Sinh khối Moina qua các đợt thu hoạch

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của moina sp nuôi trong thùng nhựa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 30 - 32)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.1. Sinh khối Moina qua các đợt thu hoạch

Sinh khối của Moina là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá ảnh hưởng của các loại phân bón đến khả năng phát triển của chúng. Kết quả của các đợt nuôi được tổng hợp ở Bảng 4.

Bảng 4: Khối lượng của Moina ở các nghiệm thức qua các đợt nuôi

Đợt TN

Khối lượng Moina (g/đợt) Phân hữu cơ Phân Urê Phân hữu cơ+ Phân Urê Đợt 1 5,90±0,11 5,23±0,07 5,43±0,05 Đợt 2 5,87±0,07 5,27±0,06 5,27±0,07 Đợt 3 5,50±0,10 5,23±0,05 5,45±0,12 Đợt 4 5,40± 0,12 5,17±0,05 5,23±0,06 Đợt 5 4,57±0,02 4,27±0,11 4,53±0,09 Đợt 6 4,77±0,04 4,27±0,07 4,33±0,05 Đợt 7 5,53±0,13 5,10±0,09 5,37±0,10 Đợt 8 6,10±0,14 5,53±0,06 5,90±0,18 Đợt 9 6,37±0,09 5,47±0,13 5,93±0,06 Đợt 10 6,37±0,06 5,87±0,06 6,03±0,07 Đợt 11 6,57±0,08 5,83±0,11 6,20±0,10 Đợt 12 6,20±0,10 5,57±0,06 6,03±0,49 Tổng 69,10 62,80 65,70

Khối lượng trung bình/ đợt 5,76a 5,23b 5,48ab

T ỷ lệ tăng khối lượng/ ngày

(%) 3,04 0,92 1,92

Trong suốt quá trình nuôi thí nghiệm với các nguồn phân bón khác nhau sinh khối của Moina sau các đợt thu hoạch có sự khác nhau. Nhìn vào bảng ta thấy mức tăng trọng của Moina ở nghiệm thức phân bón hữu cơ là cao nhất 69,10g, tiếp đến là nghiệm thức tổng hợp phân Urê + phân hữu cơ 65,70g, thấp nhất vẫn là nghiệm thức phân bón Urê 62,80g.

Trong các đợt nuôi và thu hoạch thì mức sinh trưởng ở đợt 5 và đợt 6 là thấp nhất, sinh khối thu được chưa đạt đến khối lượng thả ban đầu. Có thể do yếu tố môi trường đặc biệt là yếu tố nhiệt độ vào thời điểm này giảm xuống, trời lạnh nên sinh trưởng của Moina vào thời kỳ này bị hạn chế. Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng của các đợt còn lại là tương đối đồng đều, từ đợt 8 trở về sau sinh khối của Moina đã tăng lên một cách đáng kể.

Đồ thị 3 sẽ minh hoạ cho chúng ta thấy rõ hơn sinh khối trung bình của Moina thu được/đợt ở các nghiệm thức phân bón khác nhau.

Đồ thị 3: Khối lượng Moina thu được trung bình/ đợt

Nhìn vào đồ thị 3 ta thấy, mức tăng trưởng bình quân của Moina tại CT1 là cao nhất 5,76g, CT3 là 5,48g và thấp nhất vẫn là CT2 với 5,23g. Khi phân tích ANOVA sự sai khác này cũng cho thấy tăng trưởng bình quân tại CT1 và CT3, CT2 và CT3 không có sự sai khác nhau (p > 0,05), riêng CT1 và CT2 thì khả năng sinh khối của Moina có sự sai khác rõ rệt

có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Điều này chứng tỏ Moina phát triển khá tốt trên nguồn phân bón là 100% hữu cơ.

Bình quân tốc độ sinh trưởng sau 5 ngày nuôi ở nghiệm thức phân bón hữu cơ là 3,04%/ ngày, phân Urê là 0,92%/ ngày và tổng hợp cả hai loại phân bón là 1,92%/ ngày. Xét về sự tăng trưởng của Moina thì mức độ ảnh hưởng của các nghiệm thức phân bón khác nhau lên sự tăng trưởng của Moina ở nghiệm thức phân bón hữu cơ cho kết quả cao nhất. Như vậy, việc sử dụng phân bón hữu cơ là rất phù hợp với đối tượng nuôi. Nhận xét này phù hợp với nhận xét của Trần Văn Vỹ (1995). [7]

Tóm lại, qua các lần lặp lại thí nghiệm chúng ta thấy sinh khối của Moina ở các nghiệm thức khác nhau có sự sai khác nhau. Điều này cho thấy trong cùng điều kiện thí nghiệm, thời điểm bón phân, thả giống... như nhau thì nghiệm thức phân hữu cơ cho sinh khối cao nhất và nghiệm thức phân bón Urê cho sinh khối thấp nhất. Như vậy phân hữu cơ là phù hợp với tập tính sống của Moina, qua kết quả sinh khối thu được thể hiện điều đó. Xét cho cùng phân hữu cơ có tác dụng tích cực đến sinh khối của Moina so với phân Urê. Mặt khác về hiệu quả kinh tế, chi phí cho sản xuất nuôi Moina thì hiệu quả kinh tế của phân hữu cơ mang lại cũng sẽ cao hơn phân Urê, người dân tiết kiệm được một khoản chi phí trong việc mua phân Urê để bón, thay vào đó là tận dụng nguồn phân bón sẵn có từ chăn nuôi trong gia đình.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của moina sp nuôi trong thùng nhựa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w