2.2. Tình hình thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ởĐắk Lắk Đắk Lắk
2.2.1. Quy trình thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk
Xây dựng kế hoạch triển khai tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật là quá trình phức tạp, diễn ra trong một thời gian dài. Vì thế chúng cần được lập kế hoạch, chương trình để các cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện chính sách một cách chủ động. Các cơ quan triển khai thực hiện chính sách từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện. Kế hoạch triển khai thực hiện chính sách đối với NKT bao gồm những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, lập kế hoạch tổ chức điều hành cần đảm bảo những dự
kiến về hệ thống các cơ quan chủ trì và phối hợp triển khai thực hiện chính sách; số lượng và chất lượng nhân sự tham gia tổ chức thực hiện chính sách; những dự kiến về cơ chế trách nhiệm của cán bộ quản lý và công chức thực hiện; cơ chế tác động giữa các cấp thực hiện chính sách.
Thứ hai, xác định kế hoạch cung cấp các nguồn vật lực như dự kiến
về cơ sở kiến trúc, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho tổ chức thực hiện chính sách; các nguồn lực tài chính, vật tư văn phòng phẩm.
Thứ ba, xác định thời gian triển khai thực hiện thông qua dự kiến về
thời gian duy trì chính sách; dự kiến các bước tổ chức triển khai thực hiện từ tuyên truyền chính sách đến tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi bước đều có mục tiêu cần đạt được và thời gian dự kiến cho việc thực hiện mục tiêu, có thể dự kiến mỗi bước cho phù hợp với một chương trình cụ thể của chính sách.
Thứ tư, lên kế hoạch kiểm tra thực hiện chính sách là những dự kiến
về tiến độ, hình thức, phương pháp kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện chính sách.
Thứ năm, xây dựng dự kiến những nội quy, quy chế trong thực hiện
chính sách giải quyết việc làm cho NKT bao gồm nội quy, quy chế về tổ chức, điều hành; về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của cán bộ, công chức và các cơ quan quản lý nhà nước tham gia tổ chức điều hành chính
sách; về các biện pháp khen thưởng, kỷ luật cá nhân, tập thể trong tổ chức thực hiện chính sách.
Dự kiến kế hoạch thực hiện chính sách ở cấp nào do lãnh đạo cấp đó phê duyệt. Sau khi kế hoạch thực hiện chính sách được phê duyệt sẽ mang giá trị pháp lý, được mọi người chấp hành, thực hiện. Việc điều chỉnh kế hoạch cũng do cấp phê duyệt kế hoạch quyết định.
Đôn đốc thực hiện thực hiện chính sách đối với người khuyết tật Trong quá trình thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, các bộ ngành, các cấp chính quyền Trung ương, địa phương, cán bộ, công chức có thẩm quyền thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chính sách thông qua các công cụ hữu ích nhằm làm cho các chủ thể thực hiện nêu cao ý thức trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp theo định hướng chính sách, không phải các địa phương nào cũng đều làm tốt, thực hiện đúng tiến độ theo chương trình và kế hoạch. Vì thế việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật được tiến hành đồng bộ ở các tỉnh, thành phố trong cả nước, hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật trong thực thi chính sách.
Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật
Tổ chức thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT được tiến hành liên tục trong thời gian dài. Trong quá trình đó, người ta có thể đánh giá từng phần hay toàn bộ kết quả thực hiện chính sách, trong đó đánh giá toàn bộ được thực hiện sau khi kết thúc chính sách. Đánh giá tổng kết trong bước tổ chức thực hiện chính sách được hiểu là quá trình xem xét, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách. Đó là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương tham gia thực hiện chính sách. Hàng năm Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đều có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương tổng hợp thống kê về tình hình thực hiện các chế độ chính sách đối với NKT để từ đó tạo cơ sở cho xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với NKT.
Đồng thời còn kết hợp sử dụng các văn bản liên tịch giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và các văn bản quy phạm khác để xem xét tình hình phối hợp chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách giải quyết việc làm cho NKT của các tổ chức chính trị và xã hội với Nhà nước.
Bên cạnh việc tổng kết, đánh giá kết quả chỉ đạo, điều hành của các cơ quan nhà nước, còn xem xét, đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách bao gồm các đối tượng thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp từ chính sách, nghĩa là tất cả các thành viên xã hội với tư cách là công dân. Thước đo đánh giá kết quả thực hiện chính sách của các đối tượng này là tinh thần hưởng ứng với mục tiêu chính sách và ý thức chấp hành những quy định về cơ chế, biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để thực hiện mục tiêu chính sách.
