Hình 2.1: Bản đồ vệ tinh KCN Hòa Phú, tỉnh Đắk Lắk
Khu công nghiệp Hòa Phú
Nguồn: Internet
“Khu công nghiệp Hoà Phú nằm tại thôn 12, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk với diện tích 181 ha, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 15 km theo quốc lộ 14 về phía nam”[30]. Tỉnh đã hoàn thành
quy hoạch chi tiết và có chủ trương của Chính phủ cho bổ sung vào Quy hoạch tổng thể các Khu công nghiệp do Chính phủ quản lý. KCN Hòa Phú có nhiều lợi thế trong việc phát triển kinh tế đa dạng. Với vị trí lý tưởng, KCN rất thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng hợp tác, giao lưu hàng hóa, dịch vụ giữa tỉnh Đắk Lắk và các tỉnh lân cận: Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Dương, Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Gia Lai, Kon Tum, Khánh Hòa, Phú Yên... Ranh giới cụ thể được xác định như sau:
- Phía bắc giáp suối Ea Tuôr. - Phía nam giáp khe cạn.
- Phía đông giáp khu đất trồng hoa màu của nhân dân. - Phía tây giáp Khu đô thị dịch vụ.
Khu công nghiệp Hoà Phú được hình thành theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh ĐắkLắk. Tỉnh Đắk Lắk có nhiều điều kiện để phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đầu tư cho công nghiệp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn, góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá. Do đó việc đầu tư KCN Hòa Phú là một chủ trương đúng đắn của tỉnh ĐắkLắk. Dự án KCN Hòa Phú đã được sự chấp thuận của Thủ Tướng Chính Phủ theo Công văn số 02/TTg-CN của Thủ Tướng Chính phủ ngày 04/01/2005 về việc chủ trương xây dựng KCN Hòa Phú và Quy hoạch chi tiết KCN Hòa Phú. Địa điểm xây dựng tại thôn 12, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
- Tên KCN: Khu công nghiệp Hòa Phú
- Chủ đầu tư: Công ty Phát triển Hạ tầng khu công nghiệp Hòa Phú - Trụ sở chính: Thôn 12, xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
- Quy hoạch sử dụng đất: Tổng diện tích đất KCN là 181,73 ha trong đó:
+ Diện tích đất công nghiệp cho thuê: 114,40 ha (Đã cho thuê: 112 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy gần 98%).
+ Diện tích đất xây dựng trung tâm điều hành, dịch vụ: 6,18 ha. + Diện tích cây xanh, thảm cỏ, hoa viên: 31,14 ha.
+ Đất kho tàng, bến bãi: 2,08 ha.
+ Đất công trình kỹ thuật, đầu mối: 6,46 ha.
Về hạ tầng kỹ thuật, KCN Hòa Phú đã được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước với tổng mức đầu tư 260 tỷ đồng thực hiện các hạng mục đến bù, giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, san nền, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống thu gom nước mưa, cây xanh, cổng và hệ thống thu gom, xử lý nước thải.
Hiện nay với tỷ lệ lấp đầy 98% diện tích đất công nghiệp cho thuê trong KCN Hòa Phú, quỹ đất dành cho phát triển công nghiệp đã hết. Theo Công văn số 1110/TTg-CN, ngày 28-7-2017 của Thủ tướng Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đồng ý mở rộng khu công nghiệp Hòa Phú với diện tích tăng thêm là 150 ha, tổng diện tích khu công nghiệp sau khi mở rộng là 331,73 ha, “bổ sung khu công nghiệp Phú Xuân tại xã Ea Drơng, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk với quy mô 325,6 ha vào Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020”[5].
Hình 2.2 : Vị trí quy hoạch mở rộng KCN Hòa Phú
KCN Hòa Phú hiện có 56 dự án đăng ký đầu tư (xem phụ lục 02), tổng số vốn 3.900 tỷ đồng, Cụ thể, 38 dự án đang hoạt động, 6 dự án đang đầu tư xây dựng, vận hành sản xuất thử, 5 dự án đang xây dựng dang dở, 4 dự án
chưa thực hiện và 3 dự án tạm ngừng hoạt động [14]. Ngành nghề hoạt động
chính trong KCN Hòa Phú là:
- Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Gạch không nung, sản xuất ống cống, cột điện bê tông ly tâm, sản xuất bê tông thương phẩm.
