KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3.4. Năng suất Protein
Cùng với năng suất vật chất khô thì việc xác định năng suất Protein cũng là một trong những yếu tố cần thiết trong chọn lựa đối tượng nuôi nhằm cung cấp nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho các đối tượng thuỷ sản. Kết quả thu được trong quá trình nuôi được tổng hợp ở bảng 7.
Bảng 7: Năng suất Protein/50 lít nước
Đợt TN
Năng suất Protein/50lít nước (g/đợt) Phân hữu cơ Phân Urê Phân hữu cơ +
Phân Urê Đợt 1 0,38 0,33 0,35 Đợt 2 0,37 0,34 0,34 Đợt 3 0,35 0,33 0,35 Đợt 4 0,34 0,33 0,33 Đợt 5 0,29 0,27 0,29 Đợt 6 0,30 0,27 0,27 Đợt 7 0,35 0,32 0,34 Đợt 8 0,39 0,35 0,38 Đợt 9 0,40 0,35 0,38 Đợt 10 0,40 0,38 0,38 Đợt 11 0,42 0,37 0,39 Đợt 12 0,39 0,35 0,38 Tổng 4,38 3,99 4,18 Năng suất trung bình/ đợt 0,37 0,33 0,35
Nhìn vào bảng 7 ta thấy, năng suất protein tính theo phần trăm vật chất khô giữa các nghiệm thức phân bón có sự khác nhau. Cụ thể năng suất cao nhất vẫn là nghiệm thức phân bón hữu cơ 4,38g, thấp nhất vẫn là nghiệm thức phân bón Urê với 3,99g, và nghiệm thức phân bón tổng hợp là 4,18g. Như vậy cứ một g Moina cho ta 0,1118g vật chất khô và hàm lượng protein trong đó chiếm 56,86%. Đây là hàm lượng protein chiếm tỷ lệ cao, góp phần giúp người dân biết thêm được hiệu quả dinh dưỡng của các loại thức ăn để từ đó tìm được loại thức ăn phù hợp với vật nuôi.
Đồ thị 6: Năng suất Protein của Moina / 50 lít nước
Nhìn vào đồ thị 6 ta thấy, từ các loại phân bón khác nhau đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của Moina từ đó đã ảnh hưởng rõ đến năng suất protein thu được ở các nghiệm thức phân bón khác nhau, cả quá trình nuôi năng suất cao nhất là ngiệm thức phân bón hữu cơ chiếm 0,37g/đợt đến nghiệm thức phân bón tổng hợp 0,35g/đợt và thấp nhất vẫn là nghiệm thức phân bón Urê 0,33g/đợt. Vậy phân bón hữu cơ vẫn chiếm ưu thế trong các loại phân bón khác với sinh khối thu được và năng suất protein cao hơn.
Trong thực tiễn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho đối tượng nuôi là điều rất quan trọng, Moina là một sinh vật có đầy đủ các loại chất dinh dưỡng đáp ứng được các yêu cầu của đối tượng nuôi. Với những đặc tính của nó thì việc nuôi trong ao đất là thích hợp nhất. Qua đây chúng ta có thể áp dụng để nuôi sinh khối Moina trong ao đất hay các loại hình khác nhau để phục vụ nhu cầu thức ăn cho từng đối tượng nuôi.
Tương tự với năng suất vật chất khô, từ việc áp dụng nuôi sinh khối Moina trong ao đất có diện tích 500m2 (h = 1m), thời gian nuôi trong một vụ
với nghiệm thức phân bón hữu cơ ta có sinh khối thu được là 1.728 kg/500m2/vụ, năng suất protein thu được là 109,84 kg/500m2/vụ.
So sánh với năng suất protein thu được từ thực vật trên cùng diện tích và vụ nuôi trồng thì kết quả thu được cho ta thấy rõ hiệu quả năng suất protein của Moina mang lại. Cụ thể đối với cây lạc thì sau một vụ thu hoạch năng suất thu được là 120kg lạc vỏ/500m2, tỷ lệ hạt 80%, hàm lượng vật chất khô là 85%, hàm lượng protein là 33,4% thì năng suất protein thu được là 27,90 kg protein/500m2/1vụ. Như vậy, năng suất protein thu được từ nuôi Moina lớn gấp 3,94 lần so với trồng lạc.
So sánh năng suất protein thu được từ nuôi cá trắm cỏ trong ao có diện tích 500m2, mật độ 1,5 con/m2, sau 6 tháng đạt năng suất 0,6 kg/con, tỷ lệ sống 80%, sản lượng thu được 360 kg/500m2, với hàm lượng protein là 17,4% thì ta có năng suất protein thu được 62,64 kg protein/500m2/1vụ. Như vậy năng suất protein thu được từ việc nuôi Moina lớn gấp 1,75 lần so với nuôi cá trắm cỏ trên cùng đơn vị diện tích và thời gian.