2.2.2. Kết quả thực hiện một số chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk
2.2.2.1. Xác định đúng người khuyết tật
Toàn tỉnh có 184/184 xã, phường, thị trấn thành lập Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo đúng quy định tại Điều 16 của Luật người khuyết tật và tổ chức hoạt động theo quy định tại Điều 2, Chương 2 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT ngày 28/12/2012 của Liên Bộ: Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo và Điều 2, Chương II Thông tư số 01/2019/TT- BLĐTBXH ngày 02/01/2019 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.
- Phương pháp xác định khuyết tật thực hiện đúng quy định tại Điều 3, Chương 2 Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC- BGDĐT và Điều 3, Chương II Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH
- Thủ tục xác định mức độ khuyết tật thực hiện đúng quy định tại Điều 18 của Luật người khuyết tật và Điều 5 của Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT- BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT; Điều 5 của Thông tư số 01/2019/TT- BLĐTBXH.
- Giấy xác nhận khuyết tật: Hàng năm, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội in và cấp phôi Giấy xác nhận khuyết tật cho các huyện, thị xã, thành phố theo quy định, đảm bảo về số lư ng và đầy đủ các nội dung quy định tại khoản 1, Điều 19 của Luật người khuyết tật (họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; địa chỉ nơi cư trú; dạng khuyết tật; mức độ khuyết tật…) và đúng theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 37/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BTC-BGDĐT; Mẫu số 06 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2019/TT-BLĐTBXH.
- Tính đến hết tháng 12/2020, toàn tỉnh có 23.888 người khuyết tật được xác định mức độ khuyết tật và được cấp Giấy xác nhận khuyết tật, cụ thể:
- Về dạng tật: Khuyết tật vận động: 12.618 người; khuyết tật nghe, nói: 4.124 người; khuyết tật nhìn: 2.944 người; khuyết tật thần kinh, tâm thần: 4.916 người; khuyết tật trí tuệ: 3.948 người; khuyết tật khác: 2.432 người.
-Về mức độ khuyết tật: Khuyết tật nhẹ: 3.148 người; khuyết tật nặng: 16.823 người; khuyết tật đặc biệt nặng: 6.532 người.
2.2.2.2. Chăm sóc sức khỏe người khuyết tật
Về công tác tuyên truyền: Các cơ sở y tế thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; hướng dẫn người khuyết tật phương pháp phòng bệnh, tự chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng.
Tình hình lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật: Trên địa bàn tỉnh có 184/184 trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người khuyết tật tại nơi cư trú.
Thực hiện chính sách ưu tiên trong khám chữa bệnh:
Bảo hiểm y tế: Người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và người khuyết tật là thương binh, bệnh binh, nạn nhân chất độc da cam được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí theo quy định (cuối năm 2020, toàn tỉnh 27.380 người, trong đó: có 20.825 đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; 4.076 thương binh; 1.555 bệnh binh và 1.024 nạn nhân chất độc hóa học).
Tình hình thực hiện ưu tiên trong khám bệnh, chữa bệnh đối với người khuyết tật: Định kỳ hàng tháng, hàng quý trạm y tế cấp xã cử cán bộ y tế đến khám chữa bệnh tại nơi cư trú đối với người khuyết tật bị bệnh nặng không thể đến khám, chữa bệnh. Người khuyết tật khi ốm, đau được ưu tiên khám chữa bệnh tại cơ sở y tế và được tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ theo quy định, hướng dẫn cho người khuyết tật các kỹ thuật phục hồi chức năng tại gia đình.
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật
Tình hình phục hồi chức năng (PHCN) tại các cơ sở PHCN: Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 01 bệnh viện đa khoa, 01 bệnh viện chuyên khoa tỉnh có Khoa phục hồi chức năng; 01 Trường đại học chuyên ngành Y, 01
Trường cao đẳng Y có khoa/bộ môn PHCN. Tại các cơ sở phục hồi chức năng đã xây dựng chương trình PHCN, tư vấn biện pháp phòng ngừa và phát hiện sớm khuyết tật; có 04 cơ sở y tế tuyến tỉnh và 14 cơ sở y tế tuyến huyện triển khai chương trình can thiệp sớm, kịp thời phát hiện các dấu hiệu, triệu chứng có nguy cơ dẫn đến khuyết tật để áp dụng các biện pháp can thiệp, ngăn chặn kịp thời hoặc chữa trị khi cần thiết; có 105.598 trẻ em sơ sinh đến 6 tuổi được khám sàng lọc khuyết tật và 5.342 trẻ em khuyết tật được can thiệp sớm bằng biện pháp y học.
Tình hình PHCN dựa vào cộng đồng: Có 184/184 xã, phường, thị trấn có phân công cán bộ y tế phụ tách công tác PHCN và PHCN dựa vào cộng đồng; có 28.532 người khuyết tật được lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe.
