Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn (Trang 39)

M Ụ CL ỤC

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ: Môi trường đa văn

hóa đòi hỏi các trường phải đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị

dạy học, mặt khác, trường lớp được xây dựng khang trang, đúng quy định, điều kiện và phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại giúp GV phát huy năng lực tổ chức

HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho GV.

- Kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên và các chế độ khen thưởng cho giáo viên đạt thành tích tốt sẽ tạo động lực thúc đẩy GV yên tâm phấn đấu và

tự bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Công tác bồi dưỡng GV rất cần kinh phí để đầu tư

mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa, nếu trong công tác bồi dưỡng giáo viên còn gặp khó khăn về kinh phí, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, không có chế độ thích đáng cho người tham gia bồi dưỡng, cho báo cáo viên; các chế độ khen thưởng không kịp thời,... thì hiệu quả bồi dưỡng không cao.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm:

Chính quyền địa phương cần có sự phối hợp với Phòng Giáo dục & Đào tạo và

các trường tiểu học trên địa bàn để tạo điều kiện cho GV tổ chức HĐTN cho HS trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Sự quan tâm của Chính quyền địa phương

và sự giúp đỡ của các nguồn lực xã hội còn thể hiện sự hỗ trợ về vật chất và tinh thần cho nhà trường để tổ chức tốt hoạt động bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Chính quyền địa phương phối hợp

với Phòng Giáo dục & Đào tạo tổ chức các hội thảo, hội nghị và các lớp tập huấn về bồi dưỡng năng lực tổ chức HĐTN cho GV trong môi trường giáo dục đa văn

hóa, đây chính là nguồn động lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các hoạt động bồi dưỡng của các nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất.

Đặc điểm văn hóa dân tộc vùng, miền: Để tổ chức tốt HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho HS, GV phải hiểu được đặc điểm văn hóa dân tộc vùng miền. Vì vậy, mỗi HS có sự khác biệt trong kỹ năng giao tiếp và lối sống. Vì vậy, bản thân người GV muốn tổ chức HĐTN trong môi trường giáo dục đa văn hóa cần phải tự bồi dưỡng cho mình kiến thức về đặc điểm văn hóa vùng miền để GV tổ chức tốt HĐTN nhằm giúp HS bảo vệ, phát huy những giá

trị của bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng môi trường hòa nhã và thân thiện, xây dựng mối quan hệ tôn trọng lẫn nhau.

Tiểu kết chương 1

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa là quá trình lập kế

hoạch, tổ chức, chỉ đạo, phối hợp và kiểm tra nhằm tác động có định hướng của

CBQL đến công tác bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Mục tiêu bồi dưỡng là bổ sung, cập nhật những kiến thức vềmôi trường giáo dục đa văn hóa và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa, hình thành thái độ tích cực và phát triển năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho GV trong môi trường giáo dục đa văn hóa. Nội dung bồi dưỡng gồm: Kiến thức về môi trường đa văn hóa; Kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa…Một số phương pháp bồi dưỡng phát huy năng lực

người học: cải tiến phương pháp thuyết trình; vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; vận dụng dạy học theo tình huống trong bồi dưỡng… Các hình thức bồi dưỡng: Chú trọng công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên…

Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên

các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa gồm: Lập kế hoạch bồi

dưỡng; Tổ chức bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động; Chỉđạo bồi dưỡng, trong

đó chỉ đạo xây dựng mục tiêu bồi dưỡng; chỉ đạo việc xác định chủ đề bồi dưỡng

kiến thức bồi dưỡng, chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy và hình thức bồi

dưỡng… Cần chú trọng kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục

đa văn hóa

Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên các trường tiểu học trong môi trường giáo dục đa văn hóa gồm các yếu tố: Nhận thức và nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên; Nhận thức của cán bộ

quản lý; Năng lực của cán bộ quản lý; Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ; Kinh phí bồi dưỡng cho giảng viên, học viên; Sự quan tâm của chính quyền

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC

ĐA VĂN HÓA CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ BẮC KẠNTỈNH BẮC KẠN

