Phẫu thuật nội nhãn

Một phần của tài liệu Bài giảng thị lực và phương pháp khám thị lực (Trang 36 - 43)

- Phẫu thuật cắt lớp: LASIK

4.2.Phẫu thuật nội nhãn

Đối với những trường hợp tật khúc xạ nặng, vượt quá biên độ điều trị cho phép của Laser Excimer, can thiệp nội nhãn là giải pháp phù hợp.

4.2.1 Đặt bổ sung thủy tinh thể nhân tạo (Phakic IOL)

Đây là phương pháp đặt bổ sung một thấu kính nhân tạo nội nhãn ở tiền phòng hoặc hậu phòng. Thủy tinh thể tự nhiên không bị lấy ra do vậy mắt vẫn

giữ được khả năng điều tiết sau khi phẫu thuật. Chỉ định được áp dụng cho các bệnh nhân cận và viễn nặng, tuổi dưới 40, chiều sâu tiền phòng và mật độ tế bào nội mô trong giới hạn cho phép. Chất liệu các thế hệ kính mới cho phép sản xuất các thủy tinh thể nhân tạo mềm, có điều chỉnh loạn thị, nhờ vậy kết quả sau mổ khá tốt. Ưu điểm: Điều trị được các trường hợp tật khúc xạ nặng và rất nặng, bảo tồn chức năng điều tiết. Nhược điểm: Phẫu thuật nội nhãn, tác dụng duy trì chức năng điều tiết có tính tạm thời. Khi bệnh nhân bị đục thủy tinh thể phải lấy ra để thực hiện phẫu thuật Phaco và thay thủy tinh thể nội nhãn mới.

4.2.2. Thay thủy tinh thể nội nhãn (Clear lens extraction)

Phẫu thuật Phaco trên mắt thủy tinh thể trong và gắn thấu kính nội nhãn điều trị tật khúc xạ đã được thực hiện cách đây hơn 100 năm bởi bác sĩ Fukala người Đức. Với thế hệ kính nội nhãn đơn tiêu, sau phẫu thuật bệnh nhân mất khả năng điều tiết. Đây là nhược điểm lớn nhất của phẫu thuật này. Nhưng hiện nay, những thế hệ kính nội nhãn mới, đa tiêu hoặc kính có chức năng giả điều tiết giúp bệnh nhân duy trì được thị lực gần, khơng cần đeo kính. Bên cạnh đó, cịn có tính năng chống quang sai bậc cao, ngăn ánh sáng xanh và có cả độ trụ để điều chỉnh loạn thị. Những tiến bộ này đã nâng cao tính ứng dụng của phương pháp thay thể thủy tinh trong phẫu thuật khúc xạ hiện đại. Ưu điểm: Điều trị được các trường hợp tật khúc xạ nặng và rất nặng, bảo tồn chức năng điều tiết. Kết quả có tác dụng vĩnh viễn, giải quyết trước vấn đề đục thể thủy tinh và lão thị. Nhược điểm: Phẫu thuật nội nhãn và nguy cơ biến chứng tương tự như phẫu thuật Phaco.

Tóm lại, tật khúc xạ chiếm một tỷ lệ khơng nhỏ trong các bệnh về mắt. Nhóm mắc bệnh trải đều từ trẻ em đến người lớn tuổi. Được tổ chức Y tế thế giới xếp vào loại bệnh mù có thể điều trị được, tật khúc xạ khơng gây mất thị lực

nhưng ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Để điều trị, có nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp, tùy thuộc vào nhu cầu của người bệnh và các đặc điểm về giải phẫu của mắt.

Đo thị lực là bước đầu tiên và khơng thể thiếu trong chu trình khám và điều trị các bệnh ly về mắt. Vậy có những phương pháp đo thị lực nào? Các chỉ số thị lực 10/10, 20/20, 20/80,… có y nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Thị lực là gì?

