Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam nhằm khai thác Hiệp

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng c a hi i tác toàn di n và ti n b xuyên ủ ệp định đố ệ ế ộ thái bình dương (CPTPP) đối với xuất khẩu nông s n vi t nam (Trang 35 - 38)

L ời nói đầu

B. Nội dung

3.2. Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản Việt Nam nhằm khai thác Hiệp

Hiệp định CPTPP

Hiệp định CPTPP đã mở ra rất nhiều cơ hội cho thị trường Việt Nam, nâng cao khả năng cạnh tranh của ta trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn cho nông sản của nước ta. Do đó, để khai thác triệt để Hiệp định, chúng ta cần có những biện pháp sau:

- Về phía nhà nước

· Đưa ra chính sách thúc đẩy người dân tham gia sản xuất, phát triển kinh doanh nông sản theo các doanh nghiệp lớn, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông sản của Hiệp định CPTPP

· Quy định nghiêm về an toàn vệ sinh thực phẩm, xử lí nghiêm các hành vi sử dụng thuốc kích thích hoặc các loại thuốc ảnh hưởng tới chất lượng nông sản, sức khỏe con người trong nuôi trồng nông sản, làm ảnh hưởng tới chất lượng nông sản. Chúng ta cần có những quy định cao hơn nữa về chất lượng nông sản để đáp ứng các thị trường khó tính trong Hiệp định, cũng như đảm bảo các quy định của Hiệp định SPS.

· Có các biện pháp để phát triển nông sản Việt, hỗ trợ người nông dân trong việc sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuyên truyền về các tiêu chuẩn của Hiệp định SPS, để người nuôi trồng nắm bắt phương hướng sản xuất, các sản phẩm nuôi trồng có giá trị cao trên thị trường. Hướng dẫn người dân phát triển kĩ thuật, phương thức nuôi trồng, lai tạo giống cây theo hướng hiện đại. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều biện pháp để người dân tích cực tham gia sản xuất nông sản,

34

tuy nhiên các biện pháp vẫn chưa mang lại hiệu quả cao, các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa tận dụng hết tiềm năng phát triển nông sản.

- Về phía doanh nghiệp và người nông dân:

· Thi hành nghiêm túc các quy định cuả Nhà nước cũng như các tiêu chuẩn của Hiệp định SPS về việc đảm bảo chất lượng nông sản. Đây là điều rất quan trọng để có thể nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, cũng như là đối với các thị trường trong Hiệp định CPTPP

· Mở rộng quy mô sản xuất, tiếp thu đổi mới phương thức, kĩ thuật nuôi trồng mang lại hiệu quả cao. Học hỏi những điều mới để nâng cao chất lượng sản phẩm luôn là một lợi thế lớn cho doanh nghiệp và người nông dân. Do đó, doanh nhiệp và người nông dân nên tham khảo, tìm hiểu kĩ các khâu nuôi trồng, các loại giống cây, các phương thức sản xuất, các quy định tiêu chuẩn của Hiệp định để nâng cao chất lượng sản phẩm, đạt hiệu quả cao trong sản xuất.

· Đa dạng hóa các mặt hàng nông sản, linh hoạt trong sản xuất nông sản. Tận dụng lợi thế về nông sản để đa dạng hóa các loại sản phẩm, không chỉ là các sản phẩm tươi mà còn đưa ra nhiều sản phẩm đã chế biến, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế, linh hoạt để đáp ứng các thay đổi của thị trường.

C.Kết luận

Hội nhập kinh tế quốc tế góp phần duy trì ổn định hòa bình, tạo dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế, các chính sách kinh tế, cơ chế quản lý ngày càng minh bạch hơn, nâng cao vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế. Là một thành viên của CPTPP, lại là một nước có thế mạnh về nông sản, Việt Nam đã biết tận

35

dụng những thế mạnh, phát huy ưu điểm để thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu nông sản sang các nước thành viên khác. Mặc dù vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước cũng như tinh thần phối hợp của người dân, nông sản Việt Nam sẽ còn nhiều cơ hội để được bạn bè nước bạn biết đến, xuất khẩu của Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, nền kinh tế nước nhà cũng sẽ ngày càng hưng thịnh.

36

D.Tài liệ u tham khảo

1. Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương – Phòng Thương mại và công nghiệp việt Nam

2. CPTPP: Sân chơi mới cho nông sản Việt – Danh mục “Kinh tế” từ báo “Công thương”

3. Báo điện tử “Đảng Cộng sản Việt Nam” tháng 12/2016, tháng 12/2017

4. “Thị trường và xúc tiến thương mại nông sản” - Cổng thông tin điện tử Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

5. Báo Điện tử Chính phủ tháng 1/2020

6. “CPTPP - nhân tố quan trọng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam” - Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương

7. Báo điện tử Vietnamplus “Bộ Công Thương: Hiệp định CPTPP tác động tích cực đến xuất khẩu” ngày 08/04/2021

8. Báo Công Thương “Nông sản Việt và cơ hội vàng từ CPTPP”

9. Tạp chí Con số & Sự kiện “Việt Nam sau 2 năm thực thi hiệp định CPTPP

37

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng c a hi i tác toàn di n và ti n b xuyên ủ ệp định đố ệ ế ộ thái bình dương (CPTPP) đối với xuất khẩu nông s n vi t nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(38 trang)
w