Chính sách của Nhà n−ớc về tổ chức đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ NCKH

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận, thực tiễn xác dịnh nội dung và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học của kiểm toán nhà nước. (Trang 52 - 55)

3 Kiêm nhiệm Các cơ quan thuộc và trực thuộc

2.2.1. Chính sách của Nhà n−ớc về tổ chức đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ NCKH

2.2.1.1. Luật KH & CN

KH & CN ngày nay đ−ợc coi là một phần thiết yếu của cuộc sống, là chìa khoá để mở ra con đ−ờng đi tới sự phát triển và phồn vinh của nhiều quốc gia trên thế giới (điển hình là Nhật Bản, Hàn Quốc, ấn Độ...). Bài học kinh nghiệm từ các quốc gia này là muốn phát triển khoa học công nghệ thì tr−ớc hết phải đầu t− thích đáng cho những ng−ời làm khoa học, phải tạo ra một thế hệ những nhà khoa học đ−ợc đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tài năng, có nhiệt huyết và định h−ớng nghiên cứu của họ vào mục đích phục vụ xã hội. Luật KH & CN do Quốc hội n−ớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam khoá X, kỳ họp 7 thông qua tháng 6/2000 cũng khẳng định phát triển nguồn nhân lực KH & CN là một biện pháp để bảo đảm phát triển nền KH & CN quốc gia.

Luật KH & CN ban hành ngày 22/6/2000 là văn bản pháp luật cao nhất quy định về công tác quản lý, đào tạo và bồi d−ỡng những ng−ời làm khoa học nói chung và các cán bộ NCKH của Nhà n−ớc nói riêng. Theo Luật, các cán bộ NCKH của Nhà n−ớc đ−ợc tổ chức quản lý một cách chặt chẽ, bắt đầu từ khâu tuyển dụng đến khâu sử dụng nhân lực.

Điều 20 - Tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH & CN: - Cơ quan quản lý nhà n−ớc về KH & CN có thẩm quyền các cấp phải thông báo công khai trên các ph−ơng tiện thông tin đại chúng danh mục các nhiệm vụ khoa học công nghệ đ−ợc thực hiện theo ph−ơng thức tuyển chọn, đảm bảo để mọi tổ chức, cá nhân có điều kiện đăng ký, tham gia tuyển chọn.

- Việc tuyển chọn phải đảm bảo công khai, công bằng, dân chủ, khách quan; kết quả tuyển chọn phải công khai.

- Ng−ời đứng đầu cơ quan quản lý nhà n−ớc về KH & CN các cấp thành lập Hội đồng tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ KH & CN và quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng này. Hội đồng có nhiệm vụ t− vấn và phải chịu trách nhiệm về việc t− vấn của mình. Thành viên Hội đồng phải có năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn phù hợp với nhiệm vụ KH & CN.

Điều 35 - Sử dụng nhân lực KH & CN

- Nhà n−ớc trọng dụng nhân tài, tạo mọi điều kiện thuận lợi để họ sáng tạo và cống hiến; có chính sách và biện pháp để thu hút nhân tài vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH & CN −u tiên, trọng điểm của Nhà n−ớc; có chính sách khuyến khích trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực nữ trong hoạt động KH & CN; xây dựng các tập thể KH & CN mạnh, đạt trình độ khu vực và quốc tế; có chế độ đãi ngộ t−ơng xứng với cống hiến và có chế độ −u đãi đặc biệt với cá nhân có công trình KH & CN đặc biệt xuất sắc, có cống hiến đối với đất n−ớc.

- Tổ chức, cá nhân sử dụng nhân lực KH & CN có trách nhiệm bố trí, sử dụng đúng năng lực, sở tr−ờng và tạo điều kiện thuận lợi để họ phát huy khả năng chuyên môn vào việc thực hiện các nhiệm vụ KH & CN.

- Nhà n−ớc có chính sách thoả đáng về l−ơng, điều kiện làm việc, chỗ ở đối với cá nhân hoạt động KH & CN;

- Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xây dựng và thực hiện các chính sách −u đãi đối với cá nhân hoạt động KH & CN ở cơ sở, chú trọng địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Thông qua nội dung của Điều 20 và 35 của Luật KH & CN, có thể thấy Nhà n−ớc Việt Nam rất chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ các nhà khoa học, đặc biệt là các nhân tài, các nhà khoa học nữ, tập thể khoa học vững mạnh để phục vụ các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội lâu dài. Đồng thời, công tác đào tạo, bồi d−ỡng các nhà khoa học cũng đ−ợc Nhà n−ớc quan tâm đặc biệt, đ−ợc coi nh− một biện pháp bảo đảm phát triển KH & CN của đất n−ớc.

Điều 34 - Đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài về KH & CN

- Hàng năm, Nhà n−ớc dành một khoản ngân sách để đào tạo, đào tạo lại nhân lực về KH & CN ở trong n−ớc và ở ngoài n−ớc; chú trọng đào tạo, bồi d−ỡng nhân tài, những ng−ời có trình độ cao, kỹ thuật viên lành nghề.

