Đặc điểm quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 64 - 72)

trong Khu công nghiệp Hòa Phú

a. Nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú

Các doanh nghiệp đầu tư trong KCN phải xử lý nước thải sơ bộ đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp trước khi thải vào trạm XLNT tập trung của

KCN để xử lý. QCVN 40:2011/BTNMT cột B là quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nước thải của các doanh nghiệp được thu gom cùng nhau về trạm XLNT tập trung của KCN có công suất 2900 m3/ngày.đêm để xử lý đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. QCVN 40:2011/BTNMT cột A là quy định giá trị nồng độ các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Nguồn tiếp nhận trực tiếp là sông Sêrepok. Với tỉ lệ lấp đầy 98%, gồm 56 dự án đăng ký đầu tư và 38 dự án đang hoạt động với nhiều ngành nghề khác nhau thì công tác quản lý bảo vệ môi trường trong KCN Hòa Phú rất khó khăn và phức tạp, nhất là công tác quản lý và xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN, chỉ có 18 doanh nghiệp đã thực hiện đấu nối đường ống nước thải với hệ thống thu gom nước thải của KCN.

Về nước thải sinh hoạt, phát sinh từ các hoạt động tắm, rửa, vệ sinh của công nhân các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống thu gom và xây dựng bể tự hoại, có đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải của KCN.

Về nước thải công nghiệp phát sinh từ các quá trình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp thì công tác QLNN về nước thải gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp:

+ Các doanh nghiệp đều xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, một số doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý nước thải chỉ mang hình thức đối phó, xử lý không hiệu quả, nhằm tối đa hóa lợi nhuận một số doanh nghiệp còn không đầu tư hệ thống xử lý nước thải, hoặc có hệ thống xử lý nước thải nhưng không hoạt động, cắt giảm nhân viên vận hành trạm xử lý, hoặc nhân viên không có trình độ chuyên môn phụ trách. Cho nên nhiều hệ thống xử lý nước thải sơ bộ của các doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, chỉ là hình thức đối phó với các đợt kiểm tra thanh tra môi trường.

+ Với sự đa dạng về ngành nghề và lĩnh vực sản xuất, mỗi ngành nghề sản xuất khác nhau có khối lượng nước thải phụ thuộc vào quy mô sản xuất, tải lượng và thành phần các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nguyên liệu sử dụng và quy trình công nghệ sản xuất. Với mỗi ngành nghề, mỗi doanh nghiệp sản xuất khác nhau có thành phần chất gây ô nhiễm trong nước thải khác nhau. Với mỗi thành phần chất gây ô nhiễm khác nhau trong nước thải đòi hỏi quy

trình công nghệ xử lý khác nhau. Nước thải của các doanh nghiệp trong KCN đều xả thải vào chung một hệ thống thu gom và xử lý, vì vậy, việc quản lý và xử lý rất khó khăn.

+ Bên cạnh đó ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp chưa được tốt, nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho nên một số doanh nghiệp không xử lý nước thải mà xả trực tiếp nước thải có nồng độ các chất ô nhiễm cao, vượt các thông số quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp vào hệ thống thu gom trạm XLNT tập trung của KCN, dẫn đến trạm xử lý nước thải tập trung của KCN bị quá tải có thể dẫn đến khả năng bị các sự cố môi trường.

Theo thống kê mẫu phân tích nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú có đến 11/18 doanh nghiệp có nồng độ (COD), độ màu nước thải vượt quá nhiều lần quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp, đặc biệt một số doanh nghiệp có nồng độ chất ô nhiễm và độ màu gấp 10 đến 20 lần quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B như :

+ Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk có nước thải với nồng độ đậm đặc, là công ty sản xuất cà phê bột và tiêu sọ, nước thải có nhiều cặn lơ lửng, chất hữu cơ và độ màu cao. Công ty đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải sơ bộ nhưng hệ thống xử lý không đạt hiệu quả do nguyên nhân nước thải của công ty có nồng độ ô nhiễm rất đậm đặc, các chỉ tiêu COD, độ màu đều vượt 10 đến 15 lần quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

+ Công ty cổ phần tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt là công ty sản xuất cà phê hòa tan cũng có nồng độ và độ màu nước thải vượt rất nhiều lần so với quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

+ Công ty TNHH MTV chỉ thun cao su Đắk Lắk là công ty chuyên sản xuất sợi chỉ thun từ cao su thiên nhiên, phát sinh nhiều nước thải thành phần nước thải thường chứa hàm lượng chất hữu cơ cao như (BOD, COD), độ pH thấp, nồng độ chất rắn lơ lửng cao, doanh nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng xử lý không đạt hiệu quả như mong muốn.

