Phân tích ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP đối với xuất khẩu nông sản

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng c a hi i tác toàn di n và ti n b xuyên ủ ệp định đố ệ ế ộ thái bình dương (CPTPP) đối với xuất khẩu nông s n vi t nam (Trang 26 - 34)

L ời nói đầu

B. Nội dung

2.2. Phân tích ảnh hưởng của Hiệp định CPTPP đối với xuất khẩu nông sản

nông sản Việt Nam

2.2.1. Bối cảnh ngành nông nghiệp Việt Nam khi thực thi Hiệp định CPTPP

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là CPTPP) đã chính thức có hiệu lực đối với với Việt Nam từ ngày 14/1/2019 và là một FTA thế hệ mới, tiêu chuẩn cao, có phạm vi cam kết rộng và mức độ cam kết sâu hơn so với các cam kết khi gia nhập WTO và trong các FTA mà Việt Nam đã tham gia từ trước tới nay.

25

Việc Hiệp định CPTPP có hiệu lực, gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước CPTPP khác sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình, trong khi một số đối tác CPTPP cũng đưa ra một số cam kết thuế nhập khẩu với mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam Nông, lâm, sản khi xuất khẩu vào các nước trong khối CPTPP với thuế xuất phổ biến từ 5-10% hiện nay cũng được hạ xuống 0%, trước mắt là xuất khẩu sang Canada và Nhật Bản. Canada cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu cho 95% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, 100% kim ngạch xuất khẩu gạo, rau và hoa quả được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Đồng thời, tại thị trường này, Việt Nam đạt được thỏa thuận 100% kim ngạch xuất khẩu gỗ được xóa bỏ thuế quan; được xóa bỏ thuế quan 78% kim ngạch xuất khẩu nông sản. Bất chấp dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tới thị trường Canada vẫn tăng trưởng hai con số trong năm 2020, đây là kết quả của việc tận dụng tốt lợi thế từ Hiệp định CPTPP. Số liệu của Tổng cục Hải quan cho thấy, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang thị trường Canada trong năm 2020 đạt 636,21 triệu USD, tăng 10,7% so với năm 2019, Canada là một trong số ít thị trường xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận đà tăng trưởng tích cực trong năm 2020. Việc đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Canada cũng mở ra cơ hội để nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tiếp cận các thị trường khác bởi Canada là cửa ngõ của thị trường toàn cầu nhờ khả năng tiếp cận thị trường thông qua 14 Hiệp định thương mại với 51 quốc gia và gần 1,5 tỷ người tiêu dùng, tổng GDP là 49.3000 tỷ USD.

Nhật Bản cam kết xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93,6% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản, và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Việt Nam cũng đạt được thỏa thuận được xóa bỏ thuế quan 97% kim ngạch xuất khẩu gỗ tại thị trường Nhật Bản.

26

Australia cam kết cắt giảm 93% số dòng thuế, tương đương 95,8% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này, khoảng 2,9 tỷ USD ngay khi thực hiện Hiệp định. Các sản phẩm còn lại sẽ được xóa bỏ thuế với lộ trình cắt giảm cuối cùng tối đa vào năm thứ 4. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam, bao gồm gạo và các sản phẩm gạo, rau và hoa quả đều được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực.

Mexico cam kết xóa bỏ 77,2% số dòng thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

Ngoài ra, thị trường Peru cam kết xóa bỏ thuế quan các mặt hàng nông sản vốn là thế mạnh của Việt Nam như: Hạt điều, chè, tiêu, rau quả, một số loại cà phê; Brunei xóa bỏ thuế ngay khi hiệp định có hiệu lực đối với thịt gà, lợn và sản phẩm chế biến, sản phẩm chăn nuôi khác sơ chế và chế biến…

Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Canada, Ốt-xtrây-li-a và Nhật Bản giảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng nông sản của ta sẽ tạo ra những tác động tích cực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu. Đây được đánh giá là cơ hội lớn cho các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam.

2.2.2. Cơ hội và thách thức của Hiệp định CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam

2..2.2.1. Cơ hội của Hiệp định CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam Việt Nam là quốc gia có lợi thế tương đối về nông nghiệp so với hầu hết các quốc gia trong CPTPP. Nếu tận dụng tốt các cơ hội mở rộng thị trường từ CPTPP, nông nghiệp Việt Nam có thể tiếp tục duy trì được mức độ thặng dư thương mại trong

27

nông nghiệp, đóng góp tích cực cho tăng trưởng của ngành nông nghiệp Việt Nam vốn còn rất nhiều dư địa. Cụ thể:

Mở rộng thị trường tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp

Các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào CPTPP là gỗ, sản phẩm gỗ và thủy sản (trong đó chủ yếu là tôm và cá tra) có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Hiện nay, hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam mới chỉ tập trung vào một số mặt hàng chính và một số ít bạn hàng lớn trong CPTPP. Tham gia CPTPP là một cơ hội tốt giúp Việt Nam mở rộng xuất khẩu sang các thị trường lớn, như: Mexico, Australia và Canada cũng như đa dạng hóa các mặt hàng nông sản xuất khẩu. Theo đó, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu nông sản sang thị trường các nước thành viên Hiệp định CPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi, giúp mở rộng thị trường xuất khẩu, tăng cường tiếp cận các thị trường lớn nhất thế giới với ưu thế đáng kể.

