Sự hình thành và phát triển đội ngũ cán bộ NCKH của KTNN

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận, thực tiễn xác dịnh nội dung và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học của kiểm toán nhà nước. (Trang 28 - 31)

2.1.1.1. Quá trình hình thành KTNN

KTNN ra đời trên cơ sở Nghị định số 70/CP ngày 11 tháng 7 năm 1994 của Chính phủ về việc thành lập Cơ quan KTNN và Quyết định số 61/TTg ngày 24 tháng 01 năm 1995 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của KTNN.

Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam, Quốc hội đã ban hành một số Đạo luật, trong đó có những điều quy định về hoạt động của KTNN: Điều 73, 74 của Luật NSNN năm 1996; Điều 66 của Luật NSNN năm 2002; Điều 48 của Luật NHNN năm 1997. Các văn bản pháp lý trên đã tạo cơ sở cho KTNN ra đời, hoạt động và phát triển trong giai đoạn 1994 - 2003.

Các quy định về tổ chức, hoạt động của KTNN trong các văn bản trên là hết sức cần thiết và quan trọng cho sự ra đời và hoạt động của KTNN; song nó chỉ phù hợp với giai đoạn đầu của sự phát triển KTNN. Tr−ớc những yêu cầu tiếp tục phát triển về tổ chức và hoạt động KTNN, ngày 13/8/2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 93/2003/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của KTNN thay thế cho Nghị định số 70/CP. Nghị định số 93/2003/NĐ-CP đã tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển về tổ chức và mở rộng chức năng kiểm toán của KTNN.

Do yêu cầu quản lý kinh tế - tài chính của Nhà n−ớc trong nền kinh tế thị tr−ờng và quá trình xây dựng Nhà n−ớc pháp quyền XHCN Việt Nam, những quy định trong các văn bản d−ới Luật đã hạn chế về địa vị pháp lý, tổ chức và hoạt động của KTNN đã đặt ra yêu cầu cấp bách phải ban hành một Đạo luật về

KTNN. Ngày 20/5/2005, Quốc Hội đã thông qua Luật KTNN (có giá trị thi hành từ 01/01/2006). Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay quy định về tổ chức và hoạt động của KTNN, tạo cơ sở cho một giai đoạn phát triển mới của KTNN.

2.1.1.2. Quá trình hình thành đội ngũ cán bộ NCKH của KTNN

KTNN ra đời và phát triển ở Việt Nam muộn hơn so với các n−ớc khác trên thế giới, hoạt động về lĩnh vực này còn mới mẻ, ch−a có tiền lệ; do đó, việc nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để rút kinh nghiệm đóng vai trò rất quan trọng và là một trong những ph−ơng thức phát triển của KTNN.

Nhận thức đ−ợc vai trò của các hoạt động khoa học đối với các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của KTNN, từ năm 1994 khi mới đ−ợc thành lập, Lãnh đạo KTNN đã thành lập Hội đồng Khoa học KTNN để t− vấn cho Lãnh đạo KTNN về các hoạt động KH & CN và ban hành “Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng Khoa học”.

Sau khi Hội đồng Khoa học KTNN đ−ợc thành lập, hoạt động NCKH đ−ợc triển khai từ năm 1995 và đã định h−ớng nghiên cứu giải quyết các vấn đề bức xúc đặt ra đối với hoạt động của cơ quan KTNN trong từng thời kỳ. Các nội dung nghiên cứu bao gồm: Nghiên cứu lý luận về bản chất, chức năng, nhiệm vụ và địa vị pháp lý của KTNN; nghiên cứu chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, các ph−ơng pháp kiểm toán; nghiên cứu tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động và bồi d−ỡng công chức của KTNN.

Từ năm 1996, KTNN đ−ợc công nhận là đầu mối kế hoạch KH & CN theo Quyết định số 2187/QĐ/KHTC ngày 16/121995 của Bộ tr−ởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi tr−ờng (nay là Bộ KH & CN). Do đó, kế hoạch KH & CN hàng năm của KTNN đ−ợc xây dựng trên cơ sở định h−ớng phát triển KH & CN và chiến l−ợc phát triển của KTNN trong từng giai đoạn, đảm bảo gắn liền các hoạt động KH & CN với hoạt động thực tiễn nhằm giải quyết tốt những vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra trong quá trình hoạt động.

