,

Ống dẫn tinh Ống bài tiết

Âm đạo

Tuyến Melit

Tuyến noãn hoàng

Tuyến trứng Tử cung Tuyến tinh

Hình 4.13 Một đốt già sán dây Taenia pistrodomis (theo Hickman)

bò, lợn, người…), còn ấu trùng thì sống trong cơ thể của động vật không xương sống (giun ít tơ, đỉa, chân khớp…) ở nước và trên cạn hoặc động vật có xương sống (cá, thú…). Vòng đời trải qua 2 - 3 vật chủ. Lấy vòng đời của sán dây bò Taenia saginata làm ví dụ. Sán dây bò trưởng thành sống trong ruột người, trứng theo phân ra ngoài, vào cơ thể bò, phát triển thành ấu trùng có 6 móc (onchosphaera) chui khỏi vỏ trứng ra ngoài bám vào cỏ. Sau khi vào cơ thể bò, nhờ có móc, ấu trùng chui qua thành ruột hay dạ dày vào mạch máu hay bạch huyết. Nhờ máu chuyển tới cơ quan ký sinh như gan, cơ, tim phổi, não… nằm im ở đấy sau đó chuyển thành nang sán (cysticercus), dạng hạt gạo, chứa dịch Cấu tạo thành nang sán ở hình 4.14. Thành nang lõm vào trong, tận cùng có 4 mầm giác và một vành móc bé. Đây chính là mầm scolex ẩn trong nang, sau này sẽ phát triển thành scolex. Nang sán giữ nguyên như vậy một vài năm, trước khi bị vật chủ chính thức (người) ăn vào. Trong cơ thể người, dưới tác dụng của dịch tiêu hoá, vỏ nang phân huỷ và nang sán lộn ra ngoài. Móc và giác bám trở lại vị trí bình thường và phát triển thành sán trưởng thành (hình 4.15).

Nang sán của sán dây có nhiều hình dạng rất khác nhau, phức tạp nhất là nang sán nhiều đầu thứ cấp (echinococus).

1 2 5 4 3 Hình 4.14 Sơ đồ bổ dọc qua phần nang loài Echinococcus granulosus (theo Hickman) 1. Lông nhỏ; 2. Tế bào chất của vỏ; 3. Cơ vòng; 4. Cơ dọc;

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 2 pot (Trang 34 - 37)