Nguyễn Khoa Điềm-Một cái tôi trữ tình đậm chất Huế :

Một phần của tài liệu luận văn nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khoa điềm (Trang 46 - 49)

Điềm Bước đầu nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Khoa

3.3Nguyễn Khoa Điềm-Một cái tôi trữ tình đậm chất Huế :

Trước Nguyễn Khoa Điềm, giọng Huế đã có trong thơ Tố Hữu, Thanh Tịnh, Thanh Hải … Mỗi nhà thơ mang một phong cách riêng, song người đọc dễ nhận ra giọng chung của đất Huế, người Huế - đó là âm hưởng ngọt ngào, tha thiết, đằm thắm và phảng phất buồn .

Những ngày chiến tranh, đốI mặt với cái chết từng giây, từng phút, nhưng bạn đọc vẫn tìm thấy một giọng điệu ngọt ngào rất Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm. Đó là tình cảm thương mến của người anh giành cho cô em gái bé nhỏ của mình :

“Lớn lên em ơi, lý tưởng của đời cha Lớn lên em ơi, lòng kiên trinh của mẹ” (Mười sáu năm lớn lên)

Nếu trong thơ Tố Hữu tiếng nói ân tình thuỷ chung thiên về phía ngọt ngào thì giọng thơ tha thiết trong thơ Nguyễn Khoa Điềm thiên về phía ưu tư mang tính chất thân phận và phảng phất buồn :

“Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phượng cứ nở hoài hoài như đếm tuổi Nhưng chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn”

(Mặt đường khát vọng)

Hình ảnh người mẹ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm vừa mang nét đẹp truyền thống của những bà mẹ Việt Nam vừa mang nét đẹp riêng của người mẹ xứ Huế trong “chiếc áo dài thuôn thả” với “dáng đi bà mẹ Việt Nam. Bền với đất, díu vớ giang san”(Mẹ ra trận có gì) . “O bí thư mười bảy tuổi” trong thơ ông cũng mang nét đẹp rất riêng của một thiếu nữ Huế với chiếc nón bài thơ “đi về thiết tha” giữa khung trời Huế .

Nếu Tố Hữu da diết nhớ “À ơi tiếng mẹ ru nhè nhẹ”, tiếng hò “mái nhì man mác nước sông Hương” hay kỷ niệm tuổi thơ “đêm nằm bên mẹ ấm tròn lưng”,

Thanh Tịnh “Nhớ Huế quê tôi” lại nhớ về “Giọng hò mái đẩy vờn mây núi. Man mác sông Hương lướt đỉnh đèo” thì Nguyễn Khoa Điềm nhớ về khu phố ngoại ô-Vĩ Dạ .

Truớc mắt Hàn thi sĩ Vĩ Dạ trong sáng, tươi đẹp với “nắng hàng cau nắng mới lên”, hay hắt hiu, lạnh lẽo trong làn “sương khói mờ nhân ảnh” với “dòng nước buồn thiu hoa bắp lay” thì Vĩ Dạ trong thơ Nguyễn Khoa Điềm lại gần gũi, thân thuộc với từng gốc ổi, mãng cầu của vườn mẹ :

“Vườn mẹ mùa hè cây mướp vàng hoa Trái mãng cầu đưa mùa thu vào quả chín Hương cau gọi mùa thu lên cao

Mặt giếng in nền trời đông thầm kín” (Vườn mẹ)

Nói đến Huế, chúng ta thường nghĩ đến một cố đô với những vẻ đẹp của cung đìmh, cổ xưa. Nhưng Huế trong thơ Nguyễn Khoa Điềm là Huế của những người dân lao động nghèo khổ “như vỏ hến”, nhịp sống, tức tưởi, nhọc nhằn “như con nước mỗi năm lùa vô Đập đá” :

“Khu phố ngoại ô

tầm tã rụng bên dòng sông những người dân nghèo về đây

như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến” (Đất ngoại ô)