Để từng b−ớc ổn định hoạt động tổ chức quản lý và triển khai các hoạt động KH & CN, đáp ứng yêu cầu phát triển của KTNN và thực hiện Quyết định số 782/TTg ngày 24/10/1996 của Thủ t−ớng Chính phủ về việc sắp xếp các cơ

quan NCKH và phát triển công nghệ, năm 1997, KTNN đã thành lập Trung tâm Khoa học và Bồi d−ỡng cán bộ KTNN (Trung tâm KH&BDCB) trực thuộc KTNN để thực hiện chức năng nghiên cứu, chức năng tổ chức quản lý các hoạt động khoa học của ngành và thực hiện chức năng đào tạo và bồi d−ỡng công chức KTNN. Với sự ra đời của Trung tâm KH&BDCB, việc tổ chức và quản lý hoạt động NCKH đ−ợc thực hiện theo đúng các quy định của Nhà n−ớc; các đề tài NCKH của KTNN đều đ−ợc xét duyệt đề c−ơng nghiên cứu, đăng ký đề tài, bố trí cán bộ chuyên trách nghiên cứu và tổ chức nghiệm thu, đăng ký kết quả NCKH với Bộ KH & CN đúng thời gian quy định.

Từ khi đ−ợc thành lập, KTNN đã đầu t− kinh phí cho Trung tâm KH & BDCB để thuê trụ sở làm việc, trang bị các thiết bị tin học cho công tác NCKH, công tác đào tạo và mở các lớp bồi d−ỡng cán bộ NCKH. Hàng năm, trong phạm vi kinh phí hoạt động khoa học, KTNN đã trang bị bổ sung cho Trung tâm KH & BDCB các ph−ơng tiện kỹ thuật cần thiết để tăng c−ờng năng lực cho hoạt động NCKH; tăng c−ờng lực l−ợng cán bộ chuyên trách NCKH và tổ chức cho các cán bộ khoa học tham gia các lớp đào tạo dài hạn và ngắn hạn để nâng cao trình độ, từng b−ớc đáp ứng yêu cầu của hoạt động khoa học của KTNN. Bên cạnh lực l−ợng cán bộ NCKH chuyên trách thuộc Trung tâm KH & BDCB, KTNN đã thu hút và huy động hàng trăm cán bộ khoa học kiêm chức của các đơn vị thuộc và trực thuộc KTNN tham gia NCKH, b−ớc đầu đã đáp ứng đ−ợc yêu cầu công tác NCKH hàng năm của KTNN.

Nhờ đó, lực l−ợng cán bộ NCKH của KTNN đã tăng dần qua các năm cả về số l−ợng và chất l−ợng.

a. Về số l−ợng

Cán bộ NCKH của KTNN đ−ợc hình thành từ 3 nguồn chủ yếu:

Thứ nhất, là các cán bộ NCKH chuyên trách đ−ợc tiếp nhận, thuyên chuyển từ các cơ quan, đơn vị trong và ngoài cơ quan KTNN vào công tác tại Trung tâm KH & BDCB;

Thứ hai, là các sinh viên mới tốt nghiệp các tr−ờng đại học đ−ợc tuyển dụng làm cán bộ NCKH chuyên trách thuộc Trung tâm KH & BDCB; và

Thứ ba, là những cán bộ NCKH kiêm nhiệm thuộc các đơn vị thuộc và trực thuộc KTNN tham gia nghiên cứu các đề tài NCKH do KTNN chủ trì.

Cơ cấu cán bộ NCKH của 3 nguồn trên đ−ợc phản ảnh trong bảng sau:

Bảng 1: Cơ cấu cán bộ NCKH theo nguồn hình thành

STT Nguồn Đơn vị công tác Số l−ợng

(ng−ời)

Tỷ lệ

(%)

1

Tiếp nhận, thuyên chuyển từ các cơ quan trong và ngoài KTNN

Trung tâm KH & BDCB 11 13,8

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận, thực tiễn xác dịnh nội dung và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học của kiểm toán nhà nước. (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)