- Ngành chế biến nông sản: Chế biến Cà Phê, tiêu, nước ép hoa quả, sản xuất nấm công nghệ cao.
- Ngành khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Chế biến gỗ nguyên liệu, gỗ thành phẩm từ rừng trồng, sản xuất mộc mỹ nghệ, sản xuất mộc dân dụng.
- Ngành tái chế phế liệu: Tái chế sắt, thép, nhựa….
- Ngành sản xuất hóa chất: Sản xuất phân bón hữu cơ, vi sinh, chế phẩm sinh học
- Ngành may: Sản xuất hàng may mặc, bao bì
- Ngành chế biến cao su: Sợi chỉ thun, sợi cao su, vòng và các thiết bị phụ gắn bằng cao su
- Ngành khác:
+ Chiết nạp khí gas hóa lỏng + Trạm trộn bê tông, nhựa đường.
2.2. Thực trạng nƣớc thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
2.2.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú
Do tác động của dịch bệnh Covid-19, tình hình sản xuất kinh doanh ở hầu hết các nhóm ngành đều gặp khó khăn, cùng với tâm lý e ngại, thận trọng của các nhà đầu tư khi dịch bệnh diễn biến phức tạp, nên số lượng doanh nghiệp thành lập mới giảm đáng kể. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều doanh nghiệp phải ngừng kinh doanh sản xuất hoặc tạm ngừng sản xuất một thời gian, cắt giảm quy mô, nhân sự. Những doanh nghiệp có nguồn vốn lớn có thể cầm cự được nhưng với những doanh nghiệp nhỏ, nguồn vốn còn hạn chế thì đây là khó khăn lớn. Nhiều lĩnh vực sản xuất của Việt Nam phụ thuộc
nhiều vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu, chủ yếu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, EU... Khi dịch Covid-19 xảy ra, việc hạn chế đi lại, thông thương đã ảnh hưởng đến nguồn nguyên, vật liệu đầu vào của doanh nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất hoá chất nông nghiệp như phân bón, các doanh nghiệp dệt may, sản phẩm từ gỗ, sản xuất kinh doanh thép, các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng...
Các doanh nghiệp này thiếu hụt nguồn nguyên liệu đầu vào đã ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hoàn thành các đơn hàng đã đặt trước, từ đó ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của doanh nghiệp. Dịch Covid-19 xảy ra và nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới làm sức mua của nền kinh tế toàn cầu giảm, hoạt động giao thương hạn chế, dẫn đến việc giãn, huỷ, hoãn các đơn đặt hàng, gây sụt giảm kim ngạch xuất khẩu và làm giảm sản lượng, doanh thu của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến nhiều doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau trong KCN.
2.2.2. Đặc điểm nước thải của các doanh nghiệp trong Khu côngnghiệp Hòa Phú nghiệp Hòa Phú
Các doanh nghiệp trong KCN hàng ngày phát thải khối lượng nước thải lớn gồm nhiều thành phần, tính chất của nước thải đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát.
KCN Hòa Phú là nơi tập trung số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh của tỉnh Đắk Lắk. Đây cũng là nơi có nguy cơ cao xảy ra ô nhiễm môi trường, công tác bảo vệ môi trường trong KCN nói chung và quản lý nước thải của các doanh nghiệp phát thải ra đang là vấn đề được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đến. Có 2 nguồn phát thải nước thải chính đó là nước thải sinh hoạt, nước thải sản xuất.
Thời điểm hiện tại có 18 doanh nghiệp đã làm công tác đấu nối và kí kết hợp đồng xử lý nước thải với Công ty phát triển Hạ Tầng Khu công nghiệp Hòa Phú (xem Phụ lục 03).