Tăng tính kết nối giữa các doanh nghiệp thông qua việc tham gia chuỗi

cung ứng khu vực và toàn cầu

Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạch thương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản, Canada, Ốt-xtrây- lia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành. Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, là điều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, tăng năng suất lao động, tham gia vào các công đoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó tạo động lực và sức ép cho doanh nghiệp trong nước đầu tư sản xuất trong nước theo hướng giảm xuất khẩu nguyên liệu và sơ chế, đầu tư phát triển chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng, tăng cường xuất khẩu sản phẩm

28

chế biến có giá trị gia tăng cao... Đây là cơ hội rất lớn để nâng tầm nền nông nghiệp Việt Nam trong 5 - 10 năm tới.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

CPTPP sẽ mang lại cơ hội cho doanh nghiệp nào chủ động đáp ứng với những thay đổi về môi trường kinh doanh do quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại thông qua việc xây dựng và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho giai đoạn trung và dài hạn nhằm thúc đẩy dòng chảy của hàng hóa vào các thị trường đối tác tiềm năng. Doanh nghiệp Việt Nam cần tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường trong khối nhằm đẩy mạnh việc xuất khẩu sang các nước thành viên CPTPP và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm. Hàng hóa nông sản của Việt Nam còn phải đối diện với sức ép cạnh tranh tại “sân nhà” đến từ việc hàng hóa các nước CPTPP tràn vào thị trường trong nước. Sức ép từ hai phía sẽ tạo động lực cho doanh nghiệp Việt Nam cải cách mô hình kinh doanh, đầu tư hơn vào dây chuyền sản xuất và nguồn lực lao động.

Bên cạnh sức ép trực tiếp đến từ cạnh tranh, nền nông nghiệp Việt Nam sẽ hấp thụ được khoa học kỹ thuật mới thông qua hoạt động đầu tư xuyên quốc gia đi kèm với khoa học công nghệ và nâng cao trình độ kỹ năng lao động, từ đó thay đổi được cách làm truyền thống, nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng của sản phẩm Việc thay đổi mô hình về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là việc ứng dụng công nghệ sẽ là vấn đề then chốt giúp ngành nông nghiệp tăng năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật cao theo hàng rào kỹ thuật của thị trường trong CPTPP.

2.2.2.2. Thách thức của Hiệp định CPTPP đối với xuất khẩu nông sản Việt Nam

29

Hội nhập kinh tế quốc tế nói chung và việc tham gia các Hiệp định thương mại tự do nói riêng, đặc biệt là các hiệp định thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện như Hiệp định CPTPP không phải chỉ mang lại cơ hội mà kèm theo 4 thách thức lớn cho ngành nông nghiệp nói chung xuất khẩu nông sản Việt Nam nói riêng:

Thnht, sức ép cạnh tranh là một thách thức lớn đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. So với các thành viên khác, Việt Nam có lợi thế về sản xuất nông thủy sản nhiệt đới với lợi thế sản xuất có khả năng cạnh tranh cao, giá thành thấp, nguồn nguyên liệu dồi dào, năng suất cao, nguồn nhân lực rẻ hơn. Tuy nhiên, các nhóm mặt hàng nông sản chế biến Việt Nam sẽ phải đối mặt với các mặt hàng rau quả chế biến phổ biến tại các thị trường mới với mẫu mã đa dạng và chất lượng cao do ngành công nghiệp chế biến nông sản của ta chưa được phát triển như các thành viên khác. Xét theo mặt hàng, nhiều mặt hàng có lợi thế cạnh tranh thấp như mía đường, sản phẩm chăn nuôi, nguyên liệu thức ăn chăn nuôi… sẽ chịu sự cạnh tranh mãnh liệt từ sản phẩm nhập khẩu. Một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuất được nhưng sức cạnh tranh còn yếu. Tuy nhiên, do Hoa Kỳ đã rút khỏi Hiệp định nên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng kể. Hơn nữa, với hai mặt hàng này, Việt Nam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loại thịt gà là trên 10 năm). Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sản xuất một số loại thịt. Có thể thấy, thị trường nông sản trong nước đang dần gia tăng áp lực cạnh tranh do sự hiện diện và gia tăng số lượng hàng hóa nông sản nhập khẩu từ nước ngoài. Trong số nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam vẫn sản xuất được, thậm chí sản xuất với số lượng, chất lượng tốt nhưng khó cạnh tranh được với hàng nhập khẩu về giá thành và uy tín thương hiệu.

