Công tác bảo vệ môi trường KCN nói chung và quản lý về nước thải KCN nói riêng, được các nước có nền công nghiệp phát triển trên thế giới đặc biệt quan tâm.
a. Quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp ở Nhật Bản
cho Nhật Bản phải chịu những áp lực lớn từ các vấn đề môi trường từ các hoạt động công nghiệp gây ra” [26]. Điều đó buộc các nhà quản lý môi trường phải sớm tìm kiếm các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do nước thải từ các Khu công nghiệp gây ra, mà vẫn đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội và chất lượng cuộc sống của người dân, Nhật Bản đất nước có nền công nghiệp phát triển trên thế giới họ đã quan tâm đến vấn đề BVMT và đưa ra nhiều biện pháp để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường do nước thải từ các Khu công nghiệp xả ra, đặc biệt là quản lý nước thải KCN bằng nhiều biện pháp như: Kiểm soát và xử lý ô nhiễm nước thải KCN ngay tại nguồn phát thải, áp dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình xử lý. Thực hiện các biện pháp giảm tải phát thải một cách hiệu quả.
Công tác quản lý nhà nước về nước thải trong các KCN của Nhật Bản hiện đạt được nhiều thành tựu do Nhật Bản thực hiện tổng hợp rất nhiều biện pháp và chính sách bảo vệ môi trường.
Thứ nhất, Chính phủ Nhật Bản rất coi trọng công tác bảo vệ môi trường. Chính phủ tăng cường việc giám sát và quản lý môi trường, tăng thêm vốn đầu tư bảo vệ môi trường, khuyến khích công chúng tham gia bảo vệ môi trường. Ngoài ra Chính phủ Nhật Bản đã ban hành những quy định pháp luật nghiêm ngặt về tiêu chuẩn phát thải nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp trong các Khu công nghiệp xả ra, kiểm soát ô nhiễm nước thải KCN một cách gắt gao, những biện pháp kiểm tra và kiểm soát nghiêm ngặt môi trường sản xuất công nghiệp, các quy định về trách nhiệm của cơ sở gây ô nhiễm. Cộng đồng có thể kiện các doanh nghiệp gây ô nhiễm và buộc các doanh nghiệp bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả.
Thứ hai, quy hoạch KCN được xây dựng rất cụ thể và cực kỳ khoa học, được xây dựng có trình tự, có trật tự, có lộ trình, có định hướng rõ ràng, các hoạt động xây dựng pháp luật môi trường được chú trọng đặc biệt. Trong KCN ở Nhật Bản xây dựng rất nhiều nhà máy xử lý nước thải, và các nhà máy này được kết nối với nhau bằng hệ thống ống dẫn như vậy nhiều nhà máy xử lý nước thải có thể hoạt động đồng thời, việc kết nối giữa các nhà máy xử lý nước thải bằng hệ thống ống dẫn mang đến nhiều lợi ích khi nhà máy xử lý nước thải gặp sự cố thì có thể chuyển nước thải đến nhà máy khác để xử lý. Hệ thống mạng lưới dẫn nước thải được thiết kế theo mục đích trong tình huống khẩn cấp, việc duy trì được hoạt động xử lý nước thải trong các KCN trong mọi tình huống sẽ giúp đảm bảo chất lượng nước thải được xử lý
đúng theo tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường tiếp nhận.
Thành lập các bộ phận quản lý môi trường từ cấp cơ sở đến cấp trung ương, thành lập các hiệp hội bảo vệ môi trường và mời các nhà quản lý doanh nghiệp của các tập đoàn, các công ty tham gia, thông các các hội bảo vệ môi trường thì sẽ nâng cao nhận thức của các nhà quản lý doanh nghiệp về công tác bảo vệ môi trường.
Thứ ba, luôn chú trọng tuyên truyền công tác bảo vệ môi trường từ trường học cho đến doanh nghiệp, trong bộ máy chính quyền cùng nhau phối hợp bảo vệ môi trường, khuyến khích áp dụng công nghệ sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng vào các quy trình sản xuất công nghiệp, chú trọng tái chế, tái sử dụng. Khuyến khích tái chế, tái sử dụng, tạo ra thị trường tiêu thụ các sản phẩm tái chế, thiết lập các hành lang pháp lý như trợ giá, miễn thuế.
Thứ tư, đầu tư cho nghiên cứu các giải pháp công nghệ bảo vệ môi trường đặc biệt là các công nghệ xử lý nước thải công nghiệp, ký thỏa thuận môi trường giữa doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, chính quyền địa phương.
b. Quản lý nhà nước về nước thải Khu công nghiệp ở Singapore
Singapore là một hình mẫu về tăng trưởng bền vững mà vẫn bảo vệ môi trường, xử lý tốt các vấn đề về nước thải KCN. Để trở thành một đất nước xanh và sạch bậc nhất trên thế giới như hiện nay, Singapore đã có một chiến lược quản lý môi trường hợp lý, đồng thời chú trọng quản lý hạ tầng cơ sở đi đôi với việc ban hành luật và kiểm tra, giáo dục nghiêm ngặt.
Thứ nhất, chiến lược bảo vệ môi trường Khu công nghiệp của Singapore gồm bốn khâu: Phòng ngừa, cưỡng bức, kiểm soát và giáo dục. Từ những năm 1970, Singapore đã tổ chức riêng Bộ Môi trường và Cục phòng chống ô nhiễm nhằm thực hiện các biện pháp kiểm soát ô nhiễm nước thải và quản lý nước thải. Tiếp đó hai tổ chức này lại kiêm thêm trách nhiệm kiểm soát và xử lý.
Thứ hai, nhằm bảo đảm cho việc kiểm soát và bảo vệ môi trường ở các KCN ở Singapore, một loạt các văn bản liên quan đến pháp luật về môi trường được ban hành, bao gồm: Đạo luật về môi trường và sức khỏe cộng động; Đạo luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường; Đạo luật về hệ thống cống tiêu thoát nước. Các chính sách về kiểm soát môi trường trong các hoạt động
công nghiệp được triển khai một cách linh hoạt, dẫn đến Singapore đã thành công trong việc duy trì môi trường tốt, đồng thời đạt được các mục tiêu quản lý môi trường và phát triển kinh tế.
Thứ ba, ở Singapore phí môi trường được áp dụng như nhau đối với mọi cơ sở công nghiệp, không phân biệt quy mô to, nhỏ và cơ sở cũ hay mới hoạt động. Mức phí được xác định tùy theo lượng chất thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Nếu lượng chất thải vượt quá tiêu chuẩn cho phép càng cao thi mức phí càng cao. Pháp luật Singapore quy định các mức hình phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường rất nặng, không chỉ bị phạt tiền, mà còn có thể bị tù.
Thứ tư, hệ thống quản lý nhà nước về nước thải KCN của Singapore rất gọn nhẹ, các bộ phận được phân công nhiệm vụ rõ ràng. Vì thế, hoạt động quản lý nhà nước về nước thải KCN của Singapore đạt hiệu lực và hiệu quả cao.
Thứ năm, tập trung nghiên cứu và phát triển các công nghệ xử lý nước thải hiện đại, ưu tiên phát triển nền công nghiệp thân thiện với môi trường, thực hiện nhiều chương trình giáo dục công dân tham gia bảo vệ và quản lý môi trường cũng là một nội dung quan trọng trong chiến lược bảo vệ môi trường của Singapore.