Huế trong thơ ông là một khu phố buồn đau ngày giặc chiếm : “Tôi lớn lên trên khu phố buồn đau

Không còn gặp cụ Trâu và những lâu đài xưa cũ Chìm dần trong lá xanh trùm kín cửa

Vườn thơ xưa không còn gã áo trắng đi về” (Đất ngoại ô)

nhưng là một vùng đất giàu giàu truyền thống cách mạng, anh dũng, kiên cường trong gian khó, hi sinh :

“Từ buổi ấy …Người đi không trở lại

Nhưng thành phố vẫn đi trên những bước chân Người …Thành phố Bác qua đã thành nơi đòi giảI phóng ĐuổI Nhật, Tây và lật đổ ngai vàng

… “Vì độc lập tự do”-Thành phố lại lên đường” (Nơi Bác từng qua)

Cùng với khu phố ngaọ ô, ta còn bắt gặp trong thơ Nguyễn Khoa Điềm những tên phố, tên đường, tên địa danh Huế quen thuộc và gần gũi :

“Thành phố dịu dàng lên những hợp âm Có con sóng vỗ vào đá kè Thương Bạc Tiếng guốc gõ lối hoàng cùng tím ngát Cuốn cái rì rào phố xá đi xa”

(Mặt đường khát vọng)

Tiếng sóng vỗ thầm thì , tiếng guốc thân thương và tiếng rì rầm xa xăm ấy , tất cả quyện vào nhau , ngân vọng chỉ có tâm hồn nhạy cảm , rất Huế của nhà thơ mớI phát hiện ra và lắng nghe được .

Dòng Hương Giang “dùng dằng” chảy giữa thành phố Huế như nét vẽ mềm mạI đã đi vào thơ Nguyễn Khoa Điềm với tất cả vẻ đẹp thơ mộng của nó :

“Những buổI chiều những buổI chiều quê hương Tôi đã sống và tôi chưa được sống

Nhưng chiều nay vô tình trong nắng muộn Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang” (Chiều Hương Giang)

VớI Chiều Hương Giang , nét Huế trong hồn nhà thơ cùng nét Huế trong đờI sống đã gặp nhau tạo thành một nét Huế trong thơ . (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chất Huế còn ngấm trong thơn Nguyễn Khoa Điềm ở giọng nói , cách sử dụng từ ngữ làm ta dễ nhận ra thơ ông giữa bao nhà thoqư khác . Tuỳ mỗI lúc , mỗI nơi ông lạI chọn cho mình một cách nói phù hợp . Khi nói về những vấn đề lớn lao của dân tộc , nhân dân , đất nước ông dùng ngôn phổ thông còn khi viết về khu phố ngaọI ô thân thương , về mẹ , về em hay một tâm sự riêng của mình , ông dùng ngôn ngữ của ngườI Huế :

“…Ôi thành phố quê hương Ta yêu ngườI thế nớ”

(Tôi lạI đi đường này) Hay :

“Củ khoai ngủ ấm ngoài nương thiệt thà” (Biển trước mặt )

Trong thơ Nguyễn Khoa Điềm tần số từ địa phương “cha , mạ , vô, mô, nớ , ni , lưa…” xuất hiện vớI tần số cao nhưng không vì thế mà làmm tính hiện đạI trong thơ ông ngược lạI chính những từ ấy đã tạo nên bản sắc riêng giàu tính dân tộc , cân đốI , hài hoà vớI tính hiện đạI vốn có .

Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp vào nền thơ Việt Nam hiện đại trong những ngày chống Mỹ một cái tôi trữ tình “có nhiều tri thức của sách vở, có cái dịu ngọt của ngườI Huế, đất Huế, vừa có cái thắm tươi của tâm hồn trẻ … , giàu tìm tòi và suy tưởng”(m. q liên 148)

Một phần của tài liệu luận văn nhận diện cái tôi trữ tình trong thơ nguyễn khoa điềm (Trang 46 - 49)