30

Thứ hai, quy định khắt khe về quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ là lực cản lớn

đối với xuất khẩu nông sản của Việt Nam. Theo quy định tại Chương 7 về các biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (Biện pháp SPS), các bên sẽ áp dụng đầy đủ các nội dung theo Hiệp định SPS và các bên sẽ phải thành lập y ban SPS nhằm tăng cường việc thực thi của các bên về vấn đề này. Nhu cầu thị trường đang hướng đến các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, trách nhiệm xã hội đòi hỏi các sản phẩm nông, lâm, thủy sản được khai thác hợp lý, từ đó đưa ra các tiêu chuẩn tương ứng về nguồn gốc sản phẩm (như thủy sản, rau quả, gỗ). Đây cũng là rào cản thách thức với xuất khẩu nông, lâm, thủy sản Việt Nam trong khi hệ thống truy xuất nguồn gốc, quản lý khai thác chưa được thực hiện bài bản, nhiều doanh nghiệp nông nghiệp mới đang trong quá trình đổi mới đề hòa nhập với thế giới.

Việc quản lý và thực thi các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm trong nước cũng chưa đạt được những kết quả kỳ vọng, chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng nội địa. Điều này dẫn tới nguy cơ đánh mất thị trường nội địa khi mà các nông sản từ Canada hay Nhật Bản đều có chất lượng và độ tin cậy cao với giá cả cạnh tranh. Ngoài ra, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu của Thái Lan hiện đang có cả hai lợi thế này so với Việt Nam và hiện đang thâm nhập mạnh vào thị trường nội địa. Áp lực cạnh tranh sẽ làm một số ngành có thể bị thu hẹp sản xuất như chăn nuôi và mía đường. Việt Nam cũng sẽ khó đáp ứng quy tắc nguồn gốc xuất xứ để đảm bảo quyền lợi được hưởng ưu đãi thuế quan đối với một số ngành do sử dụng nhiều nguyên liệu nhập khẩu (điều, gỗ…) hoặc trong nước do chưa xây dựng được các chuỗi giá trị ngành hàng bền vững, chưa có thói quen về lưu trữ bằng chứng minh về nguồn gốc xuất xứ trong toàn chuỗi…

31

Bên cạnh đó, nguy cơ nông sản bị trả lại, mất quyền xuất khẩu hoặc gia tăng tần suất kiểm tra do chưa đáp ứng các quy định SPS/TBT tại các thị trường khó tính như Nhật và các nước EU khi sản xuất trong nước chưa được quản lý chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là việc lạm dụng thuốc kháng sinh, thuốc trừ sâu trong chăn nuôi, trồng trọt và thiếu sự kiểm soát chặt chẽ theo chuỗi cung ứng.

Các nước gia tăng các rào kỹ thuật, các các biện pháp phòng vệ thương mại như: chống bán phá giá, chống trợ cấp, tự vệ khẩn cấp... luôn là những thách thức đối với xuất khẩu.

Thứ ba, bất ổn trong chính sách của các nhà nhập khẩu

Sự thay đổi chính sách nhập khẩu của các nước sẽ tác động rất lớn tới xuất khẩu nông sản. Trong những năm qua nhiều vụ kiện thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ với các mặt hàng tôm và cá tra của Việt Nam. Hay EU áp “thẻ vàng” với hải sản nhập khẩu của Việt Nam vào EU; đạo luật Farm Bill của Hoa Kỳ (Luật Nông trại Mỹ); việc thay đổi chính sách quản lý thương mại biên giới của Trung Quốc tăng cường áp dụng các biện pháp về truy xuất nguồn gốc nông, lâm, thủy sản, siết chặt nhập tiểu ngạch, tạm nhập tái xuất; các biện pháp kiểm dịch thuỷ sản nhập khẩu của Hàn Quốc, tạm dừng nhập khẩu thuỷ sản của Ả rập Xê út, một số quy định nhập khẩu của Brazil hay các chính sách nhập khẩu thuỷ sản vào Nga... tạo ra các khó khăn cho việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam.

Thứ tư, quá trình dỡ bỏ các rào cản thuế quan sẽ tạo sức ép cạnh tranh

rất lớn cho nhiều nông sản tại thị trường trong nước

Nếu rào cản thuế quan được dỡ bỏ thì các sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam sẽ chịu sự cạnh tranh quyết liệt hơn ngay ở thị trường trong nước của các sản phẩm thịt bò và sữa từ Australia và New Zealand; lợn, gà từ Canada.

32

Phần III: Những định hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam trong điều kiện thực thi CPTPP

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng c a hi i tác toàn di n và ti n b xuyên ủ ệp định đố ệ ế ộ thái bình dương (CPTPP) đối với xuất khẩu nông s n vi t nam (Trang 26 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w