Về cung cấp dụng cụ trợ giúp: Từ năm 2011–2020, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi tỉnh và các địa phương phối hợp với các đơn vị liên quan đã kêu gọi hỗ trợ và cung cấp dụng cụ trợ giúp (giày, nẹp, chân, tay giả, xe lăn, xe lắc…) cho 2.396 người khuyết tật. Riêng, Ủy ban y tế Hà Lan Việt Nam hỗ trợ 357 xe lăn, 189 khung tập đi, 209 ghế bại não, 158 máy trợ thính và nhiều dụng cụ khác.
2.2.2.3. Ưu đãi giáo dục đối với người khuyết tật
Triển khai các phương thức giáo dục đối với người khuyết tật
Công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật trong trường phổ thông và trường chuyên biệt là một trong những nhiệm vụ quan trọng, định kỳ hàng năm ngành giáo dục có sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có 01 Trung tâm Hỗ trợ phát triển và Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh, đang giáo dục chuyên biệt cho 180 em học sinh khuyết tật, Trung tâm đã triển
khai các phương thức giáo dục phù hợp với từng nhóm trẻ khuyết tật, các phương thức giáo dục trên đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp cho các em dễ dàng học tập, hòa nhập cộng đồng. Ngoài ra có 01 cơ sở giáo dục khuyết tật của tôn giáo tổ chức dạy chuyên biệt cho 200 trẻ khuyết tật .
Thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật tham gia giáo dục. Ưu tiên trong tuyển sinh: 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh tiếp nhận người khuyết tật tham gia học hòa nhập ở các cấp bậc học; xét hoàn thành chương trình cấp học, chuyển cấp và đặc cách tốt nghiệp; người khuyết tật được ưu tiên nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định.
Miễn giảm học phí, các khoản đóng góp: 100% các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập đối với người khuyết tật thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định tại Thông tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-TC ngày 31/12/2013 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính quy định chính sáchgiáo dục đối với người khuyết tật.
Thực hiện chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tham gia giáo dục người khuyết tật
Đối với nhà giáo trực tiếp dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập, cán bộ quản lý, giáo viên công tác tại Trung tâm, Trường chuyên biệt được đảm bảo chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi cho giáo viên thực hiện công tác giáo dục hòa nhập theo quy định tại Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở các trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Hàng năm, ngành giáo dục đã tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ cho nhà giáo trực triếp dạy học sinh khuyết tật về công tác giáo dục hòa nhập.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.500 học sinh tham gia học hòa nhập tại các trường và trung tâm, trong đó: Học sinh Mầm non: 94 em; học sinh Tiểu học: 927 em; học sinh THCS: 280 em; học sinh THPT: 19 em và Trung tâm Hỗ trợ phát triển và Giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật tỉnh: 180 em.
2.2.2.4. Dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật
Tổ chức dạy nghề cho người khuyết tật
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 34 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (6 trường cao đẳng, 4 trường trung cấp, 24 trung tâm giáo dục nghề nghiệp). Ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn để tư vấn, hướng nghiệp dạy nghề và giải quyết việc làm cho thanh niên khuyết tật, chỉ đạo các cơ sở dạy nghề phối hợp chặt chẽ với chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương như Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ tổ chức tư vấn tuyển sinh học nghề cho người khuyết tật…
Từ năm 2011 đến năm 2020, có 75 người khuyết tật được học nghề ngắn hạn (dưới 1 năm) và được hỗ trợ kinh phí học nghề.
Trong những năm qua, công tác thông tin, tuyên truyền tư vấn và hướng nghiệp về việc làm đã được thực hiện bằng nhiều hình thức như phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, tư vấn, giới thiệu tại các Trung tâm Dịch vụ việc làm; các điểm tư vấn, giới thiệu việc làm lưu động; phát tờ rơi… Tuy nhiên, việc làm đối với người khuyết tật gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là người khuyết tật và gia đình tự tạo việc làm, còn các doanh nghiệp nhận người khuyết tật vào làm việc không cao. Trong giai
đoạn, có 134 người khuyết tật có việc làm mới và 204 người khuyết tật được vay vốn giải quyết việc làm.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật theo quy định tại Điều 34 Luật người khuyết tật, do vậy, chưa thực hiện chính sách ưu đãi đối với cơ sở sản xuất kinh doanh có sử dụng lao động là người khuyết tật.
2.2.2.5. Xây dựng phong trào văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch của người khuyết tật
Về Văn hóa, văn nghệ: Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng, ban hành các kế hoạch, văn bản liên quan để tuyên truyền cho người