Thành phần dinh dưỡng của Moina

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của moina sp nuôi trong thùng nhựa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.2.Thành phần dinh dưỡng của Moina

Thành phần dinh dưỡng của Moina được phân tích tại khoa Chăn nuôi - Thú y, trường đại học nông lâm Huế, bao gồm các chỉ tiêu : vật chất khô, Lipid, Protein, Khoáng. Kết quả thành phần dinh dưỡng của Moina tính theo phần trăm vật chất khô được tổng hợp như ở Bảng 3:

Bảng 3: Thành phần dinh dưỡng của Moina Chỉ tiêu phân tích Vật chất khô (%) Protein (%)VCK Mỡ (%)VCK Khoáng (%)VCK 11,18 56,86 7,75 23,68

Nhìn vào bảng 3 ta thấy thành phần dinh dưỡng của Moina chiếm các tỷ lệ khác nhau. Hàm lượng vật chất khô chiếm 11,18%, các thành phần khác tính theo phần trăm vật chất khô chiếm một tỷ lệ tương đối cao. So với hàm lượng vật chất khô thì Protein chiếm tỷ lệ tương đối cao đến 56,86%, đây là một trong những yếu tố thuận lợi trong việc tìm kiếm các đối tượng nuôi làm thức ăn cho các loài tôm cá, đặc biệt là các loài ấu trùng cỡ nhỏ có nhu cầu protein cao. Các thành phần còn lại so với hàm lượng vật chất khô cũng chiếm tỷ lệ khá cao, hàm lượng lipid chiếm 7,75% và hàm lượng khoáng chiếm 23,68%. Kết quả phân tích này phù hợp với kết quả của Dean Delbare và Philippe Dhert [8, 281] và [15]

So sánh với loài Daphnia trong cùng ngành chân khớp thì hàm lượng protein của Moina chiếm tỷ lệ cao hơn. Theo FG Mactưxep 1973 thì hàm lượng protein của Daphnia pulex chiếm 54,2% trong khi đó loài Moina trong thí nghiệm có hàm lượng protein chiếm 56,86%. Điều đó chứng tỏ Moina có hàm lượng dinh dưỡng cao không kém các loài khác.

So sánh với đạm động vật thì hàm lượng protein bột cá 45 - 65% chiếm tỷ lệ gần như tương đương hàm lượng protein của Moina, trong khi đó hàm lượng bột đầu tôm 39,5%, bột thịt 50,9% thì tỷ lệ này thấp hơn hàm lượng protein của Moina. [8]

So với đạm thực vật như bột đậu nành và khô dầu lạc hàm lượng protein tương ứng với từng loại là 40 - 45% và 35 - 38% thì tỷ lệ này thấp hơn hàm lượng protein của Moina. [8]

Như vậy có thể nói, các thành phần dinh dưỡng của Moina tính theo phần trăm vật chất khô chiếm tỷ lệ khá cao, đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của các đối tuợng thuỷ sản đặc biệt là các loài ấu trùng cỡ nhỏ. Vì vậy

chúng là khẩu phần ăn bắt buộc có giá trị cao đối với cá tôm, hoàn toàn không thể thay thế chúng bằng thức ăn nhân tạo. Đây là trong những đối tượng dễ nuôi, người dân nên áp dụng vào thực tiễn của sản xuất trong việc nuôi để làm thức ăn cho các đối tượng nuôi thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của các loại phân bón đến sinh trưởng của moina sp nuôi trong thùng nhựa tại xã phong thủy, huyện lệ thủy, tỉnh quảng bình (Trang 28 - 30)