Thị lực là thước đo khả năng nhận biết và phân biệt hình dạng, chi tiết của các vật thể ở một khoảng cách nhất định. Đo thị lực giúp phát hiện sớm những tổn thương về mắt, từ đó có hướng chăm sóc, điều trị phù hợp.

Các loại bảng đo thị lực

Bảng Snellen

- Ký hiệu để test đánh giá là các chữ cái với nhiều kích thước khác nhau, người khám cần nói tên của chữ cái mà mình nhìn thấy.

- Áp dụng cho người đã biết đọc chữ.

Bảng Landolt

- Chỉ gồm 1 ký hiệu thử là một vịng trịn có khe hở hướng về các phía khác nhau (trái, phải, trên, dưới), người khám cần chỉ ra hướng của khe hở.

- Áp dụng cho mọi đối tượng.

Bảng chữ E

- Gồm 1 ký hiệu thử là chữ E quay các hướng khác nhau, người khám cần chỉ ra hướng của chữ E.

- Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ em vì đơn giản, có thể cầm một chữ E bằng nhựa và mơ phỏng giống hình nhìn thấy trên bảng đo thị lực.

Bảng hình

- Ký hiệu thử là nhiều đồ vật hoặc con vật khác nhau, người khám cần nói tên của vật mình nhìn thấy.

- Áp dụng cho mọi đối tượng, thường dùng cho trẻ nhỏ vì đơn giản, không yêu cầu biết chữ.

4 loại bảng đo thị lực phổ biến hiện nay

Các phương pháp đo thị lực và cách đọc kết quả đo thị lực

Đo thị lực bằng bảng

Đối tượng: áp dụng khởi đầu cho tất cả mọi người đến khám Cách tiến hành:

- Người khám được chỉ định ngồi trong phòng tối, cách 5m so với bảng đo thị lực.

- Đo thị lực từng bên mắt, khi đo cần che mắt khơng đo lại (ví dụ đo thị lực mắt phải thì che kín mắt trái lại).

- u cầu người khám đọc từng ký hiệu thử lần lượt từ hàng trên cùng xuống dưới, cho tới khi chỉ đọc đúng được 1 nửa ký hiệu của 1 dịng thì dừng lại. - Ghi kết quả đo thị lực từ 1/10 đến 15/10 hoặc có thể đến 20/10 tương ứng khoảng cách nhìn là 5m. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chú y:

- Khi người khám khơng nhìn rõ dịng ký hiệu đầu tiên (to nhất trên bảng đo) thì cho người khám di chuyển đến khoảng cách 2,5m so với bảng đo, nếu nhìn rõ thì ghi thị lực là 1/20.

- Nếu vẫn khơng nhìn rõ thì di chuyển đến vị trí cách 1m so với bảng đo, nếu nhìn rõ thì ghi thị lực là 1/50.

- Nếu vẫn khơng nhìn rõ được dịng to nhất ở khoảng cách 1m thì tiếp tục cho người khám di chuyển lại gần bảng đo hơn nữa. Đến khoảng cách nào nhìn rõ ký hiệu to nhất thì ghi lại thị lực tương ứng bằng 1/X (trong đó X = 5 x 10/ khoảng cách nhìn rõ chữ)

- Nếu vẫn khơng thể nhìn thấy chữ to nhất trên bảng đo thì áp dụng cách đếm ngón tay (bên dưới).

Đo thị lực bằng cách đếm ngón tay (ĐNT)

Đối tượng: áp dụng cho trường hợp khơng nhìn rõ dịng ký hiệu đầu tiên (to

Cách tiến hành:

- Giơ bàn tay trước mặt người khám ở khoảng cách 30cm với số ngón tay nhất định, hỏi người khám về số lượng ngón tay.

