Quản lý phối hợp hài hòa với điều hành chính sách tài khóa.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA TRONG GIAI ĐOẠN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 (Trang 32 - 35)

Trước hết, cần có sự phối kết hợp chặt chẽ và hiệu quả trong điều hành kinh tế, đặc biệt là giữa chính sách tiền tệ và tài khóa, nhằm chia sẻ trách nhiệm giữa các chính sách, đảm bảo đạt được những mục tiêu an toàn nợ. Kiên quyết không thực hiện chuyển đổi cơ chế tài chính từ cho vay lại sang ngân sách Nhà nước đầu tư trực tiếp đối với các dự án đầu tư sử dụng vốn vay kém hiệu quả. Đồng thời, không sử dụng nợ công để cấp phát ngân sách nhà nước cho quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, cấp vốn điều lệ cho tổ chức tín dụng hay đóng góp cổ phần tại các tổ chức tài chính quốc tế. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nợ công thông qua các giao dịch phái sinh, các nghiệp vụ gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ, đảo nợ, hoán đổi nợ và mua lại nợ nhằm xử lý rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh khoản, tái cấp vốn và tín dụng. Kiểm soát các khoản nợ ngầm tiềm ẩn phát sinh từ nợ của khu vực doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng trong nền kinh tế có nguy cơ chuyển thành nợ công.

Kết Luận

Nợ nước ngoài được xem là một nhân tố cực kỳ quan trọng và cần thiết cho quá trình thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, khi mà xu hướng mở cửa hòa nhập nền kinh tế đã trở thành phổ biến.

Tuy nhiên, việc quản lý nợ không hiệu quả có thể khiến cho một nước lâm vào tình trạng hết sức khó khăn về tài chính, thậm chí có thể rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ. Việc giám sát vay nợ nước ngoài không chặt chẽ và các kết quả báo cáo về quản lý nợ không đầy đủ có thể dẫn tới sự mất cân đối nghiêm trọng cho nền tài chính quốc

gia. Việc sử dụng nguồn vốn từ nước ngoài kém hiệu quả, sai mục tiêu và sự trì trệ trong thay đổi chính sách để thích nghi với bối cảnh quốc tế có thể khiến các nước vay nợ có nguy cơ trở thành những nước mắc nợ trầm trọng. Thông qua việc tìm hiểu những kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của Malaysia giai đoạn trước trong và sau khủng hoảng tài chính Châu Á cuối thập niên đã cho chúng ta nhiều bài học quý giá. Vận dụng kinh nghiệm thực tiễn của nước bạn vào Việt Nam, để đảm bảo quản lý chặt chẽ, bền vững nợ nước ngoài ngắn hạn, về lâu dài, cần xây dựng chính sách, mô hình quản lý, cải tiến cách thức thu thập số liệu về nợ nước ngoài cùng một lộ trình thu hút và vạy nợ nước ngoài hợp lí, hướng đến tốt nghiệp dần nguồn vốn ODA và hoàn thiện khung thể chế, môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn nước ngoài chất lượng cao hơn và hướng vào các nguồn vốn không gây nợ.

Tài liệu tham khảo

1. Lê Quốc Lý và Lê Huy Trọng (2003): “Nợ nước ngoài, những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Tài chính.

2. Nguyễn Thanh Tùng (2010), Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, Đại học Kinh tế.

3. Bộ Tài chính (2011), Kỷ yếu hội thảo, Hội thảo quốc tế về quản lý nợ công và nợ nước ngoài quốc gia, tổ chức ngày 17 tháng 10 năm 2011 tại Hà Nội.

4. Ngô Thị Tuyết Mai (2012), Nợ nước ngoài của Việt Nam: Những vấn đề đáng quan ngại, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 12/2012.

5. Hạ Thị Thiều Dao (2013), Nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam, Nhà xuất bản Tài chính.

6. Lê Thị Phương Hoa (2014), Quản lý nợ nước ngoài ngắn hạn, kinh nghiệm quốc tế và một số khuyến nghị đối với Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, số 15, tháng 8/2014.

7. Nguyễn Ngọc Thạch và Trần Thị Kim Oanh (2016), Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế- góc nhìn từ các nước khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Tài chính và Ngân hàng số 3+4.

8. Nguyễn Thị Phương Thúy (2017), Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số nước, Viện Chiến lược và Chính sách tài chính.

9. Trần Đình Nuôi (2018), Quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 1896-2016, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, số 2 trang 43.

10. Y Vân (2018), Các quốc gia Đông Nam Á trong vòng xoáy nợ nước ngoài, Tạp chí Kinh tế tiêu dùng.

11. Bộ Tài chính (2018), Bản tin nợ công số 7.

12. Lan Hương (1990), Quản lý nợ nước ngoài ở Malaysia, Tạp chí Ngân hàng tháng 7/1990.

13. Aoki, K. and Byung S. Min (2003), Hyperbola of External Debt: A Lesson from Asian Crisis.

14. Anton Korinek (2010), Foreign currency debt, risk premia and macroeconomic volatility.

15. Evan M. Berman (2010), Public administration in Southeast Asia: Thailand, Philippines, Malaysia, Hong Kong and Macao.

16. Robert S. Dohner và Ponciano Intal (1987), “External Debt and Debt Management”, Developing Country Debt and Economic Performance - Volume 3: Country Studies - Indonesia, Korea, Philippines, Turkey.

17. Jalil Hadenan Abd (1990), Management of Currency Composition of Debt: Malaysian Expirience, in Managing External Debt in Developing Countries.

18. Ammar, Siamwalla and Orapin Sopchockchai (1998), Responding to the Thai Economic Crisis, Bangkok: United Nations Development Programme (UNDP).

19. Kittiprapas, Sauwalak (1999), ‘Social Impacts of Thai Economic Crisis’, in Social Impacts of Asian Economic Crisis: Thailand, Indonesia, Malaysia and Philippines, Bangkok: Thailand Development Research Institute.

20. Barry Eichengreen (2017), “Asia Unhappy Anniversary”, Project Syndicate. 21. Sasatra Sudsawasd và Amornrat Apinunmahakul (2016), “Political Determinants of Government Budget Allocation in Thailand” - School of Development Economics, National Institute of Development Administration.

22. Faiez Hassan Seyal (2017), Foreign Debt and its impact on Developing Economics.

Các website: - http://baodientu.chinhphu.vn/ - https://mof.gov.vn/ - http://mpi.gov.vn/ - http://tapchitaichinh.vn/ - https://data.worldbank.org/ - https://www.imf.org/ - http://tailieu.ttbd.gov.vn/ - https://www.bnm.gov.my/

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MALAYSIA TRONG GIAI ĐOẠN CUỘC KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHÂU Á 1997 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w