Từ bảng kết quả phân tích mẫu nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú từ năm 2018 đến năm 2020 (xem phụ lục 4), tác giả xây dựng 3 biểu đồ nhằm thể hiện nồng độ (COD) nước thải, thể hiện độ màu nước thải, thể hiện độ pH nước thải của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú qua

từng năm. 3000 2500 2000 1500 1000 500 150 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện nồng độ COD nước thải của Doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua biểu đồ ta có thể thấy nồng độ nước thải (COD) của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú vượt quá quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B rất nhiều lần, theo thống kê thì có 11/18 doanh nghiệp vượt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B, còn 8 doanh nghiệp thì có nồng độ đạt chuẩn dưới quy chuẩn, đặc biệt có 3 doanh nghiệp có nồng độ (COD) vượt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B gấp 15 đến 20 lần. Công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk, Công ty CP tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt, Công ty TNHH MTV chỉ thun cao su ĐắkLắk điểm chung của 3 công ty này đều dùng dây truyền sản xuất cũ, nhập từ Trung Quốc nên làm phát sinh nhiều nước thải có nồng độ cao.

Ngoài ra một số công ty đã thực hiện tốt việc vận hành xử lý nước thải như Công ty CP UDCN Sinh học An Thái, Công ty CP Đầu tư & Phát triển An Thái, năm 2018 thì nồng độ ô nhiễm nước thải của 2 công ty này đều vượt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B nhưng sau khi được BQL các KCN tư vấn và hướng dẫn thì doanh nghiệp đã chú trọng áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất và xử lý nước thải ngay tại nguồn nên đến năm 2019 và

40:2011/BTNMT cột B. 3500 3000 2500 2000 1500 Năm 2018 1000 Năm 2019 500 Năm 2020 150 0 0

Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện độ màu nước thải của Doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Hầu hêt các doanh nghiệp đều có độ màu nước thải vượt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B. Từ biểu đồ có thể nhận thấy có đến 06 doanh nghiệp có nước thải có độ màu cao gấp từ 10 đến 20 lần quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B đó là : Công ty TNHH MTV chỉ thun cao su ĐắkLắk, công ty CP tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt, công ty TNHH nhựa Quyết Thắng, công ty TNHH Minh Phát, công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk, công ty CP Thép Đông Nam Á.

Chỉ có 07 doanh nghiệp đạt chuẩn về độ màu nước thải đúng với quy chuẩn QCVN40:2011/BTNMT cột B, đó là các doanh nghiệp: Công ty TNHH gạch không nung Việt Tân, công ty TNHH Thanh Minh Ban Mê, công ty TNHH ĐT TM Niên Niên Hồng, công ty CP UDCN Sinh học An Thái, công ty CP Đầu tư & Xây dựng Đắk An, công ty TNHH MTV Dầu khí Tp. Hồ Chí Minh, công ty CP Đầu tư & Phát triển An Thái.

8 7 6 5 4 3 Năm 2018 2 Năm 2019 1 Năm 2020 0

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện độ pH nước thải của Doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Qua biểu đồ ta có thể nhận thấy hầu hết các doanh nghiệp trong khu công nghiệp Hòa Phú đều có độ pH đạt chuẩn, chỉ có doanh nghiệp công ty TNHH MTV chỉ thun cao su Đắk Lắk có độ pH rất thấp, không đạt với quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT cột B.

+ Với 38 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chỉ có 18 doanh nghiệp thực hiện công tác đấu nối nước thải vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, còn 20 doanh nghiệp đang có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng chưa xây dựng hệ thống thu gom nước thải nội bộ, chưa xây dựng các công trình xử lý nước thải mặc dù các doanh nghiệp này đều được thông qua báo cáo đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường và được cấp phép đầu tư. Thế nhưng các doanh nghiệp này không thực hiện đúng như cam kết xây dựng, vận hành các công trình bảo vệ môi trường, các doanh nghiệp này luôn tìm mọi cách trì hoãn, đối phó, không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường trong KCN như xả nước thải qua hệ thống nước mưa, xả nước thải cho chảy tràn trên mặt đất, xả nước thải vào giếng cạn, xả nước thải vào ban đêm, xả nước thải với lưu lượng lớn, không lắp đồng hồ đo lưu lượng, tự lưu trữ bùn thải chưa qua xử lý để ủ phân gây ảnh hường nghiêm trọng đến môi trường trong khu công nghiệp và khu dân cư

bên ngoài khu công nghiệp.

