Định h−ớng phát triển của KTNN

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận, thực tiễn xác dịnh nội dung và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học của kiểm toán nhà nước. (Trang 64 - 65)

3 Kiêm nhiệm Các cơ quan thuộc và trực thuộc

3.1.1.Định h−ớng phát triển của KTNN

Để tăng c−ờng hơn nữa hiệu lực pháp lý và hiệu quả các hoạt động kiểm toán, phục vụ đắc lực cho quyền kiểm soát vĩ mô của Nhà n−ớc đối với nền tài chính công theo đúng chiến l−ợc phát triển kinh tế - xã hội theo chủ tr−ơng công nghiệp hóa, hiện đại hoá mà Nghị quyết đại hội Đảng IX đã đề ra, KTNN đã xác định định h−ớng phát triển đến năm 2010 nh− sau:

Một là, Phát triển KTNN để thực sự trở thành công cụ quan trọng và đủ mạnh của Nhà n−ớc thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát nghiêm ngặt tài chính Nhà n−ớc và tài sản Nhà n−ớc.

Đây là một đòi hỏi có tính tất yếu và khách quan khi Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam sử dụng rộng rãi và có hiệu lực các công cụ quản lý và kiểm soát vĩ mô đối với các hoạt động kinh tế tài chính trong nền kinh tế thị tr−ờng định h−ớng XHCN.

Hai là, Phát triển KTNN phải đảm bảo quán triệt và thể chế hoá các quan điểm của Đảng về KTNN đã ghi trong Văn kiện, Nghị quyết của Đảng ta.

Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: “…thiết lập cơ chế giám sát tài chính - tiền tệ, nhằm đảm bảo an ninh tài chính Quốc gia, kiểm soát các nguồn vốn, các khoản vay nợ, trả nợ, mở rộng hình thức công khai tài chính. Nâng cao hiệu lực pháp lý và chất l−ợng KTNN nh− một công cụ mạnh của Nhà n−ớc”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung −ơng Đảng khoá IX về đổi mới và nâng cao chất l−ợng hệ thống chính trị ở cơ sở cũng đã chỉ rõ: “Thực hiện quy chế định kỳ KTNN, công khai thu chi, chi ngân sách cho dân biết”.

Ba là, Phát triển KTNN phải tuân thủ và đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của hệ thống pháp luật, chính sách, chế độ của Nhà n−ớc, đảm bảo thực hiện đầy đủ

các chức năng, nhiệm vụ của KTNN, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu quản lý tài chính Nhà n−ớc và tài sản Nhà n−ớc trong công cuộc đổi mới.

Bốn là, Phát triển KTNN phải đảm bảo xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, phù hợp với các nguyên tắc, thông lệ quốc tế về cơ quan KTNN và phải sát hợp với thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam.

Kinh nghiệm các n−ớc trên thế giới đều cho thấy, việc phát triển cơ quan KTNN cùng với các công cụ kiểm tra khác của Nhà n−ớc là điều kiện và tiền đề cần thiết để có môi tr−ờng tài chính lành mạnh, thu hút vốn đầu t− trong n−ớc và n−ớc ngoài; việc phát triển cơ quan KTNN cũng phù hợp với các đòi hỏi của các định chế tài chính Quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam sắp trở thành thành viên của WTO.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận, thực tiễn xác dịnh nội dung và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học của kiểm toán nhà nước. (Trang 64 - 65)