nước ngoài một cách chặt chẽ.
Việt Nam cần phải duy trì một tỷ lệ hợp lý: giữa vốn trong nước và vốn vay nước ngoài; giữa vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn khi vay vốn; giữa thời hạn vay vốn và đối tượng đầu tư. Nước thành công trong quản lý nợ ở trên đều là nước có tỷ lệ nợ ngắn hạn thấp. Trường hợp các nước gặp khủng hoảng tài chính nêu trên đều có một nguyên nhân liên quan đến việc không kiểm soát được luồng vốn ngắn hạn này để luồng vốn này tăng quá nhanh và khi luồng vốn đột ngột đổi chiều dẫn đến mất khả năng thanh toán quốc tế của quốc gia và gây sức ép lên tỷ giá. Để tránh rủi ro, Việt Nam nên duy trì tỷ lệ nợ ngắn hạn một cách hợp lý và kiểm soát cho được luồng vốn ngắn hạn vào ra để chủ động và dễ dàng can thiệp khi có biến động. Bên cạnh đó, việc vay vốn và đầu tư cần tránh hiện tượng tràn lan, thiếu luận chứng kinh tế- kỹ thuật, cần ngăn chặn sự rò rỉ, mất mát vốn và tham nhũng.
Trong môi trường kinh tế quốc tế, những biến động đi kèm với rủi ro (rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối…) là không thể tránh khỏi nhất là với những nước đang phát triển. Rút kinh nghiệm từ đó, nước ta cần chú trọng hơn nữa công tác thông tin nắm bắt tình hình và kiểm tra giám sát thường xuyên, tránh tình trạng nhà nước chỉ biết được số nợ thực khi khủng hoảng xảy ra bởi có nhiều món nợ vượt ra ngoài khuôn khổ các qui định của quốc gia và chuẩn mực quốc tế: như ở Malaysia. Cũng cần lưu ý rằng: quản lý nợ nước ngoài không được chỉ chú trọng riêng khu vực nào, bởi dù là nợ ở khu vực công hay khu vực tư nhân thì cũng đều có khả năng gây ra khủng hoảng. Cần đảm bảo một cơ sở thể chế quản lý nợ mang tính pháp lý cao. Việt Nam phải thực hiện rà soát, tháo gỡ các vướng mắc, ban hành đầy đủ và đồng bộ hóa các cơ chế chính sách quản lý nợ nước ngoài của quốc gia. Cơ sở thể chế này bao gồm luật ấn định giới hạn vay mượn từ bên ngoài; bao gồm một cơ quan quản lý nợ thống nhất và sự phối hợp nhịp nhàng của các cơ quan có trách nhiệm liên quan trong quản lý nợ.