Giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 25 - 26)

1.1.2.1. Khái niệm giảm nghèo

Đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa nhất quán về giảm nghèo. Tuy nhiên, quan niệm phổ biến nhất hiện nay đều cho rằng, giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo, vươn lên làm giàu; đó chính là nâng cao thu nhập, nâng cao mức độ tiếp cận và hưởng thụ các dịch vụ xã hội của người dân, của hộ gia đình.

Nói cách khác, giảm nghèo chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống; giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn [33].

Với cách tiếp cận nghèo đa chiều, khi bàn đến vấn đề giảm nghèo chúng ta có thể hiểu đó là cách thức vận dụng các nguồn lực xã hội, dưới sự điều tiết và quản lý của Nhà nước để triển khai thực hiện các dự án, chương trình với mục đích tác động đến những đối tượng người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo nhằm giúp họ nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện khó khăn, tạo cơ hội tăng thu nhập, tiếp cận các dịch vụ và ưu đãi xã hội để duy trì các nhu cầu cơ bản của con người, tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện của họ.

1.1.2.2. Khái niệm giảm nghèo bền vững

Nhà nước trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách GNBV. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào cụ thể. GNBV có thể hiểu là quá trình giảm nghèo đảm bảo được sự cải thiện đồng thời của sự bền vững về KT - XH, môi trường của một đất nước, một địa phương, một cộng đồng dân cư hay của một hộ gia đình.

Giảm nghèo bền vững không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn sau tăng trưởng nhanh hơn, mạnh hơn.

GNBV phải được tập trung vào việc hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất tạo ra sản phẩm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về giáo dục, y tế, nước sạch, giảm thiểu rủi ro do thiên tai, dịch bệnh và các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Theo đó, tác giả thống nhất với quan niệm “GNBV được hiểu là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo đó ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro” [26].

Một phần của tài liệu Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(126 trang)
w