Tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 48 - 51)

Dân số và lao động: Năm 2020, toàn huyện An Lão có 7.788 hộ với 27.774 nhân khẩu. Trong đó: khu vực thành thị có 4.057 người và khu vực nông thôn có 23.717 người; về giới tính nam có 13.770 người và nữ có 14.004 người; đồng bào DTTS chiếm gần 42% dân số toàn huyện; mật độ dân số 453 người/km² [9].

Bảng 2.2. Thông tin dân cư huyện An Lão, tỉnh Bình Định

Tiêu chí 2016 2017 2018 2019 2020

Tổng số hộ dân cư 7,835 8,612 8,752 8,848 7,788 Số nhân khẩu 30,597 30,877 31,234 31,973 27,774

Số hộ DTTS 3,051 3,117 3,175 3,212 2,974

Về cơ cấu dân cư, dân tộc kinh có 16.209 người, chiếm khoảng 58,2% tổng số dân; số hộ DTTS là 2.974 hộ, chiếm 41,8%. Cơ cấu dân cư có ảnh hưởng đến tỷ lệ nghèo của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Theo đó, An lão là một trong ba huyện của tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao, nhất là hộ đồng bào DTTS vùng cao, điều kiện KT - XH còn khó khăn, tập quán sinh hoạt, sản xuất còn lạc hậu; sản xuất còn manh mún mang tính tự cung tự cấp….

Bảng 2.3. Thông tin về cơ cấu dân cư theo thành phần dân tộc của huyện An Lão, tỉnh Bình Định

TT Thành phân dân tộc Số lượng Tỷ lệ %

1 Kinh 16,209 58.2

2 Bana 1,215 4.4

3 Hrê 10,304 37

4 Dân tộc khác 46 0.4

Tổng cộng 27.774 100

(Nguồn: UBND huyện An Lão, tỉnh Bình Định, 2021)

Về kinh tế, trong giai đoạn 2015 - 2020, kinh tế của huyện An Lão tiếp tục tăng trưởng và duy trì ở mức khá. Tổng giá trị sản xuất năm 2020 đạt 1.450,3 tỷ đồng (giá cố định năm 2010), tăng bình quân hàng năm 13,06% [30]. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản và tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ.

Công tác điều hành thu, chi ngân sách địa phương được đảm bảo, việc lập, giao dự toán ngân sách và quyết toán hàng năm đúng quy định của Luật Ngân sách. Thu ngân sách địa phương hàng năm đều đạt chỉ tiêu tỉnh giao; bình quân hàng năm tăng 41,22%/năm [19]. Chi ngân sách được kiểm soát chặt chẽ, đúng quy định, gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Kết cấu hạ tầng KT - XH được đầu tư có trọng điểm và phát huy hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển KT - XH. Trong giai đoạn 2015 - 2020,

huyện An Lão đã triển khai đầu tư xây dựng 561 công trình với tổng nguồn vốn 325,09 tỷ đồng [19].

Các chương trình mục tiêu quốc gia GNBV và chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được triển khai thực hiện và đạt kết quả tích cực. Đến cuối năm 2020 có 02 xã An Hòa và An Tân đạt chuẩn nông thôn mới; Tỷ lệ hộ nghèo năm 2019 là 36,34% nhưng đến cuối năm 2020 giảm còn 28,18%, bình quân hàng năm giảm khoảng 7,6% [19] .

Về một số lĩnh vực xã hội: Trong giai đoạn 2015 - 2020, quy mô, chất lượng giáo dục, đào tạo phát triển khá, đội ngũ cán bộ, giáo viên được chuẩn hóa; cơ sở vật chất được đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hóa và đồng bộ; Các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục thể thao,...có nhiều chuyển biến tích cực. Công tác QLNN về văn hóa và các dịch vụ văn hóa được tăng cường; Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, các chính sách xã hội và ASXH được quan tâm chỉ đạo và đạt kết quả tích cực. Các chế độ chính sách xã hội và ASXH được giải quyết kịp thời, đúng đối tượng và đảm bảo theo quy định.

Như vậy, mặc dù đã đạt được một số thành tựu trong phát triển KT - XH, nhưng đến nay An Lão vẫn còn là huyện nghèo, kinh tế có bước tăng trưởng khá, nhưng giá trị sản xuất còn thấp; một số chỉ tiêu trên lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp chưa đạt so với nghị quyết đề ra. Thu ngân sách trên địa bàn chưa cao; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư nhưng chưa đồng bộ; QLNN về xây dựng, đất đai, tài nguyên, khoáng sản còn bất cập; tỷ lệ giảm nghèo chưa bền vững. Chất lượng giáo dục và đào tạo (GD& ĐT) tuy có chuyển biến nhưng chưa đồng đều giữa các vùng. QLNN về y tế còn hạn chế; giải quyết việc làm cho người lao động còn khó khăn, xuất khẩu lao động đạt tỷ lệ còn thấp. Sự phối hợp tuyên truyền, giáo dục pháp luật giữa các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chưa thường xuyên. Hiệu lực, hiệu quả QLNN ở một số địa phương còn hạn chế; ASXH có nơi chưa thật sự tốt; một số tệ nạn xã hội vẫn còn xảy ra… tình trạng xâm hại tài nguyên rừng giảm nhưng vẫn còn tiềm ẩn

nguy cơ bùng phát.

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w