Thần kinh; 6 Ty thể

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 2 pot (Trang 37 - 39)

2.4.3 Phân loại và vai trò gây bệnh của sán dây

Lớp Sán dây được chia làm 2 lớp phụ và 9 bộ, có nhiều loài ký sinh gây bệnh cho người và gia súc thuộc các bộ như Cyclophyllidea và Pseudophyllidea. Trên thế giới có khoảng 130 triệu người bị nhiễm bệnh sán dây. Ở Việt Nam có 200 loài, có một số bộ quan trọng liên quan đến khả năng gây bệnh cho người và gia súc.

a. Phân lớp Cestodaria: Bao gồm các loài sán dây có cơ thể không chia đốt, chỉ có 1 hệ sinh dục. Ví dụ loài Amphilina foliacea ký sinh trong cơ thể cá tầm. Dạng trưởng thành không sống trong ruột mà sống trong xoang, vật chủ trung gian là giáp xác bơi nghiêng. Ấu trùng của loài này sống trong xoang của giáp xác, khi cá ăn giáp xác thì chuyển sang giai đoạn trưởng thành

b. Phân lớp Sán dây chính thức (Cestoda): Bộ Pseudophyllidea bao gồm các loài Sán dây có cơ quan bám là mép, đôi khi có móc. Một số họ đáng chú ý là Diphyllobothrridae và Lingulidae. Một số loài ký sinh gây bệnh cho người và gia súc là:

Sán mép Diphyllobothrium latum có giai đoạn trưởng thành sống trong ruột người, thú nuôi và thú hoang. Chiều dài cơ thể đạt đến 9 m và có khoảng 3 – 4 nghìn đốt. Phát triển phức tạp qua giáp xác chân kiếm và cá, ấu trùng là procercoid và pleurocercoid. Người bị nhiễm bệnh do ăn phải cá khô hay cá không nấu chín. Ở Việt Nam thường gặp loài Diphyllobothrium mansoni có giai đoạn trưởng thành ký sinh ở chó, cáo, mèo… có thể dài tới 2,5m, ấu trùng ký sinh trong giáp xác chân kiếm.

Ligulata intestinalis là loài gây bệnh trầm trọng cho cá. Cơ thể hình dải, có nhiều hệ sinh dục nhưng chưa chia thành từng đốt. Đầu không phân hoá rõ rệt và có

Hình 4.15 Vòng đời của sán dây bò Taenia saginata (theo Hickman)

1. Hạch thần kinh; 2. Noãn hoàng; 3. Ống bài tiết; 4. Tuyến tinh; 5. Tử cung; 6. Ống dẫn tinh; 7. Tinh trùng; 8. Lỗ sinh dục; 9. Âm đạo; 10. Tuyến trứng trùng; 8. Lỗ sinh dục; 9. Âm đạo; 10. Tuyến trứng

12 2 3 7 6 5 4 10 89 Nang sán Nang sán trong thức ăn

Nang sán trong cơ

Trứng bám vào cỏ và vào ruột bò Bọc trứng Đốt sán chứa trứng Nang sán vào người Nang sán lộn ra ngoài bám vào ruột người

giác bám kém phát triển, ấu trùng là pleurocercoid dài tới 50 – 80cm.

Taeniarhynchus saginatus ký sinh ở người và Taenia solium ký sinh ở lợn.

Echinococcus granulosus (hình 4.16): Cơ thể chỉ có 3 - 4 đốt, đầu có 2 vành móc và 4 giác bám. Trưởng thành ký sinh trong ruột chó và thú ăn thịt. Nang sán ở trong nội quan của dê, cừu, bò, lợn và người. Nang sán lớn (có thể nặng tới 60 kg), có nhiều đầu gọi là bao nang nhiều đầu, chèn ép vật chủ gây đau đớn.

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 2 pot (Trang 37 - 39)