Đánh giá thựchiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 64 - 70)

Đắk Lắk

2.3.1. Những ưu điểm trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk

Thứ nhất, tỉnh Đắk Lắk nghiêm túc triển khai thực hiện Luật Người

Khuyết tật được Quốc hội thông qua năm 2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011; thúc đẩy thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giao đoạn 2012-2020 như: đôn đốc, theo dõi, giám sát, kiểm tra, đồng thời lồng ghép các chương trình liên quan đến NKT theo quy định tại Luật Người khuyết tật. Sở lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng kế hoạch trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện sớm để tập trung nguồn lực thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật một cách đồng bộ và có hệ thống để nâng cao hiệu quả.

Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính

sách nâng cao nhận thức về vấn đề người khuyết tật, được các cơ quan, tổ chức và các địa phương đặc biệt quan tâm chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện. Đặc biệt, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực xã hội nói chung và lĩnh vực người khuyết tật nói riêng.

Năm 2013, được sự hỗ trợ của Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đã xây dựng khung truyền thông thực hiện Luật người khuyết tật và Đề án trợ giúp người khuyết tật và trẻ em khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020 định hướng các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức theo nhiệm vụ được quy định trong Luật người khuyết tật triển khai các hoạt động thông tin, tuyên truyền Luật Người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp trẻ em

khuyết tật, đặc biệt là tuyên truyền về thực hiện Đề án hỗ trợ người khuyết tật giai đoạn 2012 – 2020. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông thực hiện công tác tuyên truyền về pháp luật và các chính sách đối với người khuyết tật.

Thứ ba, tăng cường bồi dưỡng kiến thức chuyên môn của cán bộ,

công chức làm công tác thực hiện chính sách đối với người khuyết tật; mở nhiều khóa tập huấn về chính sách đối với người khuyết tật, góp phần triển khai thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người khuyết tật được quy định trong Luật người khuyết tật. Bộ Lao động, Thương binh và xã hội đã tổ chức tập huấn cho cấp lãnh đạo các cơ sở bảo trợ xã hội, các Trưởng phòng Bảo trợ xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố. Ngoài các văn bản luật, hàng năm các Bộ, ngành còn ban hành nhiều công văn, quyết định để hướng dẫn các địa phương, các tổ chức xử lý những vấn đề bức xúc và tháo gỡ những khó khăn. Công tác phối hợp giữa các cơ quan chủ thể cũng đã thực hiện tương đối tốt, đây là điều kiện quan trọng góp phần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về người khuyết tật.

2.3.2. Một số hạn chế trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc tổ chức thực hiện chính sách cho NKT gặp rất nhiều khó khăn và còn một số hạn chế như:

Một là, tiến độ thực hiện chính sách đối với người khuyết tật của các Bộ, ngành, địa phương còn chậm.

Hai là, việc bao quát các hoạt động trợ giúp người khuyết tật của các Bộ, ngành, địa phương còn chưa đầy đủ.

Ba là, công tác kiểm tra giám sát đánh giá hoạt động hỗ trợ người khuyết tật từ trung ương đến địa phương không thường xuyên.

Bốn là, sự phối hợp giữa các bộ ngành, giữa trung ương với địa phương trong thực hiện chính sách đối với người khuyết tật chưa chặt chẽ, hài hòa, không đồng bộ nên hạn chế kết quả thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu đặt ra.

Tỉnh Đắk Lăk có 13 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố. Trong đó chỉ có 8 huyện và 1 thị xã đã được thành lập Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi cấp huyện, thị xã. Những huyện có Hội thì ngoài việc bảo trợ, trợ giúp NKT vốn sinh kế, phương tiện, xây nhà, trợ giúp khó khăn trong mùa giáp hạt... đã kết nối và hỗ trợ rất tốt trong vấn đề trợ giúp cũng như tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, là tổ chức rất gần gủi, vì có điều kiện gặp gỡ, biết được tâm tư, nguyện vọng, vì người khuyết tật thường ít muốn tiếp xúc, ít chia sẻ, hầu hết không hòa nhập cộng đồng...

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế trong tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật ở Đắk Lắk

Một là, hệ thống thể chế của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp đến thực

thi chính sách đối với người khuyết tật, cụ thể như các thủ tục về chế độ chính sách đối với người khuyết tật, thủ tục xin cấp phép xây dựng đối với các dự án chăm sóc người khuyết tật còn rườm rà, các thủ tục về công tác xã hội hóa đối với người khuyết tật còn phức tạp và tốn thời gian, hệ thống giám sát việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật còn mỏng.

