3.1. Định hướng thực hiện chính sách đối với người khuyết tậttrên địa bàn trên địa bàn
3.1.1. Định hướng chung của Đảng, Nhà nước
Người khuyết tật là những người yếu thế hơn những người bình thường khác, vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự chăm sóc, bảo vệ với sự quan tâm đặc biệt và tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển toàn diện về mọi mặt.
Mặc dù đất nước con nhiều khó khăn, nhưng trong các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước luôn hướng đến việc tăng cường và đảm bảo các quyền cho NKT. Cương lĩnh xây dựng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (6/1991) đã chỉ rõ: “ không những nâng cao đời sống vật chất tinh thần của mọi thành viên trong xã hội; chăm lo đời sống những người già cả neo đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi”. Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác” và “tạo điều kiện để người khuyết tật, người nghèo được học văn hóa, học nghề”. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII tiếp tục nhấn mạnh: “ Thực hiện các chính sách bảo trợ trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người già neo đơn, nạn nhân chiến tranh, người tàn tật”. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành TƯ Đảng khóa X cũng nêu quan điểm xây dựng luật người khuyết tật phải thể hiện rõ tinh thần thương người như thương thân, lá lành đùm lá rách; thể chế tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng về NKT; quy định cụ thể quyền mà NKT được hưởng như quyền được chăm sóc sức khỏe, vui chơi, học tập, giải trí, và các hoạt động khác như văn hóa, văn nghệ, thể dục,
thể thao, du lịch, quyền được phát triển năng khiếu, quyền được tiếp cận thông tin, bày tỏ ý kiến và tham gia các hoạt động xã hội. Năm 2010, Luật NKT đã chính thức được ban hành,
3.1.2. Định hướng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Đắk Lắk
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên dành sự quan tâm, chăm lo đến việc bảo đảm an sinh xã hội đối với người khuyết tật. Hệ thống chính sách xã hội đối với người khuyết tật đã hình thành, Luật về người khuyết tật dần đi vào cuộc sống, công tác giáo dục, bảo vệ chăm sóc người khuyết tật đã có những chuyển biến tích cực. Người khuyết tật có môi trường xã hội thuận lợi để tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, họ đã và đang nỗ lực phấn đấu, bền bỉ rèn luyện, tự tin, vượt qua số phận, vươn lên hòa nhập với cuộc sống, cộng đồng. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã chỉ đạo làm tốt công tác bảo trợ người khuyết tật và kêu gọi xã hội hóa công tác này với sự đồng lòng, chia sẻ quý báu, thiết thực của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài, trợ giúp có hiệu quả. Hệ thống chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam luôn đảm bảo thực hiện chính sách của người khuyết tật và tạo môi trường bình đẳng cho người khuyết tật; Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc đời sống, giáo dục, y tế, giao thông, công nghệ thông tin cho người khuyết tật. Cùng với đó là cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hệ thống kiểm tra, giám sát, thực hiện chính sách đối với người khuyết tật.
Người khuyết tật được hòa nhập với cộng đồng, được chăm sóc y tế và phục hồi chức năng , được giảm giá vé, phí tham gia giao thông công cộng, các hoạt động văn hóa ở các cơ sở văn hóa, du lịch có thu phí.
Đảng bộ và chính quyền tỉnh Đắk Lắk quan tâm sấu sắc đến thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, đặc biệt là xây dựng nhiều chương trình, đề án an sinh xã hội đối với người khuyết tật, tiếp tục hoàn thiện việc thực hiện chính sách đối với người khuyết tật, cụ thể là các chính sách giáo
dục, chăm sóc y tế, tiếp cận với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các công trình công cộng để người khuyết tật có thể phát huy mọi khả năng của mình, sớm hòa nhập vào cộng đồng, đặc biệt là người khuyết tật ở vùng sâu và vùng xa.