2.1. Khái quát về tổ chức nghiên cứu thực trạng

2.2.1. Một vài nét về các trường Tiểu học thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn

Thành phố Bắc Kạn là địa danh có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh nổi tiếng, cùng với bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của các dân tộc nơi đây đã tạo nên những di sản lịch sử, văn hóa giá trị góp phần vào việc xây dựng và phát triển Bắc Kạn. Về Lễ hội tiêu biểu, thu hút được đông đảo du khách và người dân tham gia gồm: Lễ hội Lồng tồng xã Hà Vị, Lễ hội Phủ Thông, huyện Bạch Thông; Lễ hội Bằng Vân, huyện Ngân Sơn; Lễ hội Mù Là, xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm; Lễ hội Lồng tồng xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể; Hội xuân thành phố Bắc Kạn và Hội chợ Văn hóa Truyền thống Xuân Dương Na Rì. Về phong tục, tập quán, nghệ thuật trình diễn và âm nhạc: Người Tày có Lượn Cọi, Phong Slư, hát Quan làng (hát đám cưới), hát then, hát pụt; có múa bát, múa quạt, múa đàn tính; Người Nùng có hát Sli, lượn Nàng ới, hát then, múa Xiêng tâng; Người Dao có hát Páo dung, múa chuông, múa bắt Ba Ba, thổi khèn Pí lè, có Lễ cấp sắc…Người Mông có múa Khèn, thổi sáo mèo, lễ hội gầu tào…Ngoài ra, đồng bào các dân tộc thiểu số Bắc Kạn còn có các phong tục tập quán, nếp sống truyền thống, lễ nghi, tiếng nói, chữ viết, tri thức dân gian, trang phục, kiến trúc nhà ở, làng nghề thủ công…rất phong phú, độc đáo và đa dạng.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Bắc Kạn có 8 trường tiểu học, đó là các

trường: Tiểu học Đức Xuân; Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai; Tiểu học Huyền Tụng; Tiểu học Dương Quang; Tiểu học Nông Thượng; Tiểu học Xuất Hóa.

Về tình hình HS: Đến năm học 2018-2019, toàn thành phố Bắc Kạn có

4.197 HS cấp tiểu học, trong đó có 3.032 HS là người dân tộc. Các em chủ yếu là

Bảng 2.1. Thống kê tình hình học sinh tiểu học ở thành phố Bắc Kạn năm học 2018 - 2019 STT Phòng GD&ĐT Số lớp Số HS Học sinh dân tộc thiểu số SL Tỉ lệ (%) 1 TH Đức Xuân 29 1,045 660 63.16 2 TH Sông Cầu 23 807 537 66.54 3 TH Phùng Chí Kiên 22 746 477 63.94 4 TH NT Minh Khai 19 633 496 78.36 5 TH Huyền Tụng 14 332 269 81.02 6 TH Dương Quang 10 177 169 95.48 7 TH Nông Thượng 10 194 190 97.94 8 TH Xuất Hóa 10 263 234 88.97 Tổng 137 4197 3032 72.24

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Bắc Kạn

Về tình hình CBQL, GV:

Bảng 2.2. Thống kê tình hình CBQL, GV các trường tiểu học ở thành phố

Bắc Kạn năm học 2018 - 2019 Bậc học (cấp học) CBQL Giáo viên Tổng số Đạt chuẩn Trên chuẩn Tổng số Trong biên chế Hợp đồng Đạt

chuẩn Trên chuẩn

Chưa đạt chuẩn Số GV còn thiếu SL % SL % SL % SL % SL % Tiểu học 20 0 0 20 100 186 186 0 12 6.45 174 93.55 0 0 18

Nguồn: Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Bắc Kạn

Trong năm học 2018 - 2019, tổng số CBQL là 20 người, trong đó 100% CBQL

đạt chuẩn. Tổng số GV là 186 người, trong đó có 174 GV trên chuẩn, đạt 93.5%.

2.2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm

trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học và thực trạng quản lý bồi dưỡng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa

cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chếđể xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

2.1.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Thực trạng hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố

Bắc Kạn.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt

động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

2.1.2.3. Khách thể khảo sát và địa bàn khảo sát

Đề tài giới hạn khảo sát 23 CBQL và 120 GV THPT đang trực tiếp công tác tại các trường: Tiểu học Đức Xuân; Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai; Tiểu học Huyền Tụng; Tiểu học Dương

Quang; Tiểu học Nông Thượng; Tiểu học Xuất Hóa.

2.1.2.4. Phương pháp khảo sát

- Quan sát, phỏng vấn: Đểkhai thác sâu hơn các thông tin cho đề tài nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát và phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên những vấn đề về thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn và thực trạng quản lý tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa

cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học trên phần mềm excel. Tác giả sử dụng phiếu điều tra dựa trên số lượng CBQL, GV ở các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn.

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả: Tính điểm trung bình cho mỗi mức độ

thể hiện.

Có 3 mức độ trả lời, cho điểm 3, 2, 1 tương ứng với mỗi ý kiến trả lời:

Không thường xuyên/ Không hiệu quả/ Không ảnh hưởng/Yếu, kém: 1 điểm.

Thường xuyên/ Bình thường (Thỉnh thoảng) /Ảnh hưởng/Trung bình: 2 điểm. Rất thường xuyên/ Rất hiệu quả/ Rất ảnh hưởng/Tốt, khá: 3 điểm.