Hai là, trình độ, năng lực của một số cán bộ, công chức, viên chức

thực hiện chính sách đối với người khuyết tật còn hạn chế, chưa có nhiều sáng tạo và linh hoạt, do đó công tác xây dựng các chương trình giám sát việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật chưa thật tốt; công tác thực hiện chính sách còn lúng túng; công tác điều tra, khảo sát trên địa bàn

còn chưa thực sự tận tình vì vậy số lượng người khuyết tật được hưởng lợi từ chính sách chưa được thỏa đáng.

Ba là, cơ chế phối hợp thực hiện chính sách đối với người khuyết tật

thiếu hiệu quả. Ở địa phương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì các ban, ngành phối hợp thực hiện, mà trên thực tế việc phối hợp giữa các đơn vị trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có nhiều bất cập, chồng chéo, chậm cụ thể hóa các hướng dẫn của trung ương do những nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Bốn là, công tác tuyên truyền về chế độ, chính sách đối với người

khuyết tật còn nhiều lúng túng chưa được thường xuyên, việc huy động các nguồn lực hỗ trợ nuôi dưỡng, chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, giáo dục văn hóa, đào tạo nghề cho người khuyết tật chưa thu hút được nhiều đối tượng và quần chúng tham gia hưởng ứng.

Năm là, nguồn ngân sách nhà nước cho việc thực hiện chính sách đối

với người khuyết tật còn hạn chế, chưa đáp ứng được với nhu cầu ngày càng cao của người khuyết tật.

Ngoài ra, thực tế rất nhiều đối tượng khuyết tật cần sự bảo trợ, cần được nhận nuôi dưỡng tại trung tâm Bảo trợ xã hội với đủ tiêu chí yêu cầu, nhưng do tỉnh Đắk Lắk mới có một Trung tâm bảo trợ xã hội nên số lượng người khuyết tật được nhận bị hạn chế. Vì vậy, nhiều NKT chưa được nhận nuôi dưỡng, đã gặp rất nhiều khó khăn khi sống nhờ tại các buôn/làng với họ hàng cũng là những hộ nghèo, đời sống rất thiếu thốn, không được y tế chăm sóc sức khỏe... họ khi đau đớn thường xuyên cũng phải cam chịu.

Tổ chức Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ mồ côi tại tỉnh Đắk Lắk là một tổ chức hoạt động hiệu quả, số lượng người KT trên địa bàn tỉnh có hơn 80.000 người, trước đây có 9 huyện/thị Hội, hiện nay do chính sách thay đổi theo Quyết định số 68/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 “về việc quy định Hội (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

có tính chất đặc thù”, do đó hạn chế thành lập các Hội cấp huyện. Hiện nay có 04 huyện hội đã giải thể, chỉ còn lại 05 huyện/thị hội, bên cạnh đó tỉnh Đắk Lắk có địa bàn khá rộng cho nên Tỉnh Hội không báo quát được hết công tác hỗ trợ cho NKT, đây cũng là một thiệt thòi lớn cho NKT.

Tiểu kết chương 2

Chương 2 đã cung cấp được những thông tin cơ bản nhất về tình hình người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk qua điều tra khảo sát từ năm 2016-2020 số người khuyết tật khá cao 80.000 người, chiếm 4,2% dân số trên địa bàn Tỉnh. Qua đó, ta cũng tìm hiểu được các chính sách của các cấp từ trung ương xuống địa phương đối với người khuyết tật như chính sách bảo trợ xã hội, chính sách về y tế - giáo dục, chính sách dạy nghề, chính sách về văn hóa, văn nghệ, giải trí, thể dục, thể thao, các chính sách khác như ưu tiên cho người khuyết tật khi tham gia giao thông, chính sách được tiếp cận công nghệ thông tin, truyển thông. Qua phân tích thực trạng, việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp là nhờ vào sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với người khuyết tật; sự chung tay góp sức của các tổ chức chính trị xã hội, của các mạnh thường quân và sự sẻ chia của toàn xã hội đối với vấn đề người khuyết tật. Bên cạnh đó chương II còn chỉ ra đươc những ưu điểm của chính sách đối với người khuyết tật ở địa phương và những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk. Bên cạnh đó vẫn còn những bất cập là do hệ thống thể chế của Nhà nước ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, trình độ năng lực thực thi chính sách của cán bộ, công chức đôi khi còn hạn chế, công tác tuyên truyền chính sách đối với người khuyết tật chưa thường xuyên, sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành còn chồng chéo, ngân sách Nhà nước dành cho người khuyết tật còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người khuyết tật trong giai đoạn hiện nay. Chương 3 sẽ tập trung vào việc đề ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn.

Chương 3:

TĂNG CƯỜNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách đối với người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 64 - 70)