- Tổ chức, cá nhân đ−ợc tạo điều kiện để tự đào tạo, tham gia vào việc đào tạo nhân lực, bồi d−ỡng nhân tài về KH & CN; cử hoặc cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi học tập, nâng cao trình độ chuyên môn ở trong n−ớc và ở ngoài n−ớc theo quy định của Chính phủ.

Nh− vậy, hàng năm Nhà n−ớc sẽ trích một phần ngân sách để phục vụ cho công tác đào tạo, bồi d−ỡng cho nguồn lực khoa học. Đồng thời, Luật KH & CN đã đ−a ra “chính sách mở” trong công tác đào tạo, bồi d−ỡng các nghiên cứu viên Nhà n−ớc. “Mở” ở đây có nghĩa là chúng ta không những tuyển dụng nh−ng ng−ời làm khoa học có năng lực mà còn không ngừng đào tạo, bồi d−ỡng để phát huy năng lực của họ; “mở” còn có nghĩa là mở rộng các ph−ơng thức đào tạo: đào tạo trong và ngoài n−ớc, đào tạo theo hình thức học bổng hoặc đào tạo tự túc... Với chính sách “mở” này, các nhà khoa học của Việt Nam, đặc biệt là giới khoa học trẻ sẽ có điều kiện tiếp xúc và cập nhật trực tiếp kiến thức khoa học trong n−ớc và thế giới để phục vụ cho công tác nghiên cứu của mình.

2.2.1.2. Chiến l−ợc phát triển khoa học công nghệ đến năm 2010

Trên cơ sở Luật KH & CN, Chính phủ đã xây dựng Chiến l−ợc phát triển khoa học công nghệ đến năm 2010, trong đó nêu rõ những −u nh−ợc điểm của hoạt động KH & CN hiện nay, phân tích cơ hội và thách thức đang chờ đón nền khoa học non trẻ của chúng ta thời gian tới, đồng thời đ−a ra một loạt các biện pháp cụ thể để phát triển các hoạt động KH & CN đến năm 2010.

Trong số các biện pháp đ−ợc đ−a ra, giải pháp phát triển nguồn lực con ng−ời - một bộ phận của giải pháp phát triển tiềm lực KH & CN - vẫn là giải pháp trọng tâm, điều này phù hợp với quan điểm triết học của Mác coi sức lao động là yếu tố quan trọng nhất của quá trình lao động sản xuất. Để phát triển nhân lực KH & CN, tr−ớc hết phải nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của đội ngũ cán bộ khoa học; đổi mới cơ chế quản lý nhân lực KH & CN; xây dựng các chính sách tạo động lực vật chất và tinh thần mạnh mẽ cho các cá nhân hoạt động KH & CN, trọng dụng và tôn vinh nhân tài KH & CN; và phải đổi mới chính sách đào tạo cán bộ KH &CN.

Chiến l−ợc đổi mới trong hoạt động đào tạo, bồi d−ỡng cán bộ NCKH đến năm 2010 của Chính phủ bao gồm những nội dung sau:

- Đẩy mạnh việc tuyển chọn và gửi học sinh, sinh viên, cán bộ KH &CN đi đào tạo một cách đồng bộ ở các n−ớc có trình độ KH &CN tiên tiến, tr−ớc mắt trong một số lĩnh vực KH & CN trọng điểm quốc gia. Phối hợp chặt chẽ giữa việc đào tạo với cơ quan sử dụng cán bộ KH & CN.

- Chú trọng đào tạo, bồi d−ỡng nhân tài, các nhà bác học, các tổng công trình s−, kỹ s− tr−ởng, kỹ thuật viên lành nghề; hình thành các tập thể KH & CN mạnh, đủ sức giải quyết những nhiệm vụ KH & CN quan trọng do sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh đặt ra.

- Điều chỉnh cơ cấu đào tạo theo h−ớng tăng đào tạo công nhân kỹ thuật (đặc biệt công nhân có tay nghề cao) cho các ngành đang thu hút đầu t− n−ớc ngoài và những ngành kinh tế - xã hội có trọng điểm.

- Huy động tối đa và hỗ trợ các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đào tạo nhân lực KH & CN, nhất là khu vực kinh tế t− nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu t− n−ớc ngoài.

- Ưu tiên sử dụng các nguồn tài chính từ hợp tác, tài trợ quốc tế, kể cả nguồn vốn ODA cho đào tạo nhân lực KH & CN, đặc biệt trong các lĩnh vực KH & CN trọng điểm.

- Khuyến khích mở các tr−ờng đại học, viện nghiên cứu công nghệ quốc tế hoặc khu vực tại Việt Nam. Thu hút các viện nghiên cứu, tr−ờng đại học có uy tín của n−ớc ngoài liên kết hoặc mở phân viện, phân hiệu hoặc tổ chức các ch−ơng trình đào tạo nhân lực KH & CN tại Việt Nam.

Định h−ớng và chính sách của Nhà n−ớc trong tổ chức đào tạo, bồi d−ỡng các nhà khoa học chính là cơ sở để các cơ quan, đơn vị KH & CN xây dựng mô hình đào tạo phù hợp với đặc thù của ngành và của đơn vị mình.

Một phần của tài liệu cơ sở lý luận, thực tiễn xác dịnh nội dung và phương thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiên cứu khoa học của kiểm toán nhà nước. (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)