0,75 - 1,5 điểm: Chưa thực hiện hoặc thực hiện, chưa hiệu quả hoặc hiệu quả, chưa cần thiết hoặc cần thiết, chưa khả thi hoặc khả thi ở mức yếu.

1,5 - 2,25 điểm: ít thực hiện hoặc thực hiện, ít hiệu quả hoặc hiệu quả, chưa

cần thiết hoặc cần thiết, chưa khả thi hoặc khả thi ở mức Trung bình.

2,25 điểm - 3,0 điểm: Thực hiện thường xuyên, hoặc hiệu quả, chưa cần thiết hoặc cần thiết, chưa khả thi hoặc khả thi ở mức tốt.

2.2. Thực trạng bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

2.2.1. Thực trạng mục tiêu bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động tri nghiệm

trong môi trường giáo dc đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu sản phẩm hoạt

động (kế hoạch bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường đa văn hóa cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn) và phỏng vấn sâu cán bộ quản lý, giáo viên các trường. Kết quảthu được như sau:

Trong năm học 2017 - 2018 vànăm học 2018 - 2019 tất cả 8 trường tiểu học ở

thành phố Bắc Kạn đã tổ chức lớp bồi dưỡng tại trường cho CBQL, GV, cụ thể:

Năm học 2017 - 2018: 8 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Bắc Kạn đã

tham gia lớp bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho giáo viên tiểu học do Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Bắc Kạn tổ chức, trong đó chuyên viên của Phòng GD & ĐT là báo cáo viên, số lượng GV tham gia là 80 GV tiểu học (10 GV / 1 trường)

Năm học 2018 - 2019: Các trường Tiểu học Đức Xuân; Tiểu học Sông Cầu; Tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai đã tổ chức lớp bồi

dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường đa văn hóa cho

giáo viên tiểu học. Trong đó, Hiệu trưởng trường tiểu học Sông Cầu là báo cáo viên, sốlượng GV tham gia là60 GV (15 GV / 1 trường).

-Năm học 2018 - 2019, các trường tiểu học Phùng Chí Kiên; Tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai; Tiểu học Huyền Tụng; Tiểu học Dương Quang; Tiểu học

Nông Thượng; Tiểu học Xuất Hóa đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức về môi

trường đa văn hóa cho GV, trong đó, mời báo cáo viên là chuyên viên Phòng

GD&ĐT thành phố Bắc Kạn và Hiệu trưởng trường tiểu học Dương Quang, số

Chúng tôi phỏng vấn Hiệu trưởng thực hiện bồi dưỡng cho GV tại các

trường tiểu học, thì mục tiêu của các lớp bồi dưỡng nhằm bồi dưỡng cho GV tiểu học năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm gồm các năng lực: Năng lực tổ chức cho HS khám phá bản thân; Năng lực tổ chức cho HS chăm sóc gia đình; Năng lực tổ chức cho HS xây dựng nhà trường; Năng lực tổ chức cho HS xây dựng cộng

đồng; Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo tồn cảnh

quan thiên nhiên; Năng lực xây dựng kế hoạch và tổ chức cho HS tìm hiểu và bảo vệ môi trường; Năng lực tổ chức cho HS hiểu biết và rèn luyện phẩm chất, năng

lực liên quan đến nghề nghiệp.

2.2.2. Thực trng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động tri

nghiệm trong môi trường giáo dc đa văn hóa cho giáo viên tiểu hc thành ph Bc Kn

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa

cho giáo viên tiểu học thành phố Bắc Kạn

TT Các nội dung Mức độ thực hiện X Mức độ hiệu quả X Rất thường xuyên Trung bình Không thường xuyên Rất hiệu quả Trung bình Không hiệu quả SL % SL % SL % SL % SL % SL % 1 Kiến thức về môi trường giáo dục đa văn hóa 51 35.7% 56 39.2% 36 25.2% 2.10 48 33.6% 63 44.1% 32 22.4% 2.11 2 Kiến thức về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các

trường tiểu học

50 35.0% 21 14.7% 72 50.3% 1.85 46 32.2% 61 42.7% 36 25.2% 2.07

3

Nhiệm vụ của GV trong tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi

trường giáo dục đa văn hóa cho

giáo viên các trường tiểu học

55 38.5% 34 23.8% 54 37.8% 2.01 51 35.7% 55 38.5% 37 25.9% 2.10

4

Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên

các trường tiểu học

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý bồi dưỡng năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môi trường giáo dục đa văn hóa cho giáo viên các trường tiểu học thành phố Bắc Kạn (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)