HỌC HÁT: NGÀY MÙA VUI (tiếp theo) GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC

Một phần của tài liệu giáo án nhạc lớp 3 cả năm. - Âm nhạc 3 - Lê Thị Hoa Mai - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 26 - 30)

- GIỚI THIỆU MỘT VÀI NHẠC CỤ DÂN TỘC

Khối dạy: Khối 3 I.MỤC TIÊU:

- Biết hát theo giai điệu và đúng lời 2 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh ảnh đàn bầu, đàn nguyệt, đàn tranh, chuẩn bị máy nghe, băng đĩa nhạc có âm thanh của những nhạc cụ này.

- Đàn và hát thuần thục bài Ngày mùa vui. Chuẩn bị động tác phụ hoạ cho bài hát.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

* Hoạt động 1: (5 phút) Ôn tập lời 1 bài hát “ Ngày mùa vui” - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày lời 1 bài hát “ Ngày mùa vui”

- GV nhận xét

* Hoạt động 2: (15 phút) Học hát: Ngày mùa vui

1. Nghe bài hát

HS nghe toàn bộ bài hát qua băng đĩa hoặc do GV trình bày

2. Trình bày lời một đã học.

GV chia lớp thành hai nửa, mỗi nửa hát một câu đối đáp nhau đến hết lời một. GV chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ hát một câu nối tiếp đến hết bài.

3- HS đọc lời trên bảng

- GV chia lớp thành hai nửa. Nửa lớp hát lời một bằng nguyên âm “La”, đồng thời nửa kia hát lời hai.

- Tập hát lời hai theo cách hát đối đáp. GV chỉ định 2 HS trình bày

4. Hát đầy đủ cả hai lời

- Cả lớp hát hoà giọng cả hai lời, GV nhận xét

- Nửa lớp hát lời một , nửa kia hát lời hai, rồi đổi ngược lại. - Cả lớp hát hai lời theo cách hát đối đáp.

5. Hát kết hợp vận động.

- GV mời 1 –2 HS học khá lên trước lớp, hát và vận động phụ hoạ cho bài hát. - GV hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.

- Một vài nhóm HS lên hát và vận động phụ hoạ, GV nhận xét, cho điểm tượng trưng.

* Hoạt động 3: (10 phút) Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc.

* Đàn bầu:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn bầu chỉ có một dây, nó còn có tên là độc huyền cầm. Âm thanh của đàn bầu ngân nga, thánh thót.

* Đàn nguyệt:HS xem tranh, GV thuyết trình: Cây đàn này có thân đàn hình tròn, giống như mặt trăng tròn nên được gọi là đàn nguyệt. Một số nơi còn gọi là đàn kìm. Đàn nguyệt có hai dây.

*Đàn tranh:GV cho HS xem tranh và thuyết trình: Đàn tranh có 16 dây vì vậy còn có tên là đàn thập lục.

* Hoạt đông nối tiếp: (5 phút)

- Nhắc lại nội dung vừa học.

¢m Nh¹c

TIẾT 16:- KỂ CHUYỆN ÂM NHẠC: CÁ HEO VỚI ÂM NHẠC- GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI - GIỚI THIỆU TÊN NỐT NHẠC QUA TRÒ CHƠI

I. MỤC TIÊU:

- Biết nội dung câu chuyện

- Biết tên gọi của các nốt nhạc và tìm vị trí nốt nhạc qua trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Một vài tranh ảnh để giới thiệu về loài cá heo. - Tập chỉ nốt nhạc trên bàn tay cho thuần thục.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

* Hoạt động 1: (5 phút) Ôn tập bài hát: Ngày mùa vui

- Gv gọi 2 HS lên bảng và yêu cầu trình bày bài hát “ Ngày mùa vui” - GV nhận xét

* Hoạt động 2: (10 phút) Kể chuyện âm nhạc: Cá heo với âm nhạc

- Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe câu chuyện Cá heo với âm nhạc. - Em nào có thể nói hiểu biết của mình về loài cá heo?

- GV treo tranh ảnh về cá heo và thuyết trình: Cá heo là loài cá sống ở biển khơi. Chúng có trọng lượng khá lớn nhưng lại rất hiền lành và thông minh. Trong các loài cá, cá heo là loài thông minh nhất.

Chúng sống khá thân thiện với con người, đã có nhiều câu chuyện kể về các heo cứu giúp những người bị nạn trên biển.

Con người đã nghiên cứu và nhận thấy những khả năng đặc biệt của các heo. Trên thế giới có nhiều trung tâm huấn luyện cá heo để biểu diễn hoặc để

cứu nạn trên biển.

Bây giờ các em nghe câu chuyện.

- GV đọc câu chuyện một lần, sau đó mời HS xung phong đọc lại. - Điều gì đã khiến đàn cá heo bơi theo con tàu ra biển.

- Em nào có thể kể lại câu chuyện vừa nghe?

* Hoạt động 3: (15 phút) Giới thiệu tên nốt nhạc qua trò chơi.

Trên thế giới có hàng triệu bài hát, nhưng hầu hết những bài hát đó chỉ sử dụng 7 nốt nhạc mà chúng ta làm quen hôm nay. Cũng giống như với các chữ cái mà từ đó người ta có thể viết nên hàng ngàn câu chuyện, 7 nốt nhạc này có thể viết nên những bản nhạc diễn tả được mọi niềm vui, nỗi buồn, mọi tình cảm, suy nghĩ, tâm trạng của con người. Chẳng lẽ 7 nốt nhạc này lạic ó phép màu thần kỳ như vậy sao? Không phải như vậy. Những nốt nhạc này không có phép thuật gì, sự thần kỳ chính ở tài năng của những nhạc sĩ, những người biết cách sử dụng những nốt nhạc này.

Bảy nốt nhạc là:

Đô Rê Mi Pha Son La Si

- GV cho HS tập đọc kĩ tên 7 nốt nhạc, hướng dẫn cách phát âm chuẩn xác. Yêu cầu cá c em tập viết vào vở rồi mới tiến hành trò chơi “ bảy anh em” và “ Khuông nhạc bàn

tay”

* Hoạt động nối tiếp: (5 phút)

¢m nh¹c

TIẾT 17: HỌC BÀI HÁT DÀNH CHO ĐỊA PHƯƠNG TỰ CHỌN:MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI MÀU ÁO CHÚ BỘ ĐỘI

I.MỤC TIÊU:

- Biết hát đúng giai điệu và lời ca

- Biết gõ đệm theo bài hát

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

Một phần của tài liệu giáo án nhạc lớp 3 cả năm. - Âm nhạc 3 - Lê Thị Hoa Mai - Thư viện Giáo án điện tử (Trang 26 - 30)