- Nếu người khám trả lời đúng, tiếp tục đưa tay ra khoảng cách xa hơn, đổi số lượng ngón tay và hỏi lại cho tới khi người khám khơng nhìn rõ nữa thì lấy kết quả là khoảng cách xa nhất mà người khám có thể đếm đúng số ngón tay. - Ghi kết quả đo thị lực tương ứng, ví dụ như sau: MP ĐNT 3M (có nghĩa là mắt phải có thể đếm ngón tay ở khoảng cách tối đa 3m).

Đo thị lực bằng bóng bàn tay (BBT)

Đối tượng: người khám không thể đếm đúng số ngón tay ở khoảng cách

30cm.

Cách tiến hành:

- Vẫy bàn tay ở khoảng cách gần sát người khám và hỏi họ có nhìn thấy bàn tay khơng, nếu có thì di chuyển dẫn tay ra xa cho đến khi họ khơng thể nhìn thấy.

- Ghi kết quả thị lực dựa trên khoảng cách xa nhất mà người khám nhìn thấy bàn tay vẫy. Ví dụ: MP BBT 20cm có nghĩa mắt phải nhìn thấy bàn tay vẫy ở tối đa 20cm. (ghi chú MP BBT: mắt phải bóng bàn tay)

Đo thị lực bằng cảm giác sáng tối (ST)

Đối tượng: người khám khơng thể nhìn thấy bóng bàn tay vẫy ở khoảng cách

sát trước mặt.

Cách tiến hành:

- Chiếu đèn pin vào mắt người khám, nếu người khám phát hiện được thì ghi ST (+), khơng nhận biết được thì ghi ST (-).

Quy đổi chỉ số thị lực

Tùy theo bảng đo và cách đo thị lực sẽ có nhiều cách ghi chỉ số thị lực khác nhau, tuy nhiên chúng ta có thể dễ dàng quy đổi ra thị lực có mẫu 10 bằng cách chia tỷ lệ tương ứng, ví dụ như sau:

- Thị lực 6/6; 20/20 sẽ tương ứng với thị lực 10/10. - Thị lực 6/60; 20/200 sẽ tương ứng với thị lực 1/10.

Ngoài ra, ở một số nước phương tây khi đi khám mắt sẽ có thể nhận được kết quả đo thị lực khác biệt, ví dụ như:

- Thị lực 20/30: nghĩa là nếu người bình thường nhìn rõ một vật cách 30 feet (tương đương 9m) thì mắt của bạn chỉ nhìn rõ vật đó cách 20 feet (tương đương 6m).

- Thị lực 20/80: nghĩa là mắt người bình thường nhìn rõ vật ở cách 80 feet (24m) thì mắt bạn chỉ nhìn rõ ở mức 20 feet (6m). Đánh giá mức độ thị lực - Thị lực từ 10/10 trở lên : thị lực tốt. - Thị lực từ 8/10 đến 10/10: thị lực bình thường, khá tốt. - Thị lực từ 2/10 đến 7/10: thị lực trung bình. - Thị lực từ ĐNT 2M đến 1/10: thị lực kém. - Thị lực <ĐNT 1M: thị lực rất kém. - Thị lực ST (-): mù lịa.

Các ́u tố có thể làm sai lệch kết quả đo thị lực

Kết quả đo thị lực thường tương đối chính xác, tuy nhiên vẫn có tỷ lệ sai lệch nhất định, nguyên nhân là do:

- Bảng đo thị lực không đạt chuẩn: độ sáng kém, không đảm bảo độ tương phản cần thiết (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các bệnh mắt cấp tính: viêm giác mạc, viêm kết mạc, lẹo,… có thể gây nhìn mờ tạm thời, do vậy làm sai kết quả đo thị lực.

- Cảm nhận chủ quan của người khám: một số người khám khơng nhìn rõ ký hiệu nhưng phán đoán đúng khiến kết quả đo mắt sẽ tốt hơn so với thực tế.

Một phần của tài liệu Bài giảng thị lực và phương pháp khám thị lực (Trang 36 - 43)