Phân tích hướng đối tượng

Một phần của tài liệu Chương V: Quy trình làm phần mềm docx (Trang 30 - 31)

V – PHA PHÂN TÍCH HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG

1. Phân tích hướng đối tượng

1.1. Xây dựng mô hình use-case (use-case modeling)

Xác định xem những kết quả gì được tính toán bởi hệ thống (chưa cần để ý đến cách thức và trình tự tính toán). Thực chất là xác định các use-case trong hệ thống và xây dựng các biểu đồ use-case cùng các kịch bản kèm theo (kịch bản, tiếng Anh là scenario, là một thể hiện cụ thể của use-case). Bước này còn được gọi là mô hình hóa chức năng (functional modeling), mà phần lớn là hướng hành động (action oriented). Như vậy, có thể nói rằng phép phân tích trong giai đoạn này là phân tích hướng chức năng.

1.2. Xây dựng mô hình lớp (class modeling)

Xác định các lớp và các thuộc tính của chúng. Sau đó xác định mối quan hệ và tác động qua lại giữa các lớp. Hiện tại các thông tin dưới dạng biểu đồ trông giống như biểu đồ thực thể-quan hệ và được gọi là biểu đồ lớp. Bước này phần lớn là định hướng dữ liệu (data oriented).

1.3. Xây dựng mô hình động (dynamic modeling)

Xác định các hành động được thực hiện bởi (tới) các lớp hoặc các lớp con. Biểu diễn các thông tin này trong dạng biểu đồ gần giống với biểu đồ các máy hữu hạn trạng thái và gọi là biểu đồ trạng thái. Bước này là hướng hành động (action oriented).

Trong thực tế, ba bước trên đây không phải bao giờ cũng được thực hiện lần lượt theo thứ tự. Thay đổi trong một bước sẽ dẫn tới thay đổi trong các bước kia. Như vậy ba bước trên đây của OOA thực chất được thực hiện đồng thời. Việc thực hiện các bước như thế nào sẽ phụ thuộc vào vấn đề cụ thể.

Có thể nói rằng để thực hiện tốt pha phân tích, đòi hỏi sự sáng tạo và kinh nghiệm thực tế của các kỹ sư phần mềm. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu cách thức thực hiện pha phân tích thông qua bài toán Air Gourmet đã được giới thiệu

Một phần của tài liệu Chương V: Quy trình làm phần mềm docx (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w