- Về lưu lượng: Theo số liệu báo cáo, thống kê các nguồn thải tại KCN Hòa Phú.
+ Lượng nước thải sinh hoạt khoảng: 35,5 (m3/ngày đêm) + Lượng nước thải sản xuất khoảng: 66,5 (m3/ngày đêm) - Về hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của doanh nghiệp:
+ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của doanh nghiệp: Hầu hết các doanh nghiệp xây dựng bể tự hoại để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt, nước thải sẽ được thu gom theo rãnh về bể tự hoại 3 ngăn để xử lý sau đó đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.
+ Hệ thống xử lý nước thải sản xuất của doanh nghiệp: Có 10/18 doanh nghiệp phát sinh nước thải sản xuất, các doanh nghiệp này đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của riêng doanh nghiệp, tùy từng loại nước thải mà doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất và công nghệ khác nhau.
Đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm thấp của một số doanh nghiệp như: Công ty TNHH Kim Sơn, công ty TNHH Minh Long Sang Trọng, công ty TNHH nhựa Quyết Thắng, công ty TNHH Minh Phát, công ty CP Thép Đông Nam Á, thì nước thải được các doanh nghiệp thu gom vào bể chứa trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Đối với nước thải có nồng độ ô nhiễm cao, độ màu cao của một số doanh nghiệp như : Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk, công ty CP Đầu tư & Phát triển An Thái, công ty CP nông nghiệp hữu cơ An Phú, Công ty CP tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt, công ty TNHH MTV chỉ thun cao su Đắk Lắk thì nước thải được các doanh nghiệp thu gom về bể thu gom sau đó qua 2 bể xử lý hóa học và bể xử lý sinh học rồi được bơm vào bể kiểm tra trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Hầu hết các doanh nghiệp không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng nước thải, khối lượng nước thải phát sinh tại các doanh nghiệp chỉ được ước tính dựa trên khối lượng nước cấp (80% lượng nước cấp), vì vậy có sự chênh lệch giữa số liệu thống kê và số liệu thực tế đầu vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN.
- Về tính chất:
Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt: Nước thải công nghiệp từ sinh hoạt bao gồm nước thải từ nhà vệ sinh và từ các hoạt động sinh hoạt của toàn bộ nhân viên KCN. Thành phần nước thải thường có hàm lượng cao các chất hữu cơ (đặc trưng bởi các chỉ tiêu BOD, COD), các chất rắn lơ lửng (TSS), chất dinh dưỡng (N,P), dầu mỡ động thực vật và vi sinh..
trình hoạt động của các doanh nghiệp. Tính đặc trưng của nước thải được chia theo đặc thù của từng loại hình sản xuất. Như vậy, nước thải sản xuất của KCN Hòa Phú chủ yếu phát sinh từ các ngành sản xuất như sau:
+ Đối với ngành may mặc: Nước thải chủ yếu phát sinh từ quá trình giặt tẩy. Thành phần nước thải thường chứa các chất gây ô nhiễm như: Chất hữu cơ khó phân hủy, chất hoạt động bề mặt, hóa chất tẩy, các chất rắn lơ lửng và màu ở một số ngành may có công đoạn nhuộm. Đại diện ngành sản xuất này là Công ty TNHH Đại Lục (May bao bì, túi xách, quần áo…)
+ Đối với ngành chế biến nông sản: Nước thải phát sinh chủ yếu từ quá trình rửa nguyên liệu và vệ sinh công nghiệp. Thành phần nước thải thường chứa hàm lượng cao các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất rắn lơ lửng, cặn bã, màu cà phê và vi khuẩn gây bệnh. Đại diện cho ngành này là các Công ty: Công ty Xuất Nhập Khẩu 2/9, công ty Cà Phê An Thái, công ty Cà Phê Mỹ Việt, công ty An Phú.
