Sự cần thiết của công tác bảo trì

Một phần của tài liệu Chương V: Quy trình làm phần mềm docx (Trang 62 - 63)

VII – PHA CÀI ĐẶT VÀ TÍCH HỢP

1. Sự cần thiết của công tác bảo trì

Có ba lý do chính sau đây về sự cần thiết phải có giai đoạn bảo trì một phần mềm:

1.1. Sửa lỗi phần mềm:

Lý do trước tiên là sửa lỗi phát sinh, có thể là lỗi do đặc tả, thiết kế, lập trình, tài liệu hoặc một dạng bất kỳ nào đó. Việc sửa lỗi phần mềm sau

khi đã chuyển giao cho khách hàng được gọi là bảo trì sửa lỗi. Qua khảo sát 69 công ty phần mềm, người ta thấy rằng cần khoảng 17.5% thời gian bảo trì để sửa lỗi sản phẩm, tức là thời gian dùng cho bảo trì sửa lỗi chiếm khoảng 17.5% tổng thời gian bảo trì.

1.2. Hoàn thiện phần mềm:

Thực tế cho thấy rằng, trong quá trình sử dụng phần mềm, khách hàng

sẽ phát hiện ra những điều bất tiện cần cải tiến hoặc cần bổ sung thêm chức năng mới. Ví dụ khi thử với số liệu nhỏ thì chương trình nhập dữ liệu chạy rất nhanh, nhưng khi thao tác với dữ liệu thật có dung lượng lớn hơn nhiều thì trở nên chậm chạp. Lúc này nhóm phát triển phải xem xét lại thuật toán và phải có sự cải tiến phù hợp. Có nghĩa là sản phẩm chuyển giao vẫn chưa phải hoàn thiện về mọi mặt, mà cần tiếp tục hoàn thiện tiếp. Những công việc cải tiến, làm cho phần mềm hoạt động tốt hơn được gọi là bảo trì hoàn thiện (perfective maintenance). Bảo trì hoàn thiện là một phần của bảo trì cập nhật (gồm bảo trì hoàn thiện và bảo trì thích nghi). Thực tế cho thấy rằng đây là công việc cần nhiều thời gian nhất trong pha bảo trì phần mềm, trung bình chiếm tới khoảng 60.5%.

1.3. Bảo trì thích nghi:

Thường thì phần mềm được thiết kế và cài đặt phù hợp với môi trường làm việc của khách hàng. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng, môi trường đó có thể thay đổi, ví dụ khách hàng mua máy tính mới, cài đặt hệ điều hành mới...và rất có thể phần mềm không hoàn toàn phù hợp với môi trường mới này. Ví dụ như nếu chương trình viết bằng foxpro for windows thì sẽ không chạy được trong windows 2000 hoặc window NT, vì foxpro for windows không tương thích với các môi trường này. Trong những trường hợp như thế cần hiệu chỉnh chương trình sao cho nó có thể chạy được trong môi trường mới. Công việc bảo trì kiểu như thế này được gọi là bảo trì thích nghi (adaptive maintenance) và chiếm khoảng 18% thời gian bảo trì.

Còn lại 4% thời gian bảo trì dành cho các công việc bảo trì không thuộc ba loại nói trên.

Một phần của tài liệu Chương V: Quy trình làm phần mềm docx (Trang 62 - 63)