+ Khu công nghiệp Hòa Phú đã có nhà máy xử lý nước thải tập trung với công suất 2900 m3 ngày.đêm, nước thải của các doanh nghiệp trong KCN được thu gom vào hệ thống nội bộ của doanh nghiệp và được xử lý sơ bộ, sau đó xả vào hệ thống thu gom nước thải của KCN và chảy xuống trạm xử lý nước thải tập trung của KCN, nước thải sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn tại trạm xử lý nước thải tập trung của KCN trước khi xả ra môi trường. Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú thuộc Công ty phát triển hạ tầng KCN Hòa Phú là đơn vị cung cấp dịch vụ theo hợp đồng, mối quan hệ giữa Công ty phát triển hạ tầng KCN Hòa Phú với doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp chỉ đơn thuần là một bên cung cấp dịch vụ và một bên sử dụng dịch vụ. Không có quy định chế tài xử phạt đối với các doanh nghiệp không thực hiện công tác đấu nối nước thải, mặc dù BQL các KCN tỉnh đã rất nhiều lần nhắc nhở nhưng hầu như các doanh nghiệp chưa chịu chấp hành đầy đủ với nhiều lí do dẫn đến công tác bảo vệ môi trường trong KCN hết sức khó khăn và phức tạp.

b. Đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Hòa Phú

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk gồm có 2 phòng : Văn phòng, phòng nghiệp vụ và 01 đơn vị trực thuộc là công ty PTHT KCN Hòa Phú. BAN QUẢN LÝ Văn Phòng Phòng Nghiệp vụ Công ty PTHT KCN Hòa Phú

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk

Nguồn: Tác giả tổng hợp

+ Văn Phòng: Có chức năng tiếp nhận thủ tục đăng ký đầu tư; tham mưu cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tham mưu công tác tổ chức bộ máy, biên chế, nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, thi đua khen thưởng và các chế độ của công chức, viên chức và người lao động, xây dựng chương trình, kế hoạch về xúc tiến đầu tư phát triển khu công nghiệp.

+ Phòng Nghiệp vụ: Có nhiệm vụ tham mưu, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng Quy chế phối hợp làm việc với các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan, theo dõi, tiếp nhận, xử lý các trường hợp tạm ngừng hoặc ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh của các dự án đầu tư trong KCN, thực hiện kiểm tra, phối hợp với cơ quan chức năng khi các cơ quan chức năng tổ chức các cuộc thanh tra việc thực hiện quy định, quy hoạch, kế hoạch có liên quan tới khu công nghiệp bảo gồm QLNN về môi trường KCN.

Việc quản lý và xử lý nước thải đòi hỏi phải thực hiện liên tục hàng ngày và thực hiện 24h/24h bằng các máy móc hiện đại. Nhưng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk còn quá mỏng. Cụ thể tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk chỉ có 01 cán bộ có bằng đại học chuyên môn về môi trường thuộc phòng nghiệp vụ. Trong khi phải quản lý một số lượng lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Hòa Phú dẫn đến không thể kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên đối với công tác bảo vệ môi trường trong KCN.

- Đơn vị trực thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh ĐắkLắk là công ty Phát triển Hạ Tầng KCN Hòa Phú có nhiệm vụ xây dựng kết cấu hạ tầng KCN và khai thác làm dịch vụ trong KCN như vận hành trạm xử lý nước thải tập trung, tiếp nhận và xử lý nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.

Cơ cấu tổ chức của Công ty Phát triển Hạ Tầng KCN Hòa Phú gồm: Giám đốc và 01 phó giám đốc, có 03 phòng trực thuộc gồm phòng tổ chức, phòng kế toán và phòng kế hoạch kỹ thuật, công tác vận hành trạm xử lý nước thải tập trung được phòng kế hoạch đảm nhận, nhân viên vận hành trạm xử lý nước thải gồm 2 nhân viên có bằng đại học về đào tạo chuyên môn môi trường.

Công ty Phát triển Hạ Tầng KCN Hòa Phú là đơn vị sự nghiệp có thu trực thuộc Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk có nhiệm vụ vận hành thường

xuyên, liên tục công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường trong KCN Hòa Phú, thực hiện chương trình quan trắc môi trường trong KCN theo quy định của pháp luật, tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường KCN Hòa Phú.

Khi phát hiện các vấn đề vi phạm về môi trường trong khu công nghiệp thì lập biên bản rồi báo cáo lên Ban quản lý các KCN tỉnh chờ ý kiến chỉ đạo xử lý.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về nước thải ở các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w