+ Đối với ngành chế biến mủ cao su: Nước thải phát sinh chủ yếu từ khâu đánh đông, nước tách ra từ mủ nước cao su, nước thải rửa xe bồn, nước vệ sinh nhà xưởng. Thành phần nước thải thường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như (BOD, COD), độ pH thấp, nồng độ chất rắn lơ lửng cao. Đại diện ngành sản xuất này là Công ty Chỉ Thun ĐắkLắk.
+ Đối với ngành sản xuất hóa chất: Nước thải chủ yếu từ các công đoạn pha trộn nguyên liệu, điều chế, tráng rửa và vệ sinh công nghiệp. Thành phần nước thải thường chứa: Các chất rắn lơ lửng, màu, kim loại nặng, hóa chất đặc
thù, chất dinh dưỡng (N, P), phenol, dầu mỡ khoáng. Đại diện cho ngành sản xuất này là doanh nghiệp Công ty Ứng dụng sinh học An Thái, công ty TNHH Thủy Kim Sinh, công ty Phân bón Tây Nguyên.
+ Đối với ngành khai thác, chế biến gỗ và lâm sản: Nước thải từ quá trình sơ chế gỗ: Hấp gỗ, luộc gỗ, ngâm tẩm gỗ, Nước thải sau khi luộc gỗ thường có nồng độ ô nhiễm cao (COD>500mg/l) và trong nước thải sau khi luộc gỗ bị nhiễm các mạt cưa và mùn gỗ nên TSS cũng khá cao (TSS>400mg/l), chứa nhiều dung môi,… Nước thải phát sinh từ dây chuyền phun sơn, dây truyền này có sử dụng nước để hấp thụ bụi sơn và các dung môi, đặc điểm của nước thải sản xuất và chế biễn gỗ, lâm sản là có chứa các dung môi xăng dầu, chứa nhiều bụi sơn, màng dầu.... Đại diện cho ngành sản
xuất này là doanh nghiệp công ty Minh Long Sang Trọng.
+ Đối với ngành tái chế phế liệu: Nước thải chủ yếu từ quá trình làm mát lò, thành phần có chứa các kim loại, ngoài ra còn có nước thải phát sinh từ quá trình tái chế nhựa phát sinh từ công đoạn rửa bao ni lông, thành phần nước thải thường chứa COD, BOD, SS, độ màu, Coliform. Đại diện cho ngành sản xuất này là doanh nghiệp công ty Thép Đông Nam Á, công ty Nhựa Quyết Thắng.
Hình 2.3: Nƣớc thải tái chế nhựa
Nguồn:Tác giả tổng hợp
Hiện nay khu công nghiệp Hòa Phú đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung, các doanh nghiệp trong khu công nghiệp có phát sinh nước thải sẽ đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của khu công nghiệp.
2.2.3. Đặc điểm quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệptrong Khu công nghiệp Hòa Phú trong Khu công nghiệp Hòa Phú
a. Nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú
Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN phải xử lý nước thải sơ bộ đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp trước khi thải vào trạm XLNT tập trung của
KCN để xử lý. QCVN 40:2011/BTNMT cột B là quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nước thải của các doanh nghiệp được thu gom cùng nhau về trạm XLNT tập trung của KCN có công suất 2900 m3/ngày.đêm để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. QCVN 40:2011/BTNMT cột A là quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nguồn tiếp nhận trực tiếp là sông Sêrepok. Với tỉ lệ lấp đầy 98%, gồm 56 dự án đăng ký đầu tư và 38 dự án đang hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau thì công tác quản lý bảo vệ môi trường trong KCN Hòa Phú rất khó khăn và phức tạp, nhất là công tác quản lý và xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, chỉ có 18 doanh nghiệp đã thực hiện đấu nối đường ống nước thải với hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Về nước thải sinh hoạt, phát sinh từ các hoạt động tắm, rửa, vệ sinh của công nhân các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống thu gom và xây dựng bể tự hoại, có đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.
Về nước thải công nghiệp phát sinh từ các quá trình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thì công tác QLNN về nước thải gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp:
+ Các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, một số doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải chỉ mang hình thức đối