Phân loại loạn thị

Một phần của tài liệu Bài giảng thị lực và phương pháp khám thị lực (Trang 30 - 32)

3.3.1. Phân loại theo loạn thị đều và không đều

Loạn thị đều có 2 kinh tuyến chính vng góc với nhau.

Loạn thị khơng đều: 2 kính tuyến chính khơng vng góc với nhau có thể gặp trong trường hợp sẹo giác hoặc giác mạc chóp.

3.3.2. Phân loại theo sự phối hợp của loạn thị với các tật khúc xạ khác

Việc phân loại này dựa trên vị trí của các tiêu tuyến so với võng mạc. Việc phân loại này chỉ chính xác khi bệnh nhân khơng điều tiết hoặc điều tiết đã bị ức chế hồn tồn vì nếu bệnh nhân diều tiết thì vị trí của các tiêu tuyến so với võng mạc sẽ bị thay đổi.

Nếu có 1 tiêu tuyến nằm trên võng mạc thì loạn thị này được gọi là loạn đơn. Nếu tiêu tuyến còn lại nằm trước võng mạc là loạn cận đơn còn khi tiêu tuyến còn lại nằm sau võng mạc thì gọi là loạn viễn đơn.

Nếu cả 2 tiêu tuyến nằm trước võng mạc ta có loạn cận kép cịn nếu cả 2 nằm sau võng mạc ta có loạn viễn kép.

Nếu có 1 tiêu tuyến nằm trước võng mạc và 1 tiêu tuyến nằm sau võng mạc ta có loạn hỗn hợp.

3.4. Triệu chứng

Nếu loạn thị từ trung bình đến nặng khơng được điều chỉnh trước 5 tuổi thì thường dẫn tới nhược thị và nhược thị này được gọi là nhược thị kinh tuyến vì trong quá trình này hệ thống thị giác hình thành những mối nối thần kinh lên não và những mối nối này được kích thích bởi hình ảnh rõ nét do đó hướng mờ của kinh tuyến (trùng với trục loạn thị), mắt sẽ ít được kích thích nhất do đó tạo nên nhược thị.

Các triệu chứng chức năng của loạn thị là: Hình ảnh bị biến dạng

Nhức đầu mỏi mắt (vùng trán và thái dương) Nheo mắt, chảy nước mắt, mắt bị kích thích

Một phần của tài liệu Bài giảng thị lực và phương pháp khám thị lực (Trang 30 - 32)